Theo các nhà khoa học, chất lượng không khí trong nhà luôn thường thấp hơn chất lượng không khí ngoài trời. Vì thế, trước khi nghĩ tới việc bảo vệ mình trước ô nhiễm không khí ngoài trời, hãy làm sạch không khí ngay trong nhà bạn.
Mỗi tháng, con người “tiêu thụ” 1 triệu hơi thở và khoảng 80% là ở trong nhà
Theo tính toán, một người trưởng thành trung bình hít thở từ 16-20 lần/phút. Như vậy, tính ra mỗi tháng, con người tiêu thụ trung bình 1 triệu hơi thở. Trong đó, khoảng 80% diễn ra trong nhà, bao gồm nơi sinh sống và nơi làm việc. Tuy nhiên, chất lượng không khí trong nhà lại “tệ” hơn rất nhiều so với suy nghĩ của chúng ta. Ở điều kiện thông thường, chất lượng không khí trong nhà luôn kém hơn từ 2-5 lần so với chất lượng không khí ngoài trời. Còn trong các điều kiện cụ thể, có thể lên tới hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần.
Không khí trong nhà luôn ô nhiễm hơn không khí ngoài trời từ 2-5 lần thậm chí cao hơn
Lý do lớn nhất về chất lượng không khí trong nhà luôn có xu hướng kém hơn ngoài trời là vì cấu trúc khép kín của nhà ở, nơi làm việc khiến khả năng lưu thông không khi bị giảm đi. Ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà cũng có thể tiềm ẩn các nguy cơ về ô nhiễm không khí. Tại phòng khách, không khí bị ô nhiễm do bụi, khói t.huốc l.á, thảm lót hay các loại hóa chất từ nội thất. Ở phòng tắm, không khí bị ô nhiễm do hóa chất rửa tẩy, nấm mốc…Trong khi ở phòng ngủ là bụi, các loại bọ hay lông vật nuôi. Nói chung, bụi siêu nhỏ là thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí. Tại Mỹ, theo tính toán tại một ngôi nhà có 6 phòng, tổng diện tích khoảng 450m2 thì mỗi năm sẽ thu được 18kg bụi.
Bụi ở trong nhà nhiều hơn so với bạn nghĩ và những gì bạn nhìn thấy
Chất lượng không khí trong nhà tại khu vực đô thị đã vượt ngưỡng cho phép
Theo Báo cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), năm 2017 không khí trong nhà ở các đô thị đều có lượng bụi vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt là bụi mịn đã vượt quá tiêu chuẩn 3 lần, trong khi nồng độ bụi thông thường cũng vượt quá tiêu chuẩn 2,5 lần. Một nghiên cứu khác về chất lượng không khí tại các khu vực văn phòng làm việc của Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động năm 2017 công bố cũng cho thấy nồng độ các chất có hại như CO2, CH2O… và bụi trong không khí ở các văn phòng đều có xu hướng vượt ngưỡng cho phép theo chuẩn quốc tế.
Nấm mốc khiến vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà nguy hại hơn so với ngoài trời
Trong khi chất lượng không khí trong nhà luôn có xu thế ô nhiễm hơn so với chất lượng không khí ngoài trời thì tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời tại các đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ càng khiến chất lượng không khí mà người dân hít thở bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó, nguy cơ về chất lượng không khi trong nhà ô nhiễm hơn lại càng cao do sự giảm sút nghiêm trọng của chất lượng không khí ngoài trời. Nguy cơ mắc bệnh đối với con người cũng sẽ gia tăng khi không được hít thở bầu không khí trong lành.
Ô nhiễm không khí ngoài trời khiến vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà càng nghiêm trọng
Ô nhiễm không khí-sát thủ thầm lặng ngay trong ngôi nhà của bạn
Không khí trong nhà ô nhiễm hơn những gì bạn thấy và bạn nghĩ (Ảnh: TTXVN)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và t.ử v.ong trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, 6/10 bệnh có tỷ lệ c.hết cao nhất liên quan tới ô nhiễm không khí, đặc biệt là không khí trong nhà. Khác với ô nhiễm ngoài trời chủ yếu liên quan tới bụi, ô nhiễm không khí trong nhà còn kết hợp với các yếu tố liên quan tới nấm mốc, vi khuẩn sản sinh ra từ các vật dụng, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.
Không những thế, mức độ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của mỗi người với ô nhiễm không khí trong nhà cũng lớn hơn so với ô nhiễm ngoài trời do sự đề phòng của con người với ô nhiễm không khí trong nhà ít hơn so với ở ngoài trời. Bên cạnh đó, với không khí trong nhà, đôi khi con người lại vô tình tạo ra thêm các tác nhân gây ô nhiễm khác như sử dụng xịt phòng, các loại nến thơm, tinh dầu thơm…bởi các loại sản phẩm này thường sản sinh ra các hóa chất khác gây ô nhiễm không khí trong nhà. Do là sát thủ thầm lặng nên ô nhiễm không khí sẽ không gây ra tác động ngay lập tức, trực diện lên sức khỏe con người, nhất là những người khỏe mạnh. Vì thế, nhiều người khỏe mạnh thường có lầm tưởng về việc không chịu ảnh của ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở trong nhà.
Cải thiện chất lượng không khí trong nhà là cải thiện môi trường sống lớn nhất của bạn và gia đình
Trồng cây xanh trong nhà là một giải pháp giảm bớt ô nhiễm không khí
Có nhiều cách để cải thiện chất lượng không khí trong nhà cho bạn và gia đình. Trong đó, việc thường xuyên lau dọn nhà cửa, vật dụng, hạn chế dùng thảm, trồng thêm cây xanh…là những giải pháp mọi người có thể thực hiện. Bên cạnh đó, cần mở cửa thường xuyên để đảm bảo lưu thông không khí và ánh sáng mặt trời để hạn chế nấm mốc, vi khuẩn. Nên giữ độ ẩm trong nhà ở mức dưới 60% để hạn chế nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi.
Đặc biệt, nên trang bị các loại máy lọc không khí trong gia đình để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Nên nhớ mỗi tháng trung bình chúng ta sử dụng tới 1 triệu hơi thở và khoảng 80% là ở trong nhà. Trên thị trường hiện tại đang có nhiều loại máy lọc không khí khác nhau nhưng nhìn chung giá rất phải chăng để cho bạn lựa chọn. So với các giải pháp khác, máy lọc không khí giống như một vệ sĩ vô hình bảo vệ bạn và gia đình trước “sát thủ vô hình” ô nhiễm không khí.
Máy lọc không khí là lựa chọn hàng đầu để giảm ô nhiễm không khí trong nhà
Kim Chi
Theo nghenhinvietnam
Sắm “bùa hộ mệnh” để thanh lọc không khí, coi chừng ăn “quả đắng”
Lo lắng sẽ bị nhiễm bệnh khi không khí đang được cảnh báo ô nhiễm, không ít người dân đã chi mạnh tay mua máy lọc không khí, trang thiết bị để bảo vệ sức khỏe và coi đó là “bùa hộ mệnh”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khi ra đường không thể gắn những thiết bị này vào người và người dân đang bị “móc túi”.
Thời gian gần đây, người dân sống tại Hà Nội và một số vùng lân cận hoang mang khi thông tin chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội thường xuyên ở mức 100 – 200 (mức có hại cho sức khoẻ).
Bởi, theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm 5 mức, tức 0-100 là chất lượng không khí tốt và chấp nhận được. Từ 101 – 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Chỉ số AQI từ 201 – 300 là xấu, nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài.
Những con số đưa ra khiến người dân giật mình, nhiều người đã nhanh tay sắm cho gia đình một vài thiết bị để bảo vệ sức khỏe.
Không khí đang ô nhiễm ở mức báo động.
Chị Phương Hoa (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Lo lắng cho sức khỏe của cả gia đình nên tôi đã mua máy lọc không khí về với giá 13 triệu đồng. Chồng tôi kêu trời vì xót của, nhưng nghe tư vấn của nhân viên bán hàng thì thấy nó cũng hiệu quả, nó còn diệt được nấm mốc, vi khuẩn… Từ hôm mua về tôi sử dụng được vài lần. Cũng không rõ tác dụng thực sự của nó đến đâu”.
Cũng giống như chị Phương Hoa, chị Nguyễn Linh (Cầu Diễn, Hà Nội) bày tỏ: “Con nhà tôi hay mắc những bệnh về đường hô hấp, dù ra ngoài đã bịt khẩu trang, mặc quần áo dài nhưng tôi thật sự không yên tâm. Điều kiện kinh tế không có nhưng tôi vẫn đi vay về mua máy lọc không khí. Tôi muốn mua cho yên tâm. Bạn tôi, một vài người có điều kiện họ sắm những chiếc máy lọc không khí còn đắt hơn tôi mua”.
Cũng theo chị Nguyễn Linh, nhiều cửa hàng biết người dân cần máy lọc không khí nên đã thổi phồng giá của nó lên. “Tôi tham khảo trên mạng thì có những chiếc máy giá chỉ có gần chục triệu. Nhưng khi ra đến cửa hàng nào cũng hét trên chục triệu. Đi đâu hỏi cũng thế nên tôi mua gần nhà cho tiện”, chị Nguyễn Linh chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, lợi dụng tâm lý người dân hoang mang, không ít cửa hàng đã đẩy giá máy lọc không khí và thổi phồng công dụng của nó lên. PV đã liên hệ đến một cửa hàng bán máy lọc không khí trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) thì được nhân viên ở đây quảng cáo: “Chị muốn mua hàng nội địa hay hàng nhập. Loại nào cửa hàng em cũng có với mẫu mã đa dạng, phong phú”.
Theo lời của nhân viên bán hàng máy, máy lọc không khí của cửa hàng có tác dụng loại bỏ được nhiều loại virus và đặc biệt làm sạch không khí, ngay cả bụi mịn cũng sẽ không còn. “Đây là loại khử mùi sinh ra khí Ozone, là chất có tính năng phá vỡ liên kết cực kỳ mạnh. Những loại máy này được sản xuất với công nghệ cao nên giá sẽ từ 10 triệu đồng trở lên. Đã nhiều người mua và sử dụng, nên khách hàng cứ yên tâm”, nhân viên bán hàng nói.
Nhiều người dân săn lùng máy lọc không khí.
Việc sử dụng máy lọc không khí có tác dụng thật sự như lời cửa hàng đang quảng cáo, PV đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Trường Luyện, Viện Vật lý Kỹ thuật (ĐH Bách khoa Hà Nội).
PGS. TS Nguyễn Trường Luyện khẳng định: “Đúng là thời gian gần đây ô nhiễm không khí ngày càng nặng, bất kỳ ai sống trong môi trường như thế cũng đều bất an. Thực chất, những máy lọc không khí đang được thổi phồng, đ.ánh trúng tâm lý của người tiêu dùng mà thôi. Bởi, ta hiểu đơn giản, máy lọc không khí không thể dùng cho một gia đình, trong một không gian rộng lớn không đủ để lọc. Thứ 2, máy lọc không khí quá tốn kém, đâu phải gia đình nào cũng mua được 5, 7 cái để trong nhà”.
PGS. TS Nguyễn Trường Luyện đặt câu hỏi: Sắm thiết bị lọc trong nhà vậy khi ra đường thì sao? Khi ra đường mới là lúc quan trọng nhất, vì không có máy lọc hay khẩu trang nào loại bỏ được bụi siêu mịn. Kích thước của nó quá nhỏ, nó có thể len lỏi khắp nơi.
“Tôi nghĩ, cái gốc là làm sao giảm bớt bụi nhỏ, bớt ô nhiễm không khí vì những thiết bị đắt t.iền kia chỉ dành cho những gia đình có điều kiện. Người dân cũng nên nhớ, khi ra đường nên mang khẩu trang y tế và những lúc trời mù do bụi thì càng giảm ra đường càng tốt”, PGS. TS Nguyễn Trường Luyện đưa ra lời khuyên
Mai Thu
Theo nguoiduatin