Ô nhiễm không khí làm phổi nhanh lão hóa

Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm dễ gây suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm dễ gây suy giảm chức năng phổi. Nguồn: internet

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang được xem là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Trong tình trạng ô nhiễm môi trường từ khói bụi nhà máy, hoạt động giao thông… chưa khắc phục đáng kể, số ca t.ử v.ong toàn cầu do căn bệnh này được các chuyên gia y tế dự báo sẽ tiếp tục tăng trong mười năm tới, kể từ năm 2019.

Thông thường, t.uổi càng cao, phổi dần yếu đi, nhưng các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí sẽ càng làm tăng nhanh hơn quá trình lão hóa của phổi, và hít phải không khí ô nhiễm, khói t.huốc l.á sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phổi.

Trên thực tế, từng có các nghiên cứu về ô nhiễm không khí gây hại phổi hiếm đến mức khó tin. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu không khí mà các đối tượng tham gia tiếp xúc tại nhà để ước tính mức độ ô nhiễm. Phát hiện cho thấy, những chất gây ô nhiễm gồm có vật chất dạng hạt (PM10), dạng hạt mịn (PM2,5) và nitro dioxide (NO2).

Thông thường, các chất này được sinh ra từ nhà máy nhiệt điện, khí thải công nghiệp và các phương tiện giao thông… Sau đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu, bằng cách nào mà tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Những dữ liệu như độ t.uổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc và tiếp xúc với khói t.huốc l.á của đối tượng tham gia, cũng như ảnh hưởng của nghề nghiệp, cũng được phân tích kỹ lưỡng.

Kết quả thật bất ngờ, vì từ dữ liệu cho thấy, trung bình mỗi năm mật độ PM2,5 tăng 5 microgram/mét khối (mcg/m3) trong bầu không khí tại nhà của các đối tượng tham gia, gây suy giảm chức năng phổi, tương đương với hai năm lão hóa sớm.

Khi tính toán khả năng mắc bệnh phổi, những đối tượng tham gia sống ở khu vực có mật độ PM2,5 trên mức tiêu chuẩn trung bình hằng năm mà Tổ chức Y tế Thế giới đề ra (10mcg/m3), khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của họ cao gấp 4 lần, so với những người tiếp xúc thụ động với khói t.huốc l.á tại nhà, và bằng phân nửa so với những người đã, đang hút t.huốc l.á. Kết quả này cho thấy, tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời có liên quan trực tiếp đến suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Ngoài ra, những người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao hơn thì phổi của họ yếu hơn, tương đương với ít nhất một năm lão hóa sớm. Đáng lo nhất là những đối tượng thu nhập thấp có xu hướng dễ ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, tăng gấp đôi suy giảm chức năng phổi và tăng gấp ba nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, so với đối tượng thu nhập cao, ở cùng điều kiện tiếp xúc không khí ô nhiễm.

Qua xem xét việc hút t.huốc l.á của đối tượng tham gia và nghề nghiệp của họ khiến phổi suy yếu, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự chênh lệch trên có thể liên quan đến chất lượng sống, chế độ ăn uống kém, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe hoặc hoàn cảnh sống, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi từ thời thơ ấu.

Tuy nhiên, các đ.ánh giá này cần nghiên cứu sâu hơn để làm rõ khẳng định này. Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp xúc không khí ô nhiễm đối với sức khỏe con người, vì khả năng làm giảm t.uổi thọ, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo Trường Thi/doanhnhansaigon.vn

Không khí trong nhà bẩn chẳng kém bên ngoài: Sử dụng máy lọc không khí nào?

Trước tình trạng ô nhiễm không khí, người dân ùn ùn đi mua máy lọc không khí và tìm nhiều cách làm sạch không khí trong nhà nhưng cũng có người lạc quan cho rằng chỉ không khí bên ngoài bẩn còn trong nhà đóng cửa kín thì không lo bẩn.

Ảnh minh họa.

Không khí trong nhà bẩn

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng – Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas, Hoa Kỳ không khí ở trong nhà cũng bẩn chẳng kém gì bên ngoài. Trong nhà, không khí từ nấu nướng, các vật dụng trong nhà, bụi mịn, khói t.huốc l.á.
Ô nhiễm từ vật liệu xây dựng, thảm, thú nuôi, nấm mốc, ozone, chất rửa tẩy, chất diệt côn trùng. Ô nhiễm từ môi trường bên ngoài tùy theo mức độ lưu thông không khí.

Theo Cục bảo vệ môi trường Mỹ, ô nhiễm trong nhà còn nguy hiểm hơn ở ngoài đường vì nó không kém ngoài đường là bao nhiêu, khảo sát có vài chất ô nhiễm cao hơn 2-5 lần so với bên ngoài và chúng ta hít thở không khí trong nhà hết 90% thời gian trong ngày, nên tác hại lớn hơn nhiều.

Trong một nghiên cứu về tác dụng của máy lọc không khí ở vùng có mức ô nhiễm cao ở Mongolia (48-113), người ta thấy: Tỷ lệ bụi mịn trong nhà liên hệ với tỷ lệ bụi mịn bên ngoài.

Bác sĩ Hưng cho biết việc sử dụng máy lọc không khí làm giảm bụi mịn trong nhà tới 29%, làm giảm lượng Cadmium trong m.áu ở phụ nữ có thai trong nghiên cứu 14%, nhất là trong 5 tháng đầu, có lẽ là do máy yếu hơn hay không thay lọc định kỳ. Còn khi đi ra ngoài bác sĩ Hưng khuyến cáo nên đeo khẩu trang loại y tế như N95 hay P-100, còn loại khẩu trang thường không có tác dụng.

Sử dụng máy lọc không khí nào?

Khi chọn máy lọc không khí có độ lọc tốt và tốt cho sức khỏe nữa thì nên chọn máy lọc nước có tốc độ lọc không khí (CADR). Chọn máy có thể lọc toàn bộ không khí trong phòng khoảng 5 lần/giờ. Nếu phòng 40m2 thì phải lọc được cỡ 200m3 không khí trong một giờ. Nếu công suất lọc quá nhỏ sẽ không làm sạch không khí vì quá trình tái ô nhiễm là một quá trình bổ sung liên tục. Nếu máy quá yếu có cũng như không, lọc được 1 mà nó vô thêm 2-3 thì lọc chi nữa.

Đối với màng lọc, khả năng của màng lọc, nên dùng các loại màng lọc HEPA có khả năng lọc hết 99.97% bụi ô nhiễm trong không khí kể cả bụi mịn, hầu hết là tới 0.3 microns, có loại còn lọc tới 0.1 microns. Nếu có người dị ứng thì nên có thêm màng lọc carbon

Không cần phải chọn màng lọc HEPA mà màng lọc cơ vẫn tốt như thường, miễn là chọn màng lọc xịn và thay thường xuyên định kỳ.

Khi sử dụng máy lọc điện có chức năng làm sạch không khí bằng điện theo 3 loại chính: tạo ozone, electrostatic precipitators (ESPs), ionnizers. Các máy tạo ozone lọc không khí nhưng đồng thời thải ozone ra môi trường làm ô nhiễm không khí nên không nên sử dụng trong nhà, trường học hay các không gian kín. Máy ESPs dùng sức hút tĩnh điện để “bắt” các hạt bụi có tích điện trong không khí.

Còn máy ionizers biến các hạt bụi mịn thành ion và ngưng tụ xuống nền nhà, thảm hay tường nhà, chứ không lọc.

Các máy hydrid có thể dùng nhiều cơ chế cùng lúc và thải ra một lượng ozone nhỏ hơn máy tạo ozone đơn thuần.

Như vậy các máy lọc điện có loại không lọc, hoặc có loại còn gây độc hại cho môi trường vì làm tăng thêm ô nhiễm ozone, là một trong các loại ô nhiễm không khí chính.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *