Khi nói đến trái cây, một trong những loại phổ biến nhất là ổi. Dù là t.rẻ e.m hay người lớn thì hầu như mọi người đều thích ăn ổi suốt cả bốn mùa.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều ổi cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Ổi là loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là danh sách các chất dinh dưỡng có trong 100 gram ổi:
– Chất đạm: 2,50g
– Chất xơ: 5,5 g
– Đường: 8,95g
– Carbohydrate: 14,30 g
– Calo: 67 kcal
– Natri: 2 mg
– Kali: 415 mg
– Chất béo: 0,94 g
Ngoài ra, ổi cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A, B3, B6 và C, các khoáng chất như folate, sắt, canxi và magiê.
Ưu điểm vượt trội của ổi khiến nhiều người tin rằng loại trái cây này là thực phẩm tốt cho sức khỏe và không gây hại gì. Nhưng giới chuyên gia đã tổng hợp những hạn chế của ổi, khuyến nghị bạn nên cảnh giác trước khi ăn.
Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Liên tục gặp rắc rối vì các vấn đề về tiêu hóa đã trở nên phổ biến do lối sống ít vận động của hầu hết chúng ta.
Và đôi khi, thói quen ăn vặt một vài loại trái cây cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bạn, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ với số lượng lớn.
Ổi chứa một loại đường gọi là fructose. Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được một lượng lớn các nguyên tố này.
Do đó, nhiều người có thể bị đầy hơi sau khi ăn quá nhiều ổi vì nó làm gián đoạn hệ thống ruột trơn tru.
Tăng lượng đường trong m.áu
Một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe là phải có lượng đường trong m.áu ổn định.
Trong khi nhiều chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bất kỳ loại đường tự nhiên nào cũng không thể gây hại cho cơ thể bạn thì một số báo cáo sức khỏe cho biết việc tiêu thụ quá nhiều trái cây, chẳng hạn như ổi, có thể làm tăng lượng đường trong m.áu.
Ngoài việc làm tăng lượng đường trong m.áu, ổi còn có thể khiến bạn không thể duy trì lượng đường ổn định trong thời gian dài.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích
Tốt nhất bạn nên rửa sạch, cắt nhỏ và giữ ổi an toàn trước mọi mối nguy hiểm mà mắt thường không thể phát hiện. (Ảnh: ITN)
Bạn đã bao giờ bị đau bụng sau khi ăn ổi chưa? Điều này là do ổi có thể gây tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích ở nhiều người.
Điều này xảy ra do ổi có rất nhiều hạt. Dĩ nhiên, hầu hết các loại trái cây đều có hạt, nhưng không phải cơ thể nào cũng có thể tiêu hóa được những loại hạt đó.
Nhiều loại trái cây (trong đó có ổi) dễ bị nhiễm vi khuẩn
Ổi cũng như nhiều loại trái cây khác, luôn có nguy cơ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
Nổi bật phải kể đến vi khuẩn E. coli và salmonella. Những loại vi khuẩn này rất thích bám vào trái cây, đặc biệt là ổi, trong quá trình tiếp xúc với nước và đất.
Dù bề ngoài của quả ổi có cứng đến đâu thì vi khuẩn vẫn luôn có thể lọt vào được. Do đó, hãy luôn cẩn thận khi ăn ổi.
Tốt nhất bạn nên rửa sạch, cắt nhỏ và giữ ổi an toàn trước mọi mối nguy hiểm mà mắt thường không thể phát hiện.
Có thể gây kích ứng da
Hầu hết chúng ta đều bị ám ảnh bởi các phương pháp làm đẹp da tại spa và làm đẹp tại nhà. Lý do là bởi chúng ta tin rằng các sản phẩm tự nhiên không có khả năng gây hại cho da.
Nhưng, tùy thuộc vào loại da của bạn, một số thành phần có thể không phù hợp với bạn và dẫn đến kích ứng da. Nếu bạn sử dụng lá ổi để rửa mặt và phát hiện tình trạng viêm nhẹ thì hãy dừng lại vì nó có thể làm hỏng làn da của bạn.
Lưu ý khi ăn ổi
Hạt ổi giàu chất xơ, có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu mật, kiểm soát sự hấp thu chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol.
Dẫu vậy, hầu hết chúng ta đang ăn hạt ổi không đúng cách. Đa số là chỉ nhai qua rồi nuốt. Điều này vô hình chung biến hạt ổi thành thứ thuốc độc gây hại sức khỏe của bạn.
Nếu bạn biết chắc đó là ổi sạch thì các chuyên gia khuyến khích nên ăn cả vỏ vì vỏ ổi có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
Đặc biệt, vỏ ổi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho làm đẹp da, nhưng đối với người tiểu đường khi ăn nên gọt bỏ vỏ ổi.
Những người bị suy nhược cơ thể nên sử dụng ổi dưới dạng xay nhuyễn hoặc ép thành nước thì sẽ hấp thụ được tốt hơn.
Ăn quả lựu nuốt hạt hay bỏ hạt?
Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng, bị cúm, tiểu đường… không nên ăn quả lựu.
Quả lựu có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Nước ép từ lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch m.áu, ổn định huyết áp và lượng đường trong m.áu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể “vô tư” ăn loại trái cây này.
Ai không nên ăn lựu?
– Người bị bệnh viêm dạ dày.
– Người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn phải đ.ánh răng ngay lập tức.
– Người đang bị cúm.
– T.rẻ e.m cũng hạn chế ăn lựu vì nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong người.
– Người bị tiểu đường.
Ăn lựu nuốt hạt hay bỏ hạt?
Lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế đã có trường hợp t.rẻ e.m nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.
Do đó, câu trả lời là hạn chế cho trẻ nhỏ ăn hạt lựu để tránh bị hóc, bị tắc ruột… Nên ép lấy nước lựu cho trẻ uống sẽ tốt hơn.
Người lớn khi ăn lựu có thể ăn cả hạt nhưng cần nhai kỹ trước khi nuốt.
Lương y đa khoa quốc gia BÙI ĐẮC SÁNG – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội