PGS Trần Xuân Chương: Vi khuẩn gây bệnh Whitmore ở miền Trung không `ăn t.hịt n.gười`

PGS Trần Xuân Chương cho biết, chủng vi khuẩn gây bệnh Whitmore sẽ gây hoại tử, n.hiễm t.rùng m.áu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác chứ bản thân chúng không “ăn t.hịt n.gười”.

Sau đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện các tỉnh miền Trung liên tục tiếp nhận các bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, từ đầu tháng 10/2020 đến giữa tháng 11/2020 đã ghi nhận gần 30 trường hợp mắc bệnh, tăng đột biến so với trung bình hằng năm.

Trong đó, khoảng 50% bệnh nhân là người Thừa Thiên – Huế, còn lại các bệnh nhân ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Các bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn khi có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng… Thời điểm này việc điều trị khó khăn, chi phí cao, kết quả không khả quan.

Trong đó ông Phan Thanh Miên (51 t.uổi, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) t.ử v.ong do nhiễm khuẩn khi đang cứu trợ người dân vùng lũ.

Bệnh Whitmore ở miền Trung tăng đột biến sau lũ

Hồi đầu tháng 10, ông N.V.H. (trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đi xe máy ngang qua vùng nước lũ. Khoảng 15 ngày sau đột nhiên ông H. sốt, mê man. Người nhà đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu thì được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore ở tình trạng nặng, sốc nhiễm khuẩn và được lọc m.áu liên tục. Hiện bệnh nhân này vẫn đang được điều trị tại bệnh viện.

Nói về bệnh Whitmore, PGS, bác sĩ Trần Xuân Chương – trưởng khoa bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết, bi khuẩn gây bệnh Whitmore được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa gạo và các vùng nước tù đọng gây ô nhiễm. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, chủ yếu ở các vùng nông thôn.

Trong điều kiện mưa lũ nước dâng cao, vi khuẩn theo nguồn nước lan rộng ra nhiều nơi. Từ đó, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ngoài da, các vết trầy xước. Ở chỗ xâm nhập, chúng tạo ra các cụm mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là ổ áp xe lớn.

Người có sức đề kháng kém như người bệnh tiểu đường, thận, người nghiện rượu, m.a t.úy… thì dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng khi vi khuẩn gây bệnh Whitmore xâm nhập vào trong cơ thể.

Whitmore ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày. Nếu không được phát hiện sớm thì diễn biến bệnh trở nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore không ăn t.hịt n.gười

Cũng theo bác sĩ Chương, để phát hiện được bệnh này cần lấy mẫu bệnh phẩm đem đến khoa vi sinh phân tích. Song những bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế chưa có khoa chẩn đoán nên việc điều trị gặp khó khăn.

Bác sĩ Trần Xuân Chương nhấn mạnh, chủng vi khuẩn gây bệnh Whitmore dẫn đến hoại tử, n.hiễm t.rùng m.áu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác chứ bản thân chúng không “ăn t.hịt n.gười”.

Bác sĩ Chương cho biết, cụm từ “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười” xuất hiện cách đây vài năm. Khi đó một bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai b.ị h.oại t.ử mũi nhưng sau đó đã được điều trị khỏi. Vì vết thương ở mũi b.ị h.oại t.ử giống như “bị ăn” nên người dân mới gọi là “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười”.

Bác sĩ Chương cũng khẳng định, bệnh Whitmore có thể chữa khỏi qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu kéo dài từ 2 – 6 tuần với kháng sinh tấn công liều cao cùng liệu trình hợp lý.

Giai đoạn chữa trị thứ 2 kéo dài từ 3 – 6 tháng. Các bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc duy trì, không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công trở lại.

Như vậy, bệnh Whitmore là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, song bệnh cần được phát hiện sớm. Những người dân sống ở vùng lũ khi bị vết thương ngoài da cần sát trùng ngay lập tức, băng bó cẩn thận và theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện lạ cần đi khám ngay.

Phòng chống bệnh Whitmore cho người dân vùng lũ

Nhiều người ở vùng lũ miền Trung mắc chứng bệnh Whitmore nhưng nghĩ rằng chỉ là bệnh lý ngoài da thông thường, nhập viện chậm nên điều trị không khả quan

Mùa bão lụt kéo dài từ đầu tháng 10 đến nay tại các tỉnh miền Trung đã khiến số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tại Bệnh viện (BV) Trung ương Huế tăng đột biến. Thống kê cho thấy chỉ trong khoảng một tháng rưỡi gần đây, BV này đã tiếp nhận gần 30 ca bệnh.

Đến bệnh viện muộn

Ngày 18-11, BV Trung ương Huế tiếp nhận 8 trường hợp nghi nhiễm Whitmore đến khám bệnh. Ông N.G.T (SN 1953; ngụ xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong 8 người đến BV này khám nói rằng nơi ông ở đã hơn một tháng qua bị ngập sâu do lũ lụt.

Ông N.G.T (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) nhiễm bệnh Whitmore đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế

Do sống trong môi trường nước ngập nhiều ngày nay, ông T. thấy vết loét trên mắt cá ngày càng trầm trọng nên đến Trung tâm Y tế huyện Phong Điền để khám, sau đó được chuyển tuyến vào BV Trung ương Huế. Ông T. cho biết cứ nghĩ chỉ bị nước lũ “ăn” nên ngứa như mọi khi. Nhưng khi đến BV, ông được chẩn đoán nghi nhiễm Whitmore, phải nhập viện điều trị. Các bác sĩ cho hay nếu ông T. nhập viện muộn 1-2 ngày nữa là nguy hiểm đến tính mạng.

Thống kê trong gần 30 trường hợp bệnh nhân nhập viện tại BV Trung ương Huế thì đến 50% là từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…; số còn lại là từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy… thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Theo các bác sĩ BV Trung ương Huế, điều đáng lo ngại là khá nhiều bệnh nhân đến BV ở giai đoạn muộn. Khi đó bệnh đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng… dẫn đến việc điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

BS chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc BV Trung ương Huế, cho rằng sự tăng đột biến số lượng ca bệnh Whitmore trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 vừa qua là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới. “Số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với lượng mưa hằng năm, đặc biệt tăng cao sau lũ lụt là do sự phát triển mạnh của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei” – BS Hương phân tích.

Có thể phòng tránh

Theo các chuyên gia, bênh Melioidosis còn gọi là bệnh Whitmore, do trực khuẩn Gram âm Burkhoderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các ruộng lúa, các vùng nước tù đọng… đặc biệt là những vùng có nước lũ ngâm lâu ngày, bệnh lây lan sang người qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore từ môi trường bên ngoài xâm nhập cơ thể chủ yếu qua những vị trí da bị trầy xước; do hít phải bụi, hơi nước bị nhiễm khuẩn hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn… gây nên các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp-xe lớn.

Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng, tôn thương đa cơ quan như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuân tản mạn, nhiễm khuân khu trú như áp-xe cơ, áp-xe phần mềm, áp-xe gan, viêm hạch, viêm xương… Chân đoan dê bỏ sót và dễ nhâm vơi bệnh khác, đặc biệt là rất nhầm với bệnh lao, do tinh chât tôn thương rất giông lao. Bệnh Whitmore thể cấp tính có các triệu chứng như sốt cao, mạch nhanh, khó thở, đau cơ, gan lách lớn, sốc n.hiễm t.rùng… Tỉ lệ t.ử v.ong giai đoạn này là 90% nếu không được điều trị và 50% khi được điều trị.

BS chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương cho biết những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore là những người nhâp viên trong khoang thơi gian tư thang 6 đên thang 11; co đô tuôi tư 35 trơ lên; nhâp viên vơi tinh trang viêm phôi, sôt, đa ap-xe; co tiên sư đai thao đương hoăc nghiện rượu, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính, người sử dụng corticoid hoặc ung thư…, hay lam viêc trưc tiêp vơi đât hoăc nươc thai.

“Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu. Những trường hợp t.ử v.ong thường do bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng” – BS Hương thông tin.

Phú Vang là một trong những huyện thường xuyên ngập lụt ở tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời gian qua. BS chuyên khoa II Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, cho hay sau khi nhận được thông tin có nhiều người nhiễm Whitmore, trung tâm đã phát đi những khuyến cáo về phòng chống bệnh Whitmore đến các cơ sở y tế, UBND các cấp để chủ động phòng ngừa. “Chúng tôi đã khuyến cáo người dân khi bị vết thương hở cần tránh tiếp xúc với đất, nước ô nhiễm. Khi bị sốt phải đến cơ sở y tế để khám ngay chứ không được chủ quan” – BS Sơn cho biết.

Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên – Huế, cũng cho biết ngay sau các đợt lũ lụt, ngành y tế địa phương đã tiến hành phun tiêu độc khử trùng để phòng tránh nguy cơ dịch bệnh xảy ra.

Nên sử dụng giày, dép và găng tay

BS chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương khuyến cáo người dân, đặc biệt người ở vùng lũ lụt, hạn chế tiếp xúc với đất, nước bùn ở khu vực ngập lụt. Ngoài ra, cần phải sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, nước lụt, nhất là đối với những người có nguy cơ cao (co tiên sư đai thao đương, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính…).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *