PGS.TS Phan Trọng Lân: Những ca “siêu lây nhiễm” Covid-19 như bệnh nhân số 34 chỉ là cá biệt

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho rằng, những trường hợp 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 5 người như ở Vĩnh Phúc, hay 1 người lây cho 9 người ở Bình Thuận, chỉ là cá biệt, rất ít.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 34 (ở Bình Thuận) là trường hợp lây nhiễm mạnh nhất tại Việt Nam đến thời điểm này

Trong tọa đàm 100 ngày chống dịch Covid-19 trên VTV, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM đã trả lời câu hỏi về việc “Trước đây có nhận định rằng một người nhiễm Covid1-9 có thể lây truyền cho 5 người, thậm chí nhiều hơn nữa, nhận định này liệu còn đúng trong thời gian tới hay không?”.

Ông Lân cho biết, trường hợp một người mắc Covid-19 có thể lây cho nhiều người, cụ thể như bệnh nhân N.T.D. lây cho 5 người ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), bệnh nhân số 17 ở Hà Nội lây cho 3 người, hay mới đây là trường hợp bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận lây cho 9 người tiếp xúc, đó là những vấn đề cá thể. Muốn đ.ánh giá chính xác thì cần nhìn vấn đề tổng thể trong cộng đồng.

PGS.TS Phan Trọng Lân phân tích: “Đối với cộng đồng, chúng ta phải nhìn vào chỉ số trung bình. Ví dụ, trong hơn 50 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện đến lúc này thì có 6 trường hợp lây sang người khác. Có tới hơn 40 trường hợp là được cách ly, kiểm soát, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời không có lây lan”.

Vị chuyên gia dịch tễ này cho biết thêm, hiện nay, trên thế giới, chỉ số lây nhiễm cơ bản khoảng từ 2 – 3 (tức 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 2-3 người). Còn ở Việt Nam, theo tính toán của chúng tôi là 0,7. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn này với số ca mắc hiện nay, và với những trường hợp mắc mà chúng ta kiểm soát được các yếu tố dịch tễ chưa có sự lây lan không rõ nguồn gốc, chỉ số lây nhiễm là 0,7.

Ông Lân nhấn mạnh, nếu chỉ số lây nhiễm ở mức dưới 1, cũng như những người tiếp xúc trong khoảng 70 – 90% mà chúng ta xác định được để tiến hành cách ly, thì có thể gọi là chúng ta đang kiểm soát được tình hình bệnh dịch.

“Tôi cho rằng các trường hợp siêu lây nhiễm hoặc là cá biệt, hoặc là không có, hoặc là ít hơn” – PGS.TS Phan Trọng Lân nói.

Theo anninhthudo.vn

Dịch Covid-19, bạn phải đi máy bay: Để không bị lây virus, 4 điều phải nhớ nằm lòng

Thông tin nhiều người nhiễm Covid-19 vì đi cùng một chuyến bay có bệnh nhân dương tính với virus này đã khiến những người đi máy bay công tác, hay có việc lo lắng. Vậy đi máy bay mùa dịch cần lưu ý điều gì để an toàn?

Cần lưu ý nhiều điều để phòng tránh dịch Covid-19 khi đi máy bay – Ảnh: Đức Huy

Trên chuyến bay VN0054 từ London về đến Hà Nội sáng sớm 2.3 có hành khách N.H.N (ngụ Hà Nội) được xác nhận nhiễm Covid-19, ngay sau đó, nhiều người cùng chuyến bay cũng phải cách ly điều trị vì dương tính với Covid-19. Vậy đi máy bay trong mùa dịch cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19?

Mang theo dung dịch rửa tay sát khuẩn

Vừa từ Hàn Quốc về Việt Nam vào ngày 29.2 trên chuyến bay của Vietnam Airlines, chị Bùi Thị Ngọc Bích (28 t.uổi, quê Đắk Nông) cho biết, thông thường hãng sẽ cung cấp cơm cho chặng bay khoảng 5 tiếng này. Nhưng khi có dịch, hãng đổi cơm thành 1 ổ mì mặn và 1 ổ mì ngọt cùng 1 chai nước suối.

Bị cách ly vì Covid-19, liệu người Ý có thực sự nghiêm chỉnh tuân thủ luật?

Tuy nhiên, trong suốt cả chuyến bay, nhân viên không phục vụ dung dịch rửa tay sát khuẩn, các vị trí khác trên máy bay cũng không có gel rửa tay sát khuẩn.

Trao đổi với phóng viên, hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, hiện hãng không cung cấp dung dịch diệt khuẩn trên máy bay mà chỉ cấp tại các phòng khách Bông Sen ở mặt đất.

Hãng có phát khẩu trang trên một số chuyến bay từ vùng dịch về nếu hành khách có yêu cầu, tuy nhiên, số lượng khẩu trang hạn chế nên hãng khuyến cáo hành khách chủ động trang bị và đeo khẩu trang của mình để tránh lây nhiễm.

[VIDEO] Đi máy bay mùa Covid-19: làm sao để an toàn nhất?

“Hiện các chuyến bay nội địa không giới hạn chất lỏng có nồng độ cồn dưới 24%, còn bay quốc tế mới áp dụng quy định không quá 100ml/chai nên khách có thể cân nhắc để mang gel rửa tay sát khuẩn cho phù hợp”, đại diện hãng hàng không cho biết.

Mở chế độ lọc khí

Một chuyên gia thiết kế hệ thống lọc khí chống dịch cho biết, trên máy bay có hệ thống luân chuyển không khí áp lực dương, ngay trên đỉnh đầu mỗi hành khách.

Ngoài việc mang khẩu trang, hành khách đi máy bay cũng cần lưu ý hạn chế vịn tay vào những vị trí khác – Ảnh: Ngọc Thắng

Nếu hệ thống đó bật thì sẽ tạo luồng khí sạch từ trên xuống dưới mỗi hành khách, khí cũ bị hút vào hệ thống lọc. Về vấn đề này, đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines cũng cho biết, hệ thống lọc khí vẫn duy trì hoạt động trên tất cả các chuyến bay.

“Toàn bộ máy bay của Vietnam Airlines đều được các nhà sản xuất Boeing và Airbus trang bị hệ thống màng lọc không khí HEPA (High Efficiency Particulate Air) ngay từ thời điểm tiếp nhận, giúp giảm xuống tối thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus trên chuyến bay. Hệ thống này giúp loại bỏ đến hơn 99,99% các phần tử như hạt bụi, phấn hoa, tế bào da người, vi khuẩn và virus có kích thước tối thiểu từ 0,001 micromet”, đại diện hãng cho hay.

Hạn chế vịn tay

Những vị trí được nhiều người chạm tay nhất lại chính là những nơi chứa nguy cơ có vi khuẩn có hại rất cao như: tay vịn máy bay, thang lên máy bay, thanh vịn trong nhà vệ sinh, bồn rửa mặt trên máy bay,…

Mọi người cần tự cẩn trọng và rửa tay thường xuyên để phòng chống dịch Covid-19 – Ảnh: Độc Lập

Do vậy, theo những hành khách người Việt vừa trở về từ Hàn Quốc, khi “xứ sở Kim Chi” bùng phát dịch Covid-19, họ luôn trong tâm thế đề phòng cao độ. Không chạm tay vào các vị trí mà nhiều người có khả năng chạm. Trường hợp lỡ chạm vào thì ngay lập tức dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn hoặc rửa tay với xà bông.

“Không chỉ trên máy bay, mà trước khi lên máy bay, tôi cũng không chạm vào tay vịn thang cuốn, khay đựng đồ tại cửa kiểm tra an ninh và tất cả các bề mặt trong nhà vệ sinh”, một người Việt vừa trở về từ Hàn Quốc cho biết.

Hạn chế vào nhà vệ sinh

Ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, cũng vừa cho rằng, nhà vệ sinh chính là nơi có nguy cơ lây lan Covid-19 lớn nhất. Ông nói: “Các khu vực công cộng sử dụng chung thường có nguy cơ lớn nhất” trong lây lan virus gây dịch Covid-19, đặc biệt là nhà vệ sinh”.

Do đó, nếu trên máy bay bạn có thể hạn chế sử dụng nhà vệ sinh khi thật cần thiết, hoặc nếu cần phải sử dụng trên các chuyến bay dài thì hãy rửa tay thật kỹ trước khi rời khỏi.

Ngoài những lưu ý trên, để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19 khi đi máy bay, mỗi người cần phải luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người. Hãy mang bao tay y tế khi tiếp xúc nơi công cộng, hoặc phải rửa tay với xà bông, dùng dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần chạm vào các vị trí mà nhiều người có thể chạm.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *