Nam bệnh nhân 50 t.uổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phẫu thuật cắt bỏ thận trái do mất chức năng.
Hình ảnh thận trái mất chức nặng của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân đã đi khám và phát hiện sỏi thận trái cách đây nhiều năm, đã từng được phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản trái. Bẵng đi 1 thời gian, thi thoảng, bệnh nhân dùng thuốc đông y điều trị theo lời hàng xóm xung quanh mách. Bệnh nhân cũng không hề khám kiểm tra lại sức khỏe tổng quát cũng như khảo sát lại hệ tiết niệu lần nào.
Nhiều tháng trước vào viện, bệnh nhân chỉ thấy đau tức mơ hồ vùng hông lưng trái, ăn uống có kém so trước đôi chút, ngoài ra không còn triệu chứng nào khác. Được gia đình động viên, bệnh nhân đi kiểm tra tổng quát sức khỏe.
Kết quả sau kiểm tra phát hiện: Thận trái giãn lớn độ IV, mất chức năng nghi ngờ do hẹp niệu quản trái đoạn 1/3 trên. Không thể cứu vãn quả thận trái, bên cạnh đó nghi ngờ có ổ n.hiễm t.rùng trong quả thận rất cao. Các bác sĩ có chỉ định mổ mở cắt thận trái kết hợp với lau rửa khoang sau phúc mạc.
Mủ trong ổ n.hiễm t.rùng của bệnh nhân được hút bỏ. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ hết sức khó khăn do thận trái ứ mủ đặc viêm dính vào phúc mạc và các tổ chức xung quanh. Sau 90 phút, các bác sĩ đã bóc tách và cắt bỏ thành công thận trái cho bệnh nhân.
Sau 5 ngày điều trị kháng sinh, giảm đau, bù dịch, nuôi dưỡng tích cực, sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt, được rút hết dẫn lưu vết mổ, tập đi lại nhẹ nhàng. Bước sang ngày thứ 6, bệnh nhân có thể ra viện, trở về chăm sóc tại gia đình.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân vẫn là may mắn vì thận phải còn hoạt động tốt có thể bù trừ cho hoạt động của thận trái nên chưa có dấu hiệu suy thận. Việc xử trí quả thận trái tuy muộn nhưng vẫn còn kịp thời khi tình trạng n.hiễm t.rùng vẫn còn trong giới hạn kiểm soát.
Bắc Giang: Phẫu thuật nội soi gắp sỏi niệu quản hiếm gặp ở bệnh nhi
Chiều 29/4, bác sĩ Vũ Văn Bằng, Phó trưởng Khoa khám, chữa bệnh theo yêu cầu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang) cho biết: Khoa vừa phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi mắc sỏi niệu quản hiếm gặp.
Được biết, bệnh nhân là Lê Văn N, 13 t.uổi, ở thôn Giếng, xã Tiên Lục (Lạng Giang) nhập viện ngày 28/4 trong tình trạng đau tức vùng bụng xuống thắt lưng, đi tiểu buốt.
Qua khám, siêu âm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ phát hiện 1 viên sỏi có kích thước 1,2cm x 0,8cm gây ứ nước tiểu, giãn đài bể thận… và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Nhân viên y tế theo dõi sức khỏe cho bệnh nhi sau phẫu thuật gắp sỏi niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Trưa 29/4, nhóm bác sĩ Đoàn Tiến Dương, Trưởng khoa Ngoại thận-Tiết niệu-Lọc m.áu; Vũ Văn Bằng, Phó Trưởng Khoa khám, chữa bệnh theo yêu cầu; Lê Xuân Thắng, Khoa khám, chữa bệnh theo yêu cầu đã trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi trong 20 phút bằng phương pháp phẫu thuật nội soi gắp sỏi ra ngoài cơ thể bệnh nhi.
Bác sĩ Lê Xuân Thắng cho biết: Nếu không mổ khẩn cấp, bể thận giãn quá mức, ứ nước kéo dài, viêm, áp xe thận, dẫn đến hội chứng thận hư, gây suy thận cấp hoặc mạn tính.
Hiện sức khỏe cháu N đã ổn định, đang được theo dõi sức khỏe tại phòng hậu phẫu của Khoa Khám chữa, bệnh theo yêu cầu. Căn bệnh này thường hiếm gặp ở t.rẻ e.m mà chủ yếu gặp ở người trung niên và cao t.uổi. Đây là ca bệnh nhỏ t.uổi thứ 2 được phát hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong 10 năm trở lại đây.
Được biết, sỏi niệu quản hình thành trong điều kiện nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, cystine) tăng cao, nước tiểu bị cô đặc và nồng độ chất chống kết tinh sỏi bị sụt giảm.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ sỏi niệu quản như: Uống ít nước, bị mất nhiều nước qua mồ hôi khiến nước tiểu bị cô đặc. Chế độ ăn mất cân đối giữa thực phẩm giàu canxi hay oxalat, thừa đạm động vật ăn, ăn quá nhiều natri, lạm dụng các chất kích thích. Thừa cân, béo phì, kích thước vòng eo quá cỡ.
Mắc một số bệnh lý như: Tiêu chảy mạn tính, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn chuyển hóa, viêm đường tiết niệu, nhiễm toan ống thận, cường giáp. T.iền sử gia đình có người mắc sỏi đường tiết niệu hoặc một số bất thường trong đường tiết niệu như sẹo niệu quản, hẹp niệu quản.