Râu ngô được dùng để pha nước uống hoặc sắc thuốc, có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh liên quan gan, thận, mật.
Ngô (bắp) là cây lương thực và là thảo dược có thể điều trị nhiều bệnh lý. Ngay cả râu ngô thường bị bỏ đi cũng là một nguyên liệu để chế biến thuốc. Sau khi thu hái, râu ngô được mang đi phơi khô, có thể đun nước uống như trà, kết hợp với một số thảo dược khác để sắc thuốc, chế thành cao loãng.
Trong Đông y, râu ngô có tên là ngọc mễ tu, vị ngọt, tính bình, tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu. Các thầy thuốc thường sử dụng râu ngô để điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan…
Bạn có thể tận dụng râu ngô để hỗ trợ điều trị một số bệnh. Ảnh: Dr Axe
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác như Trung Quốc, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng dùng râu ngô để hỗ trợ chữa bệnh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, loại thảo dược này được dùng để điều trị các bệnh về tuyến t.iền liệt, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, sốt rét.
Theo Healthline, nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra râu ngô cũng có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol, lượng đường trong m.áu và chứng viêm.
Tác dụng tiềm năng
Dù râu ngô được dùng nhiều như một loại thảo dược nhưng chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định. Dù vậy, các dữ liệu sơ bộ cho thấy râu ngô có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với một số loại viêm nhiễm như bệnh tim và tiểu đường.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào của cơ thể chống lại tổn thương gốc tự do và stress oxy hóa. Stress oxy hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ra một số bệnh mạn tính, bao gồm tiểu đường, bệnh tim, ung thư. Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật cho thấy, râu ngô giàu chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên.
Có đặc tính chống viêm
Viêm là một phần phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, viêm quá mức có liên quan đến nhiều loại bệnh, bao gồm bệnh tim và tiểu đường.
Các phân tích ghi nhận chiết xuất râu ngô có thể làm giảm viêm bằng cách ức chế hoạt động của các hợp chất gây viêm. Chất xơ thực vật trong râu ngô cũng chứa magie, điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể.
Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu. Ảnh: Slurrp
Kiểm soát lượng đường trong m.áu
Một số nghiên cứu chỉ ra râu ngô có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường. Quan sát ghi nhận rằng những con chuột mắc bệnh tiểu đường được cung cấp flavonoid trong râu ngô đã giảm đáng kể lượng đường trong m.áu so với nhóm đối chứng.
Phân tích trong phòng thí nghiệm gần đây cũng tiết lộ chất chống oxy hóa trong râu ngô ngăn ngừa bệnh thận do tiểu đường. Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn nhưng vẫn cần có những nghiên cứu trên người.
Có thể hạ huyết áp
Râu ngô có thể là một sự thay thế tự nhiên cho thuốc lợi tiểu, thường được sử dụng để giảm huyết áp. Một nghiên cứu gần đây trên chuột đã phát hiện ra rằng chiết xuất râu ngô làm giảm huyết áp bằng cách ức chế hoạt động của enzyme chuyển angiotensin.
Trong một thử nghiệm kéo dài 8 tuần, 40 người bị huyết áp cao đã sử dụng bổ sung chiết xuất râu ngô. Kết quả ghi nhận, huyết áp của họ giảm đáng kể so với nhóm đối chứng.
Có thể làm giảm cholesterol
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy những con chuột được cung cấp chiết xuất râu ngô đã giảm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (có hại) cùng với tăng cholesterol HDL (có lợi).
Cùng chế độ ăn nhiều chất béo, những con chuột được ăn râu ngô có cholesterol thấp hơn đáng kể so với những con còn lại.
Lưu ý khi sử dụng
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể bạn với râu ngô, bao gồm t.uổi tác, tình trạng sức khỏe và t.iền sử bệnh.
Hầu hết các nghiên cứu hiện có đều cho thấy râu ngô không độc hại. Nhưng nếu bạn dị ứng với ngô, bạn nên tránh xa râu ngô. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng râu ngô khi đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc liên quan huyết áp, bệnh tiểu đường, chống viêm, làm loãng m.áu, chất bổ sung kali.
Nếu tự mua râu ngô để sử dụng tại nhà, bạn chọn nguồn cung cấp uy tín, tránh nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu. Râu ngô đạt chất lượng sợi bóng mượt, màu nâu vàng; loại bỏ sợi màu đen, đem rửa sạch, phơi khô.
Ban đầu, bạn chỉ nên dùng liều lượng thấp, không uống nhiều nước râu ngô, không kéo dài quá 10 ngày. Phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m muốn dùng loại thảo dược này cần có ý kiến của bác sĩ.
Thói quen ăn thịt tái khiến người đàn ông nhiễm sán lợn
Người đàn ông 40 t.uổi ở Hà Nội có thói quen ăn thịt lợn luộc tái, tới lúc đi khám mới phát biện bị nhiễm sán lợn.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, người đàn ông này có sở thích ăn đồ sống, tái, đặc biệt thịt lợn luộc lúc nào cũng phải còn màu hồng ở bên trong. Anh cho rằng, luộc thịt như vậy mới ngon, ngọt và giữ lại tối đa dưỡng chất.
Mới đây, người đàn ông xuất hiện dấu hiệu đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, kèm cảm giác châm chích, khó chịu ở vùng h.ậu m.ôn.
Người này đến bệnh viện thăm khám, kết quả kiểm tra cho thấy bị nhiễm sán dây lợn (sán lợn) trưởng thành.
Khi luộc thịt cần kiểm tra kỹ, đảm bảo thịt chín đều, không còn màu hồng. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, thời gian vừa qua có nhiều bệnh nhân tới thăm khám vì nhiễm giun sán. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp này tự “rước bệnh vào người” vì thói quen thích ăn đồ sống, tái, không đảm bảo vệ sinh.
Thịt lợn luộc là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nó có thể gây nguy cơ nhiễm sán nếu chưa được nấu chín hoàn toàn.
Sán lợn (hay còn gọi là sán heo, sán toán) là một loại sán trong họ Fasciolidae, phần lớn sống trong gan của lợn hoặc các loài động vật khác như gia súc.
Khi thịt lợn còn tái, nghĩa là chưa được nấu chín hoàn toàn, các dạng trứng và nang của sán lợn có thể vẫn tồn tại và lây lan vào cơ thể con người thông qua ăn uống.
Sán dây lợn là loại ký sinh trùng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi sán lợn xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể di chuyển và sinh sống trong gan và túi mật, gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: viêm gan, viêm túi mật, sưng gan và giảm chức năng gan.
Các triệu chứng người bệnh khi nhiễm sán lợn như: mệt mỏi, đau thắt ngực, ăn không tiêu, và giảm cân đột ngột. Việc tiếp xúc với sán lợn còn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Thậm chí sán lợn sẽ lặn xuống ruột non và gây ra viêm ruột, tiêu chảy và đau bụng nếu không được điều trị kịp thời.
Chuyên gia khuyến cáo, ngoài món thịt lợn luộc tái, nhiều món ăn khác như phở bò tái, bò tái nhúng lẩu, bò bít tết, nem chua đều tiềm ẩn nguy cơ.
Để phòng bệnh, người dân cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi. Với thịt lợn, khi luộc cần kiểm tra kỹ, đảm bảo chín đều, không còn màu hồng, mua sản phẩm từ nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn.