Phân loại ngộ độc thực phẩm theo nguyên nhân gây bệnh

Thói quen mua sắm, dự trữ thực phẩm của đa số người tiêu dùng khiến thức ăn bị biến chất nếu không được bảo quản đúng cách.

Đó là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Phân loại ngộ độc thực phẩm theo nguyên nhân gây bệnh giúp phòng tránh dễ dàng hơn.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu các loại ngộ độc thực phẩm thường gặp giúp chúng ta hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu để phòng tránh và điều trị hiệu quả. Vậy ngộ độc thực phẩm là gì? Có mấy loại ngộ độc thực phẩm thường gặp? Cùng tìm hiểu cách phân loại ngộ độc thực phẩm dưới đây.

Ngộ độc thực phẩm còn được gọi là trúng thực. Đây là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc đã bị biến chất trong quá trình bảo quản, chế biến.

Ngộ độc thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người. Thậm chí trong trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn đến t.ử v.ong hoặc gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, suy thận…

Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: Đau bụng quằn quại, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu, choáng váng…

Trường hợp bị ngộ độc nặng, người bệnh có thể tiêu chảy ra m.áu, mất nước, thở nhanh, mắt trũng, trụy tim mạch, sốc nhiễm vi khuẩn…Để phòng tránh chúng ta cần hiểu rõ các loại ngộ độc thực phẩm cũng như dấu hiệu đặc trưng của chúng. Dưới đây là phân loại ngộ độc thực phẩm theo từng nguyên nhân cụ thể.

Phân loại ngộ độc thực phẩm theo nguyên nhân gây bệnh – Ảnh: Internet

Phân loại ngộ độc thực phẩm bao gồm: Ngộ độc thực phẩm do virus. Ngộ độc thực phẩm do n.hiễm t.rùng. Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc. Ngộ độc thực phẩm do hóa chất và kim loại nặng. Ngộ độc thực phẩm được phân loại theo nguyên nhân như sau:

1. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn

Đây là một trong các loại ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Thực phẩm nhiễm vi khuẩn thường do 4 nguồn chủ yếu đó là:

– Môi trường ô nhiễm, nước, đất, dụng cụ, vật dụng…không đảm bảo vệ sinh trong nuôi, trồng động, thực vật.

– Thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, tiếp xúc với thực phẩm. Thức ăn không được nấu chín kỹ. Đồ ăn sống hoặc tái.

– Quá trình bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Không che đậy khiến côn trùng tiếp xúc với thức ăn mang theo vi khuẩn gây bệnh.

– Bản thân gia súc, gia cầm bị nhiễm khuẩn trước khi g.iết mổ. Thịt của chúng mang theo vi trùng gây bệnh hoặc do nhiễm khuẩn trong quá trình vận chuyển.

Một số vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường thấy là Salmonella, tụ cầu vàng, Clostridium botulium, Escherichia coli…

Phân loại ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn – Ảnh: Internet

– Ngộ độc thực phẩm do Salmonella thường xảy ra trong giai đoạn ngắn. Biểu hiện của ngộ độc là buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt, tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước, đôi khi có m.áu…Loại vi khuẩn này thường có trong thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh, trứng, cá nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm.

– Khuẩn tụ cầu vàng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng khi bị ngộ độc là chóng mặt, buồn nôn, nôn dữ dội, đau quặn bụng, tiêu chảy, mạch nhanh, có thể bị sốt nhẹ…Vi khuẩn tụ cầu vàng có trong sữa, thịt gia cầm nấu chưa kỹ, người bị n.hiễm t.rùng mũi, họng, tay và ngoài da…

– Ngộ độc thực phẩm do clostridium botulium. Đây là một trong các loại ngộ độc cấp tính rất nặng có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương, hành tủy dẫn đến t.ử v.ong.

Triệu chứng chính của ngộ độc là giảm trương lực cơ, liệt mắt, vòm hòng, lưỡi, hầu, liệt dạ dày, gây táo bón, trướng bụng. Người bị ngộ độc còn bị khó thở, giảm tiết dịch, khó tiểu tiện. Đôi khi có hiện tượng phân ly mạch và nhiệt độ bình thường. Thực phẩm gây ngộ độc thường là thịt, cá có dấu hiệu ôi thiu, bị ươn. Đồ hộp bị ô nhiễm trong quá trình chế biến.

Tìm hiểu thêm, Làm thế nào để lưu trữ thực phẩm ủ, muối, đóng hộp kín tại nhà an toàn và tránh ngộ độc botulism?

2. Ngộ độc thực phẩm do virus

Khi phân loại ngộ độc thực phẩm, chúng ta không thể bỏ qua các loại virus gây bệnh. Một trong những virus gây ngộ độc thực phẩm là HVA virus và Norwalk. Virus HAV là nguyên nhân gây bệnh viêm gan A và thường có ở các loài nhuyễn thể rất khó làm sạch.

Thực phẩm trung gian truyền HAV gây ra ngộ độc thực phẩm thường là rau sống, thức ăn chế biến nguội, bánh mì kẹp, bánh bao và các loài nhuyễn thể như sò, ốc, hến, bạch tuộc,…sống ở nguồn nước bị ô nhiễm. Triệu chứng khi bị ngộ độc HAV và Norwalk thường là tiêu chảy, nôn mửa ở người lớn và t.rẻ e.m.

3. Ngộ độc thực phẩm do sán lá gan

Khi phân loại ngộ độc thực phẩm theo nguyên nhân gây bệnh thì sán lá gan là yếu tố không thể bỏ qua. Mầm bệnh gây ngộ độc thường là ấu trùng bên trong thịt và các loại cá như chép, mè, trắm, trôi, diếc…

Khi bị nhiễm độc, người bệnh không có triệu chứng rõ rệt. Trong trường hợp bị nhiễm trên 100 con sán người bệnh sẽ bị rối loạn hệ tiêu hoá, chán ăn, đi ngoài lỏng xen kẽ táo bón.

Ngoài ra người bệnh có thể bị mẩn ngứa, bạch hầu tăng, đau bụng, vàng da, gan to và cứng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện dấu hiện viêm đường mật và xơ gan.

Phân loại ngộ độc thực phẩm do sán lá gan – Ảnh: Internet

4. Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc

Nấm mốc cũng là một trong những nguyên nhân được cân nhắc khi phân loại ngộ độc thực phẩm. Không chỉ gây ra ngộ độc cấp tính, thực phẩm bị nấm mốc còn là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư gan, suy thận, ung thư buồng trứng.

Một số thực phẩm dễ bị nhiễm độc tố vi nấm như bánh mì, mứt, bánh ngọt, các loại bánh từ gạo nếp. Các loại hạt bao gồm, gạo, ngô, đậu nành, đậu phộng, hướng dương,…Các loại bột dinh dưỡng từ ngũ cốc. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, tốt hơn hết nên vứt bỏ ngay khi có dấu hiệu hỏng.

5. Ngộ độc thực phẩm do hóa chất, kim loại nặng

Thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản thực phẩm…là một trong những nguyên nhân gây ngộ độ. Trong quá trình phân loại ngộ độc thực phẩm thì đây là nguyên nhân không thể bỏ qua. Khi bị ngộ độc thực phẩm do hóa chất, người bệnh sẽ bị tổn thương hệ thần kinh.

Một số dấu hiệu thường thấy là nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, ra mồ hôi, co thắt tim mạch, loạn nhịp tim, viêm đường hô hấp. Hủy hoại hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày, gan, mật. Thiếu m.áu, giảm bạch cầu, xuất huyết… dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh thuốc bảo vệ thực vật thì các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép cũng có thể gây ngộ độc. Chất bảo quản, bao bì, chất tẩy rửa,… cũng là nguyên nhân gây ngộ độc nếu bị nhiễm vào thực phẩm.

Kim loại nặng cũng là nguyên nhân gây ngộ độc nếu thực phẩm có nồng độ cao. Một số kim loại độc nguy hiểm như Arsenic, chì, thủy ngân, Sélenium gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Đồng thời chúng có thể gây c.hết người nếu nhiễm độc nặng. Các loại thực phẩm được nuôi trồng ở nguồn nước bẩn rất dễ nhiễm kim loại nặng gây ngộ độc.

Phân loại ngộ độc thực phẩm theo nguyên nhân gây bệnh giúp bạn có biện pháp phòng tránh và nhận biết dấu hiệu bệnh dễ dàng hơn. Hãy đảm bảo sức khỏe cho gia đình bằng cách thực hiện đúng các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp bị ngộ độc hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời.

Tổng hợp các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gây nhiều nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chính vì thế, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần phải thực hiện tốt các biện pháp như lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách, nấu chín thức ăn trước khi sử dụng,…

Ngộ độc thực phẩm gây nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh, nhiều hậu quả nghiêm trọng hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, điều may mắn là ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Chính vì thế, để hạn chế các nguy hiểm do ngộ độc thực phẩm gây nên thì quan trọng hàng đầu vẫn là thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Những điều cần làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

1. Lựa chọn thực phẩm an toàn khi mua

Nguồn thực phẩm không sạch, không an toàn là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn là một trong các biện pháp tránh ngộ độc thực phẩm vô cùng quan trọng.

Nguyên tắc lựa chọn, mua thực phẩm an toàn:

– Chỉ mua các sản phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì còn nguyên vẹn và không có các dấu hiệu của thực phẩm bị hỏng (vỏ hộp bị phồng, lõm, nứt, thủng,…). Khi mua cần phải chú ý đến hạn sử dụng và ngày sản xuất của sản phẩm.

– Nên chọn các loại thực phẩm đông lạnh được bao bọc kỹ càng, không có các dấu hiệu đóng tuyết bên ngoài.

– Đối với các loại thực phẩm tươi sống thì cần phải chọn mua các sản phẩm có độ tươi cao, tại các quầy bán đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu,…

– Khi mua trứng, tốt nhất nên chọn mua các loại trứng được bảo quản lạnh để đảm bảo chất lượng của trứng cũng như an toàn.

– Các loại thực phẩm chế biến sẵn nên được mua ở các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng về nguồn nguyên liệu cũng như quy trình chế biến.

Lựa chọn thực phẩm an toàn giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

2. Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Một giai đoạn mà chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm đó chính là thực phẩm phải được bảo quản đúng cách. Các nguồn bệnh, nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên hiện hữu xung quanh chúng ta, nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách thì các yếu tố gây hại này có thể xâm nhập và gây nên ngộ độc thực phẩm.

– Để riêng các loại thực phẩm với nhau, tránh sự lây truyền chéo yếu tố gây hại từ các loại thực phẩm cho nhau. Đặc biệt các loại thực phẩm như thịt hoặc cá cần phải được bảo quản tách biệt với rau củ, các thực phẩm tươi sống cần phải được bảo quản riêng với đồ ăn chín, sử dụng ngay,…

– Đối với các loại thực phẩm dễ ôi thiu, nhiều dinh dưỡng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,… cần phải được bảo quản lạnh ngay khi vừa mới mua về, tránh để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường bên ngoài mà chưa chế biến ngay.

– Nếu trong quá trình bảo quản thực phẩm mà phát hiện thực phẩm có các dấu hiệu của hư hỏng như nấm mốc hoặc phồng vỏ hộp đựng (thực phẩm đóng hộp), chảy nước,… thì nên vứt bỏ hoặc đem trả hàng nếu còn hạn sử dụng chứ không nên sử dụng chúng bởi rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó phải thường xuyên kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn xem chúng có còn an toàn để sử dụng hay không.

– Bảo quản lạnh chỉ có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có các tác dụng t.iêu d.iệt được vi khuẩn (kể cả ở nhiệt độ -18 độ C). Chính vì thế các loại thực phẩm sau khi bảo quản lạnh vẫn cần phải được chế biến đúng cách trước khi sử dụng. Còn đối với các thức ăn đã được nấu chín trước khi bảo quản lạnh thì cần hâm nóng lại trước khi dùng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhờ bảo quản thực phẩm đúng cách (Ảnh: Internet)

3. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm

Quá trình chế biến thực phẩm cũng là một quá trình rất dễ khiến cho các nguyên nhân gây ngộ độc có thể xâm nhập vào thực phẩm nếu không được diễn ra đúng cách. Vì vậy, nguyên tắc cần nhớ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm chính là phải luôn đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm.

– Trước khi chế biến thực phẩm, bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập vào thực phẩm trong khi chế biến. Người chế biến cũng nên sử dụng mũ trùm đầu khi chế biến thực phẩm nếu tóc quá dài.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng!

– Đối với các dụng cụ sử dụng để chế biến thực phẩm như dao, kéo, thớt cũng cần phải được giữ vệ sinh tốt để đảm bảo an toàn khi chế biến thực phẩm, tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra. Các dụng cụ chế biến thực phẩm nên được làm sạch sau mỗi lần thực hiện chế biến một loại thực phẩm, đặc biệt là đối với những thực phẩm mà bạn chỉ sơ chế và sau đó cần bảo quản lạnh chứ chưa nấu ăn ngay. Dao, thớt dùng để thái thức ăn chín nên dùng riêng với dao thớt thái thực phẩm sống.

– Nguồn nước sử dụng để chế biến thực phẩm phải là nguồn nước sạch, đặc biệt là nguồn nước sử dụng để rửa các thực phẩm sử dụng ăn sống ngay lập tức (hóa quả, rau củ,…). Nếu nguồn nước để chế biến thực phẩm không đảm bảo hãy đun sôi nước trước khi sử dụng, điều này có thể giúp t.iêu d.iệt các tác nhân vi sinh vật gây ngộ độc trong nước.

– Trong quá trình chế biến thực phẩm, phải đảm bảo làm sạch thực phẩm ở mức độ tối đa. Không chế biến chung các thức ăn chín sử dụng ngay với các loại thức ăn sống, không để vấy bẩn hoặc chó, mèo tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến.

– Khu vực chế biến thực phẩm, bồn rửa,… cần phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần chế biến thực phẩm. Các chất bẩn còn đọng lại sau khi chế biến thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật gây hại phát triển, chúng có thể bị lây nhiễm vào thực phẩm trong các lần chế biến sau đó.

Các loại thực phẩm cần được chế biến đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

4. Nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng

Các loại thực phẩm cần phải được nấu chín trước khi sử dụng. Nhiệt độ cao có khả năng t.iêu d.iệt được hầu hết các loại vi khuẩn và giúp phân giải một số chất độc có trong thực phẩm từ đó giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Tốt nhất nếu có thể thì bạn nên sử dụng các loại nhiệt kế thực phẩm để xác định xem liệu thực phẩm đã được nấu ở mức nhiệt độ thích hợp hay không.

Tuy nhiên, nếu bạn không có một chiếc nhiệt kế thực phẩm ở nhà thì bạn cũng có thể thông qua một số đặc điểm để phán đoán xem thực phẩm liệu đã được nấu chín hay chưa. Chẳng hạn như bạn cần nấu cá đến khi thịt bị mủn ra nếu bạn dùng đũa chọc vào, thịt không còn chảy ra nước màu hồng, tôm cần nấu cho đến khi vỏ chuyển sang màu hồng,…

Thức ăn sau khi nấu chín nên được ăn ngay, nếu chưa ăn ngay sau khi nấu thì phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi dùng.

Qua đây có thể khẳng định rằng, ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách biện pháp rất dễ dàng thực hiện. Chính vì thế, ta cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *