Phần lớn bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn muộn

Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp t.ử v.ong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bệnh viện K và Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt (Vĩnh Phúc) sáng 31/10, GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho hay ung thư đang là một vấn đề lớn của xã hội.

Ký kết thỏa thuận hợp tác Bệnh viện K – Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt. Ảnh: Thái Hà.

Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp t.ử v.ong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với căn bệnh này.

Theo khảo sát của Bệnh viện K, khoảng 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn làm giảm cơ hội được điều trị khỏi bệnh, đồng thời làm tăng chi phí điều trị.

Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc bệnh viện, một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là người dân chưa được khám, phát hiện bệnh ở các cơ sở địa phương.

Bên cạnh đó, sau khi phát hiện bệnh, áp lực kinh tế, chi phí ở tuyến trên khiến nhiều người phó mặc bệnh, tìm tới các phương pháp chữa bệnh truyền miệng, đắp hoặc uống lá nam. Nhiều người đã m.ất m.ạng vì không được chữa trị kịp thời.

Hiện tại, Bệnh viện K Trung ương đã trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho 42 đơn vị điều trị ung bướu thông qua mô hình bệnh viện vệ tinh; thực hiện đề án 1816 (tăng cường y bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới công tác). Đây được xem là giải pháp vừa giúp giảm tải tuyến trung ương, vừa giúp người dân sớm được phát hiện bệnh, từ đó, tăng cơ hội sống sót.

Theo lãnh đạo Bệnh viện K, các đối tượng nên đi tầm soát ung thư là người uống nhiều bia rượu, hút t.huốc l.á; người trưởng thành, đặc biệt là trên 40 t.uổi; người có thói quen hút t.huốc l.á, uống rượu nhiều; người mắc các bệnh lý viêm gan B, C, viêm dạ dày, đại tràng; người có yếu tố bệnh di truyền, hội chứng đa polyp, có gen đột biến; trong gia đình có người mắc bệnh ung thư

“Bên cạnh đó, người đang có các dấu hiệu bất thường như sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng, đầy hơi thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, khó nuốt nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân”, lãnh đạo Bệnh viện K nêu.

Được biết, ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, nhiều bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi. Chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng… nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi lên tới hơn 90%.

D.Ngân

Theo haiquanonline

Bệnh viện vệ tinh giúp giảm nhanh tỷ lệ bệnh nhân ung thư phải chuyển tuyến trên

Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phải chuyển lên tuyến trên điều trị đã giảm nhanh sau 5 năm triển khai dự án bệnh viện vệ tinh đối với chuyên khoa ung bướu.

Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (Vĩnh Phúc) – ẢNH THÁI HÀ

Hội nghị triển khai bệnh viện vệ tinh chuyên khoa ung bướu đã được Bệnh viện K T.Ư (Hà Nội) tổ chức tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (tỉnh Vĩnh phúc) vào sáng nay, 29.6.

Theo GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K T.Ư, sau 5 năm triển khai dự án bệnh viện vệ tinh chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới để giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, hiện cả nước đã có 8 bệnh viện chuyên khoa ung bướu và 72 trung tâm, khoa điều trị ung bướu thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh, giúp giảm cơ bản tình trạng bệnh nhân ung bướu phải chuyển lên tuyến trên điều trị.

Một số bệnh viện trước đây tỷ lệ chuyển tuyến gần 100% đến nay tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10% – 20%. Riêng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ chuyển tuyến với bệnh nhân ung thư hiện chỉ còn khoảng 10%, trong khi trước triển khai bệnh viện vệ tinh, tỷ lệ này từng lên đến 90%..

Hiện tại Bệnh viện K T.Ư đã trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho 42 đơn vị điều trị ung bướu thông qua mô hình bệnh viện vệ tinh; thực hiện đề án 1816 ( tăng cường y bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới công tác).

GS Trần Văn Thuấn đ.ánh giá: “Trước khi tiếp nhận đơn vị là bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện K T.Ư với vai trò là bệnh viện hạt nhân buộc phải khảo sát đ.ánh giá nhu cầu tiếp nhận kỹ thuật cũng như điều kiện nhân lực, trang thiết bị của bệnh viện tỉnh để đảm bảo việc chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện vệ tinh đạt hiệu quả”.

Bệnh viện vệ tinh về ung bướu cần đáp ứng yêu cầu về nhân lực và trang thiết bị – ẢNH THÁI HÀ

Tại Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, các bác sĩ của Bệnh viện K T.Ư sẽ trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong điều trị ung thư như: phẫu thuật, phác đồ điều trị, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân giai đoạn cuối, hội chẩn ca bệnh khó…, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư ngay tại địa phương.

Bệnh viện vệ tinh giúp các bệnh nhân có thể điều trị tại địa phương nhưng vẫn được tiếp cận với các bác sĩ tuyến trên mà không phải chuyển tuyến điều trị, giảm bớt các khó khăn cho người bệnh do phải đi lại.

Ngoài việc hỗ trợ điều trị, Bệnh viện K T.Ư cùng các bác sĩ của bệnh viện vệ tinh thường xuyên triển khai các hoạt động tầm soát phát hiện sớm ung thư, cung cấp kiến thức phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây mắc ung thư cho cộng đồng tại địa phương.

“Theo khảo sát của chúng tôi, vẫn có khoảng 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở gia đoạn muộn làm giảm cơ hội được điều trị khỏi bệnh, đồng thời làm tăng chi phí điều trị”, GS Thuấn chia sẻ.

Cũng trong sáng 29.6, các bác sĩ của Bệnh viện K TƯ và Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt đã khám, tầm soát ung thư: vú, cổ tử cung và tuyến giáp cho 200 người dân tại huyện Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *