Phản ứng có hại trên da nghiêm trọng khi sử dụng thuốc atezolizumab

Medsafe (Cơ quan An toàn Thuốc và Thiết bị Y tế New Zealand) vừa thông báo phản ứng có hại trên da nghiêm trọng khi sử dụng thuốc atezolizumab.

Theo thông tin từ Trung tâm DI &ADR Quốc gia cho biết, Medsafe (Cơ quan An toàn Thuốc và Thiết bị Y tế New Zealand) vừa thông báo phản ứng có hại trên da nghiêm trọng khi sử dụng thuốc atezolizumab.

Phản ứng có hại trên da khi sử dụng thuốc atezolizumab. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Nhãn thuốc atezolizumab ở New Zealand sẽ được bổ sung nội dung trong mục Cảnh báo/Thận trọng nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn quản lý bệnh nhân nghi ngờ phản ứng có hại trên da nghiêm trọng và cập nhật tần suất trong bảng phản ứng có hại của thuốc.

Medsafe cho biết, từ phân tích toàn diện dữ liệu hiện có trong chương trình phát triển lâm sàng nhãn thuốc atezolizumab đã xác định được nguy cơ phản ứng có hại trên da nghiêm trọng sau khi sử dụng atezolizumab. Tỷ lệ mắc các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng, bất kể mức độ nghiêm trọng, từ nghiên cứu lâm sàng sử dụng phác đồ đơn độc và phác đồ phối hợp với thuốc khác lần lượt là 0,7% và 0,6%.

Một phân tích về thuốc atezolizumab đã xác định được 99 trường hợp, trong đó 36 trường hợp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng đã được xác nhận bằng mô bệnh học hoặc chẩn đoán chuyên khoa trên những bệnh nhân đã sử dụng atezolizumab.

Khoảng 23.654 bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng và 106.316 bệnh nhân tham gia giám sát hậu mãi đã được phơi nhiễm với atezolizumab kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2020.

Tỷ lệ phản ứng có hại trên da nghiêm trọng, từ đơn trị liệu atezolizumab (N = 3178) hoặc phối hợp atezolizumab với thuốc khác (N = 4371) trong các nghiên cứu lâm sàng do công ty tài trợ lần lượt là 0,7% và 0,6%. Một trường hợp t.ử v.ong do hoại tử biểu bì nhiễm độc đã được báo cáo ở một bệnh nhân nữ 77 t.uổi sử dụng atezolizumab.

Do vậy, Medsafe và Roche New Zealand khuyến cáo:

Đối với các phản ứng nghi ngờ là có hại trên da, nên chuyển bệnh nhân đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và xử trí.

Ngừng sử dụng atezolizumab khi có dấu hiệu bị các biến chứng tổng quát cấp tính như mụn mủ, hội chứng Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Ngừng sử dụng atezolizumab vĩnh viễn khi có xác định chẩn đoán.Thận trọng khi xem xét việc sử dụng atezolizumab ở bệnh nhân đã có t.iền sử phản ứng có hại trên da nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khi điều trị với các chất chống ung thư kích thích miễn dịch khác.

Phát hiện ung thư khi mang thai: Đừng quá lo lắng

Nghiên cứu cho thấy khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới bệnh ung thư của người mẹ.

Chị Nguyễn Thị Phương Quyên vui vẻ cùng con trai sau khi sinh xong và tiếp tục chiến đấu với ung thư – Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phụ nữ mang thai vốn phải “mang nặng đẻ đau”, tuy nhiên nhiều người còn phải mang thêm gánh nặng ung thư trong thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe của mẹ và con.

Đừng quá hoảng sợ

Mang bầu được 3 tháng rưỡi, chị Nguyễn Thị Phương Quyên (Q.9, TP.HCM) đi khám thai phát hiện mình có một khối u nang buồng trứng phải và bác sĩ yêu cầu chị Quyên nhập viện để điều trị.

Do phát hiện sớm nên chị được phẫu thuật cắt buồng trứng phải thành công, nhưng không may mắn khi kết quả giải phẫu bệnh lại là “ung thư buồng trứng”. Chị lại tiếp tục chiến đấu với ung thư và cả việc nuôi con nhỏ đang mang trong bụng.

Khối u tái phát to dần, tuy mang bầu một đứa nhưng chị Quyên cứ nghĩ mình mang thai hai đ.ứa t.rẻ. Cuộc phẫu thuật tiếp tục được tạm hoãn vì chị Quyên quyết tâm giữ con mình lại, bé chào đời chị mới tiếp tục điều trị.

Nhờ vào sự kiên trì, cố gắng, cuối cùng chị Quyên hạ sinh an toàn một b.é t.rai cân nặng 2,5kg trong khi chị phải gánh khối u tái phát trong thai kỳ.

Trải qua được cửa tử thần thứ nhất, nhờ vào động lực gia đình và nghị lực phi thường của chính mình, chị Quyên đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật trong vòng 5 tháng để bóc tách thành công khối bướu to trên 20cm đã di căn đến vùng xương chậu.

Sau 3 năm liên tục điều trị, kiên trì, bền bỉ, lần mổ cuối cùng là mổ khối u gan trên 20cm và cắt một phần đáy phổi. Chị Quyên đã chiến thắng trong cuộc chiến này, một người được hồi sinh từ cửa tử trở về mà chính bác sĩ phụ trách điều trị cũng cho đó là kỳ tích khi bệnh đã ở giai đoạn tiến xa.

Theo chị Quyên, ngoài việc phải dựa vào nghị lực của chính bản thân mình, trong suốt quá trình điều trị ung thư phải có niềm tin đặc biệt vào các y bác sĩ, sau đó phải giữ tâm lý ổn định, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho chính bản thân mình để không ảnh hưởng đến cháu bé.

Giữ bình tĩnh, điều trị

GS Nguyễn Chấn Hùng – chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam – cho biết theo những nghiên cứu lớn từ trước đến nay người ta thấy rằng khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới ung thư của người mẹ.

Theo số liệu trên thế giới thì cứ 3.000 người mang thai chỉ có 1 người mắc ung thư trong thai kỳ. Những loại ung thư thường mắc chủ yếu ở những phụ nữ có thai như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư hạch…

Bác sĩ Hùng cho biết thêm khi mang thai, cơ thể người phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi dẫn đến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là những thay đổi do mang thai tạo nên như ngực to dần, chân tay phù… Do vậy việc phát hiện ung thư gặp nhiều khó khăn và thường ở giai đoạn không sớm.

Khi phát hiện mình bị ung thư trong thai kỳ, điều quan trọng nhất là người mẹ nên giữ bình tĩnh lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có phác đồ điều trị, tuy nhiên khả năng giữ tính mạng cho cả mẹ và con luôn luôn cao.

BS CKII Nguyễn Văn Tiến – trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – cho biết khi người phụ nữ mang thai bị ung thư thì tinh thần hoảng loạn, hoang mang lo sợ, sợ c.hết, sợ chồng bỏ, sợ gia đình xa lánh, sợ con không giữ được… làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể khiến bệnh diễn tiến nặng nề hơn và ảnh hưởng đến bào thai làm thai suy, sẩy thai, sinh non…

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống còn của phụ nữ mang thai bị ung thư cũng tương tự như những phụ nữ không mang thai mắc bệnh tương tự. Hiện nay tỉ lệ thai sống ngày càng tăng do những tiến bộ của y học. Việc điều trị ung thư trong thai kỳ là khả thi, nên được tiến hành với một sự thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *