Phát hiện ca vi khuẩn Whitmore tại Bình Định

Ngày 7/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho biết, bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân trẻ bị nhiễm vi khuẩn whitmore.

Theo đó, nữ bệnh nhân N.T.N (29 t.uổi; ở Sông Cầu, Phú Yên; nghề nghiệp: Nội trợ) có t.iền sử đái tháo đường týp 1, được phát hiện và điều trị cách đây 1 năm với insulin. Bệnh khởi phát với các triệu chứng sưng đau, nóng, đỏ vùng cổ trái, kèm theo sốt, ớn lạnh, mệt mỏi về chiều. Bệnh nhân có đi khám và điều trị ngoại trú với chẩn đoán viêm hạch cổ nhưng không đỡ. Ngày nhập viện bệnh nhân sốt cao, đau nhiều vùng cổ bên trái.

Bệnh nhân nhập viện tại khoa Ngoại Tổng Hợp ngày 30.9. Lúc vào viện, bệnh nhân sốt cao 40 độ, sưng đau vùng cổ trái,… chẩn đoán ban đầu: U vùng cổ T áp xe hóa/Đái tháo đường típ 1. Bệnh nhân được phẫu thuật làm sạch ổ áp xe, mô hoại tử; điều trị với các kháng sinh ceftazidim. Sau một ngày điều trị, ngày 1.10, bệnh nhân hết sốt, đường huyết còn cao chuyển khoa Nội Tổng hợp điều trị tiếp.

Vi khuẩn Whitmore – Hình minh họa

ThS. BS Nguyễn Hữu Lành, trưởng khoa Nội Tổng Hợp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – Phần Mở rộng thông tin thêm: Bệnh Melioidosis (Whitmore) do trưc khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tôn tai trong môi trương tư nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Melioidosis khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B.pseudomallei. Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da. Bệnh khó lây truyền từ người sang người.

Bệnh thường gặp ở những đối tượng giảm sức đề kháng như: đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh phổi mạn tính,… Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn. Các triệu chứng ban đầu rất đa dạng, triệu chứng toàn thân: như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi đau đầu, chán ăn; triệu chứng tại chỗ như: sốt, loét, áp xe; triệu chứng ở các cơ quan như: ho, đau ngực…

Để chủ động phòng bệnh Melioidosis (Whitmore), ThS.BS Nguyễn Hữu Lành, khuyến cáo: Người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.

Phúc Nhơn

Theo vietnamnet

Điều trị thành công 3 ca nhiễm khuẩn huyết Whitmore ở Hòa Bình

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình cho biết vừa điều trị thành công 3 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Whitmore gây ra.

Cụ ông 86 t.uổi quê Lương Sơn, Hòa Bình vừa được điều trị thành công và xuất viện trong ngày 27/9

Trưa ngày 27/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cho biết, từ tháng 6/2019 đến nay chúng tôi đã điều trị 3 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Whitmore và tất cả đều được cứu sống. Trong đó có 1 trường hợp cụ ông 86 t.uổi quê ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa được điều trị thành công và xuất viện hôm nay.

“Nhiều người lầm tưởng vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore là “vi khuẩn ăn thịt người”, nhưng chúng không ăn t.hịt n.gười mà có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei. Loại vi khuẩn này cũng như các loại vi khuẩn khác gây bệnh cho người ở những mức độ khác nhau, nặng nhất có thể gây t.ử v.ong. Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, bằng các loại kháng sinh đặc hiệu với Burkholderia pseudomallei”, bác sỹ tình cho biết thêm.

Dạng vi khuẩn này thường cư trú trong đất, nước hoặc bụi đất, xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua tiếp xúc giữa vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau: nhiễm khuẩn tại chỗ (khu trú), nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết), sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.

Được biết năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Hòa Binh đã được đào tạo kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Withmore. Từ năm 2017 đến nay đã phát hiện 9 ca mắc bệnh Withmore tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Binh.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *