Phát hiện ‘công tắc’ ngăn ung thư ruột ở nơi khó ngờ

Đột phá mới từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) hứa hẹn vô hiệu hóa các tế bào ung thư ruột ‘từ gốc’.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, nhóm tác giả ANU đã xác định một loại protein ngay trong hệ thống miễn dịch của con người có thể được điều khiển để giúp khắc phục bệnh ung thư ruột.

Ung thư ruột – Ảnh đồ họa: JOHNS HOPKIN MEDICINE

Tờ Medical Xpress dẫn lời TS Abhimanu Pandey, tác giả chính của ngheien cứu, cho biết protein nói tên được gọi là Ku70, có thể được kích hoạt hoặc “bật” giống như một công tắc đèn bằng các loại thuốc mới và cả thuốc hiện có.

“Ở trạng thái kích hoạt, protein hoạt động giống như một hệ thống giám sát, phát hiện các dấu hiệu DNA bị hư hỏng trong tế bào chúng ta” – TS Pandey giải thích.

DNA là mã di truyền của sự sống. DNA bị hư hỏng là một trong các nguyên nhân có thể biến tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư.

Nghiên cứu của ANU cho thấy Ku7- có thể “làm mát” các tế bào ung thư và dọn dẹp DNA bị hư hỏng.

Việc dọn dẹp DNA hỏng ngăn chặn việc các tế bào lành bị biến thành tế bào ung thư, trong khi tính năng “làm mát” giúp ngăn tế bào ung thư ruột trở nên hung hãn hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc ngăn di căn và thậm chí là vô hiệu hóa chúng bằng cách giữ chúng ở trạng thái không hoạt động.

Phát hiện này chưa trực tiếp đưa đến một phác đồ điều trị ung thư mới, nhưng đã mở ra một con đường quan trọng.

Theo GS Ming Man, thành viên nhóm nghiên cứu, các phương pháp sàng lọc ung thư ruột trong tương lai có thể bao gồm việc kiểm tra mức Ku70 trong polyp t.iền ung thư.

Ngoài ra, cần thêm một số nghiên cứu đề ứng dụng con đường này vào việc điều trị ung thư ruột, bao gồm tìm hiểu xem các thuốc hay sự kết hợp thuốc nào có thể tác động hiệu quả nhất tới “công tắc” Ku70.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư ruột – hay còn gọi là ung thư đại trực tràng – đang là loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 trên thế giới và đứng thứ 2 trong danh sách các loại ung thư gây t.ử v.ong nhiều nhất.

Còn theo thống kê tại Úc được nhóm nghiên cứu trích dẫn, chỉ riêng tại nước này mỗi tuần đã có 100 người t.ử v.ong vì ung thư ruột. Tuy vậy, 90% các ca bệnh có thể được điều trị thành công nếu như được phát hiện sớm.

Chất trong vải chống thấm, chất tẩy… thúc đẩy di căn ung thư?

Nghiên cứu mới từ Đại học Yale (Mỹ) cảnh báo ‘hóa chất vĩnh viễn’ PFAS có khả năng đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh ung thư.

Theo Science Alert, trong bước đầu tiên của nghiên cứu, các nhà khoa học đã dùng tế bào ung thư ruột (ung thư đại trực tràng) để thử nghiệm, cho chúng tiếp xúc với 2 loại PFAS.

Kết quả cho thấy các tế bào ung thư này dường như được kích thích để di chuyển sang vị trí mới, điều mà nếu xảy ra bên trong cơ thể sống sẽ tạo ra sự di căn của bệnh ung thư.

Tế bào ung thư – Ảnh: ĐẠI HỌC YALE

“Điều đó không chứng minh được cụ thể là di căn, nhưng chúng có khả năng vận động tăng lên, đó là một đặc điểm của di căn” – nhà dịch tễ học Caroline H. Johnson từ Đại học Yale giải thích.

Những gì xảy ra trên các đĩa thí nghiệm rất đáng lưu tâm. Khi tiếp xúc với 2 loại PFAS là PFOS và PFOA, các tế bào ung thư cho thấy sự chuyển động và gia tăng xu hướng lan rộng.

Khi các nhà nghiên cứu cố tách đôi mớ tế bào trên đĩa, chúng lại tiếp tục phát triển và di chuyển về phía nhau.

Họ cũng xem xét mô hình một số nhóm người dễ bị phơi nhiễm với các hóa chất này, trong đó có nhiều người mắc bệnh, và xác nhận mức tăng nguy cơ ung thư ruột tỉ lệ thuận với mức độ phơi nhiễm.

PFAS là các hóa chất được con người tạo ra khoảng thập niên 1940, dựa trên liên kết carbon-flo. Các liên kết này rất bền, chống p.hân h.ủy, nên nó được gọi là “hóa chất vĩnh viễn” và ứng dụng trong nhiều tác phẩm.

Tuy nhiên, theo thời gian, người ta ngày càng nhận ra hóa chất vĩnh viễn có nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người.

PFAS đã phổ biến khắp nơi, bao gồm trong nhiều loại bao bì thực phẩm nhằm chống dầu mỡ, quần áo chống thấm, chảo chống dính, sơn vecni, chất tẩy rửa và thậm chí cả trong một số loại mỹ phẩm, theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA).

Do bị con người tận dụng quá nhiều nên nhiều nguồn nước, vùng đất cũng bị ô nhiễm nhóm hóa chất này – điều mà các cơ quan môi trường khắp thế giới đang cố gắng giải quyết.

“Việc hiểu rõ cơ chế về cách chúng thực sự có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào ung thư là điều quan trọng” – TS Johnson nhìn nhận. Ông và các cộng sự dự định sẽ tiến tới các thử nghiệm chi tiết hơn, bao gồm thử nghiệm lâm sàng để làm rõ vấn đề.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Environmental Science & Technology.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *