Phát hiện đột biến gene tạo m.áu liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim

Khả năng không có giới hạn hình thành các tế bào m.áu vô tính (CHIP) có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng 42% ở 1.100 người mang CHIP so với những người không mang CHIP.

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được một nhóm đột biến gene có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vành (CHD).

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa JAMA Cardiology.

Trong một nghiên cứu với 6.181 người Trung Quốc, các nhà khoa học ở Bệnh viện Fuwai thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc đã phát hiện ra rằng khả năng không có giới hạn hình thành các tế bào m.áu vô tính (CHIP) – sự hiện diện của một loại tế bào gốc gây ra bởi đột biến gây bệnh bạch cầu – có liên quan với nguy cơ mắc CHD tăng 42% ở 1.100 người mang CHIP so với những người không mang CHIP.

Họ cũng cho rằng nguy cơ mắc CHD tăng cao do những đột biến đó là không đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này sẽ thúc đẩy việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tim mạch vành cho mỗi cá nhân.

Bệnh mạch vành là tình trạng khi các động mạch vành tải m.áu đến cơ tim bị hẹp hoặc cản trở do mảng bám chất béo và cholesterol tích tụ trên bề mặt của mạch m.áu, làm cho chúng trở nên cứng và hẹp đi theo thời gian. Điều này làm giảm sự linh hoạt của các mạch m.áu này, gây khó khăn trong việc m.áu lưu thông qua chúng.

Khi các triệu chứng mạch vành xuất hiện và tiến triển, cung cấp m.áu và oxy cho cơ tim trở nên kém hiệu quả, có thể gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi m.áu cơ tim.

Hầu hết các cơn nhồi m.áu cơ tim xảy ra khi một cục m.áu đông đột ngột tạo cản trở ở các đoạn hẹp của mạch m.áu, gây ra tắc nghẽn và gây hại vĩnh viễn cho cơ tim.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường từ chế độ ăn giàu thực vật

Việc thay thế một khẩu phần thịt chế biến mỗi ngày bằng một phần ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt hoặc đậu sẽ giúp giảm từ 23-36% nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch vành.


Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hạt, đậu và ngũ cốc nguyên cám sẽ tốt hơn cho sức khỏe. (Ảnh: iStock)

Mới đây, một phân tích được công bố trên Tạp chí BMC Medicine, dựa trên dữ liệu từ 37 nghiên cứu, đã chứng minh rằng việc hạn chế ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật (đặc biệt là thịt chế biến sẵn) và thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hay các loại hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.

Qi Sun, Phó Giáo sư về Dinh dưỡng và Dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, đ.ánh giá nghiên cứu trên rất hữu ích vì đã cung cấp thông tin chi tiết về những thay đổi trong chế độ ăn uống giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Theo ước tính, việc thay thế một khẩu phần thịt chế biến (xúc xích, thịt nguội hoặc thịt xông khói) mỗi ngày bằng một phần ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt hoặc đậu sẽ giúp giảm từ 23-36% nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch vành.

Phân tích này đã tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu tiến hành ở Mỹ, châu Âu và châu Á.

Nhóm những người tham gia các nghiên cứu đã được hỏi chi tiết về các loại thực phẩm họ thường ăn. Các học giả đã theo dõi nhóm tham gia trong khoảng thời gian trung bình là 19 năm, nhằm tìm kiếm mối tương quan giữa chế độ ăn uống và sức khỏe của họ.

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả, các nhà khoa học đã điều chỉnh các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm lượng calo tiêu thụ, hoạt động thể chất, hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn.

Sabrina Schlesinger, nhà Dịch tễ học và nhà Khoa học Dinh dưỡng tại Trung tâm Tiểu đường Đức cho biết những nghiên cứu này chỉ chứng minh rằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chứ không thể xác định được liệu thực phẩm có nguồn gốc thực vật có ngăn ngừa trực tiếp bệnh tim mạch hay tiểu đường tuýp 2 hay không.

Khỏe mạnh hơn với chế độ ăn giàu thực vật

Maya Vadiveloo, Phó Giáo sư Dinh dưỡng tại Đại học Rhode Island, chia sẻ rằng lợi ích của việc tuân theo chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu, giảm thịt đỏ và thịt chế biến sẵn đã được khoa học chứng minh trong suốt 30 năm qua.


Thực phẩm từ nguồn gốc thực vật tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh: iStock)

Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất béo và chất xơ có lợi cho tim, giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó là các hợp chất có lợi từ thực vật, chẳng hạn như chất isoflavone trong các loại đậu, có tác dụng giảm viêm và hoạt động như chất chống oxy hóa.

Trong khi đó, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn lại chứa nhiều chất béo bão hòa, natri hoặc một số hợp chất có thể đẩy nhanh tình trạng viêm, góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn các loại hạt thay vì thịt chế biến sẵn có thể giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và 21% nguy cơ t.ử v.ong sớm.

Việc thay thế thịt đỏ chưa qua chế biến bằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng tốt cho sức khỏe hơn.

Bất ngờ hơn cả, việc thay thế trứng bằng các loại hạt cũng việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và nguy cơ t.ử v.ong sớm.

Tiến sỹ Sun nói: “Một vài bằng chứng trước kia cho thấy việc ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi đặt hai loại thực phẩm lên bàn cân, kết quả cho thấy các loại hạt lại tốt cho sức khỏe hơn trứng.”

Schlesinger cho biết các học giả cần thêm thời gian để nghiên cứu các loại sữa, sữa chua hay sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật có ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào.

Thay đổi nhỏ – lợi ích lớn

Phân tích trên đã cho thấy ngay cả những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống cũng cải thiện sức khỏe con người. “Áp dụng chế độ ăn dựa trên thực vật không nhất thiết phải loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật.”

Phó Giáo sư Vadiveloo cho biết: “Hạn chế ăn thịt đỏ sẽ có lợi cho tim mạch, giúp cân bằng và nâng cao chế độ ăn tổng thể, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ăn ít thịt đó cũng giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và giúp người tiêu dùng tiết kiệm t.iền mua thực phẩm.”


Hay thay đổi chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe của bạn. (Ảnh: iStock)

Vadiveloo khuyên bạn nên xác định những thay đổi nhỏ mà bản thân có thể thực hiện được và tập trung vào những món ăn tốt cho sức khỏe.

“Nếu bạn thường ăn thịt xông khói vào bữa sáng hay bánh sandwich với thịt nguội vào bữa trưa, hãy thử thay đổi một vài ngày trong tuần, ví dụ thay thế đậu hoặc thịt gà chothịt xông khói, bơ đậu phộng và thạch cho bánh mì kẹp. Bạn cũng có thể dần thay thế trong một số bữa ăn, chẳng hạn như thay một ít thịt bò xay trong bánh taco bằng đậu.”

Nhiều người lo lắng rằng nếu chuyển sang chế độ ăn nhiều thực vật sẽ không hấp thụ đủ lượng protein, tuy nhiên Phó Giáo sư Qi Sun đã chỉ ra rằng hàm lượng protein cao trong các loại đậu, hạt và đậu phụ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể con người./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *