Phát hiện đột phá về virus bệnh t.ình d.ục phổ biến nhất thế giới

Các nhà khoa học Đức đã giải mã được cơ chế tác động của loại virus bệnh t.ình d.ục mà 80% dân số thế giới có thể mắc phải, đồng thời tìm ra một loại thuốc chống lại nó.

Nghiên cứu của Viện Hệ thống y khoa và Sinh học Berlin (BIMSB, Đức) đã nhắm vào HSV-1, tức virus herpes simplex type 1, gây ra các mụn rộp quanh miệng. Đường lây phổ biến nhất của virus này vẫn là các tiếp xúc t.ình d.ục, nhưng một số trường hợp tiếp xúc trực tiếp với các mụn rộp của người đang phát bệnh hay dùng chung khăn vẫn có thể bị lây. T.rẻ e.m có thể bị lây khi người lớn có bệnh hôn hít chúng.

Virus bệnh t.ình d.ục gây ra những vết rộp, lở trên miệng có thể được ngăn ngừa bằng một loại thuốc trị bệnh thận – ảnh minh họa từ internet

Các tác giả đưa ra một thống kê bất ngờ: ước tính tới 80% dân số toàn cầu có thể mang virus này trong cơ thể. Chúng có thể tồn tại suốt đời nhưng chủ yếu ở trạng thái ngủ, không phát bệnh. Tuy nhiên chúng có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào. Ở người có cơ địa yếu như trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, herpes còn có thể gây viêm não và viêm phổi nguy hiểm đến tính mạng.

Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communicatión này, các nhà khoa học đã sử dụng trình tự RNA đơn bào và xác định được yếu tố phiên mã NRF2 có thể giúp một số cá nhân làm chậm tiến trình n.hiễm t.rùng herpes. Khả năng chống lại bệnh t.ình d.ục này dường như phụ thuộc vào sức mạnh tự nhiên của NRF2 trong cơ thể mỗi người.

Nghiên cứu còn phát hiện ra một loại thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính vô tình ức chế được quá trình nhiễm virus bệnh t.ình d.ục này, thông qua việc kích hoạt NRF2.

Các tác giả hy vọng các phát hiện mới sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về virus bệnh t.ình d.ục HSV-1 và cả herpes nói chung, đồng thời tìm ra các phương án ngăn chặn bệnh, ít nhất là ở các đối tượng dễ tổn thương, có nguy cơ gặp biến chứng cao nếu nhiễm bệnh.

A. Thư

Theo EurekAlert/nguoilaodong

Nhận biết bệnh đái tháo nhạt để kiểm soát chất lượng sống

Cùng với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), đái tháo nhạt (ĐTN) cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.

Người bị đái tháo nhạt cần bổ sung đủ nước hàng ngày

Các dạng chính

ĐTN trung ương: Do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị phá huỷ, lượng ADH sản xuất ra bị giảm, hậu quả là cơ thể thiếu ADH nên đi tiểu rất nhiều. Các nguyên nhân thường gặp là phẫu thuật tuyến yên hoặc u tuyến yên, viêm tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não…

ĐTN do thận: Nguyên nhân là do các khiếm khuyết ở ống thận là phần cấu trúc có chức năng thải hoặc tái hấp thu nước. Khi đó hoạt động của thận không chịu ảnh hưởng của ADH nữa nên sẽ thải rất nhiều nước tạo ra nhiều nước tiểu. Nguyên nhân gây khiếm khuyết có thể do di truyền hoặc mắc phải sau khi bị bệnh thận mạn tính (như viêm thận bể thận mạn, bệnh thận đa nang…). Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây ĐTN do thận. Một số trẻ sơ sinh bị ĐTN ngay sau khi đẻ thường do nguyên nhân di truyền gây biến đổi vĩnh viễn khả năng cô đặc nước tiểu của thận. ĐTN ở phụ nữ có thai: Một số phụ nữ có thai bị ĐTN do nhau thai tiết ra một loại enzyme có khả năng phá hủy ADH (vasopressinase). Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối.

Bệnh ĐTN có thể gặp ở những bệnh nhân bị hạ kali m.áu, tăng calci m.áu… có giảm sự cô đặc nước tiểu (giảm tái hấp thu). Tuy nhiên có tới 30% bị ĐTN không thể tìm được nguyên nhân.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng nổi bật là tiểu rất nhiều và uống nhiều nước. Bệnh nhân ĐTN thường tiểu từ 4 – 8lít/ngày, có thể tới 15 – 20 lít/ngày vì thế trung bình 30 – 60 phút họ phải đi tiểu 1 lần, kể cả ban đêm. Mức độ khát nước rất dữ dội khiến bệnh nhân phải uống nước liên tục, một số người có thể bị mất nước nặng với những biểu hiện như môi khô, tim đ.ập nhanh, huyết áp tụt, thậm chí hôn mê. Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTN lại ít khi bị gầy sút và không bao giờ có hiện tượng kiến bâu vào nước tiểu (khác với ĐTĐ). Vì thế cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đi tiểu nhiều và uống nhiều để tránh bị mất nước nặng. T.rẻ e.m bị bệnh ĐTN có thể có những biểu hiện khác lạ như: trẻ quấy khóc nhiều; bỉm thường xuyên bị ướt; sốt, nôn hoặc tiêu chảy là dấu hiệu mất nước; da khô và chân tay lạnh; trẻ chậm lớn, thậm chí sút cân.

Phương pháp điều trị

ĐTN là bệnh ít gặp, có thể điều trị được nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh, đôi khi cũng có thể gây biến chứng mất nước nặng. Vì thế những người bị tiểu nhiều và khát nước nhiều cần đi khám bệnh sớm. Những người đã được chẩn đoán bị ĐTN cần uống thuốc đều và uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ có thể bác sĩ chỉ khuyên uống 2-3 lít nước/ngày mà không cần dùng thuốc.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *