Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một số loại vi khuẩn ở Nam Cực sở hữu các gien có khả năng chống lại thuốc kháng sinh.
Các vi khuẩn này dù ở Nam Cực nhưng vẫn có thể lây lan ra khỏi vùng này.
Nghiên cứu được đăng trên chuyên san Science of the Total Environment, do các nhà khoa học tại Đại học Chile ở thành phố Santiago (Chile) thực hiện. Từ năm 2017 đến 2019, họ đã thu thập các mẫu vật ở Nam Cực để nghiên cứu, theo hãng tin Reuters.
Một số loại vi khuẩn có gien kháng kháng sinh được tìm thấy ở Nam Cực. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhóm phát hiện vi khuẩn Pseudomonas, một trong những nhóm vi khuẩn phổ biến ở Nam Cực, dù không gây bệnh nhưng lại mang các gien kháng kháng sinh. Các chất khử trùng thông thường như đồng, clo hay amoni bậc bốn đều không thể ảnh hưởng đến vi khuẩn này.
Trong khi đó, vi khuẩn Polaromonas ở Bắc Cực lại có khả năng chống lại kháng sinh beta-lactam. Đây là nhóm kháng sinh lớn được dùng để điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng phổ biến.
Sở dĩ một số loại vi khuẩn này có được “siêu năng lực” kháng kháng sinh là nhờ chúng tiến hóa để thích ứng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Nam Cực.
“Chúng tôi biết đất ở bán đảo Nam Cực, một trong những vùng cực chịu tác động mạnh nhất của băng tan, là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn”, tiến sĩ Andres Marcoleta, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Một số vi khuẩn này được thừa hưởng gien có khả năng kháng kháng sinh từ tổ tiên chúng. Vấn đề các nhà khoa học quan tâm là khả năng chúng lây lan ra khỏi Nam Cực.
“Vấn đề cần phải đặt ra là liệu biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm hay không”, tiến sĩ Marcoleta nói.
Một kịch bản có thể xảy ra là vi khuẩn chứa các gien kháng kháng sinh này có thể thoát khỏi Nam Cực và truyền gien đó cho các loại vi khuẩn khác. Điều này có thể thúc đẩy sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm khó trị bằng kháng sinh trong tương lai, theo Reuters.
‘Vũ khí’ mới t.iêu d.iệt vi khuẩn kháng kháng sinh
Vi khuẩn kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, dẫn đến cái c.hết của hàng trăm nghìn người mỗi năm.
Tuy nhiên, một công nghệ sửa gen mang tên CRIPSR-Cas9 có thể giúp loại bỏ chúng.
Bên trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ở Atlanta. Ảnh: AP
Kênh DW (Đức) cho biết trước khi phát hiện ra penicillin vào năm 1928, những loại bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến c.hết người. Kháng sinh đã đem lại lợi thế đáng kể cho con người trong cuộc chiến chống vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, khi các loại kháng sinh được nâng cấp thì vi khuẩn cũng vậy.
Tình trạng gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh là một trong những vấn đề y tế đáng lo ngại nhất toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm vi khuẩn kháng kháng sinh khiến 700.000 người t.ử v.ong. Một nghiên cứu năm 2018 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu thực hiện cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh khiến 33.000 người t.ử v.ong tại Liên minh châu Âu (EU) mỗi năm.
Các nhà khoa học cũng gặp khó khăn trong việc bào chế loại kháng sinh mới “chiến đấu” với vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra cách diệt vi khuẩn kháng kháng sinh trong ruột loài chuột. Phương pháp đang trong quá trình nghiên cứu này sử dụng công nghệ điều chỉnh gen được vinh danh giải Nobel là CRISPR-Cas9.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sherbrooke (Canada) cũng sử dụng công nghệ này để “đào sâu” vào vi khuẩn kháng kháng sinh và tác động vào gen để vô hiệu hóa khiến chúng c.hết mòn từ bên trong.
CRISPR-Cas9 được coi như một cỗ máy tìm kiếm và cắt phân tử, khi bạn đưa cho nó một mục tiêu là chuỗi ADN, nó sẽ chỉ tập trung cắt mục tiêu này. Trong trường hợp này là chuỗi ADN thuộc gen kháng kháng sinh.
Kết quả thu được khá hứa hẹn bởi vi khuẩn kháng kháng sinh bị t.iêu d.iệt. Điều đặc biệt là CRISPR-Cas9 chỉ nhắm đến các vi khuẩn có hại và không gây ảnh hưởng đến những vi khuẩn có lợi trong cơ thể người, điều mà thuốc kháng sinh thường gây ra.
Về lý thuyết có thể giản đơn nhưng trên thực tế, việc đưa “cỗ máy này” vào trong vi khuẩn kháng kháng sinh là không dễ dàng. Các nhà nghiên cứu Canada đã tìm ra được phương pháp là các vi khuẩn có thể truyền gien lẫn nhau khi va chạm, quá trình này gọi là sự tiếp hợp.
Các nhà khoa học đã sử dụng CRISPR-Cas9 để nhắm đến gien kháng kháng sinh và biến đổi để chúng trở nên dễ di chuyển hơn giữa các vi khuẩn. Sau đó, họ đặt chúng vào các vi khuẩn vô hại và truyền vào trong cơ thể chuột. Điều ngạc nhiên là chúng loại bỏ hơn 99,9% vi khuẩn kháng kháng sinh chỉ sau 4 ngày.
Mặc dù qua thử nghiệm CRISPR-Cas9 khá hiệu quả nhưng các nhà nghiên cứu chưa biết liệu vi khuẩn có phát triển được khả năng kháng công nghệ này hay không.