Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới và đang ở mức nghiêm trọng. Đặc biệt đã ghi nhận loại vi khuẩn kháng kháng sinh với tỷ lệ tới 82%, cao nhất từ trước đến nay.
Đó là thông tin được Bộ Y tế và đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra tại lễ mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc diễn ra tại Đại học Y Hà Nội vào chiều 25/11.
Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới tại 16 bệnh viện lớn của Việt Nam từ năm 2019 cho thấy, đã xuất hiện một số loại vi khuẩn đa kháng thuốc, trong đó 82% số trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn Acinetobacter gây bệnh phổi, viêm đường tiết niệu đã kháng với thuốc kháng sinh Carbapenems. Tại các bệnh viện như: Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phổi Trung ương…đã phát hiện những siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh và đã có những bệnh nhân t.ử v.ong.
Ảnh minh họa.
Gần đây nhất, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã phát hiện một vài trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Colistin (một loại kháng sinh thế hệ mới).
TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện nay, Bộ Y tế đang thực hiện đề án tăng cường việc mua thuốc theo đơn và kiểm soát việc bán thuốc kê đơn; đồng thời, đã triển khai kết nối liên thông các nhà thuốc ở cộng đồng và trong các bệnh viện và sắp tới sẽ thực hiện tại các quầy thuốc. Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo áp dụng công nghệ thông tin để triển khai kê đơn thuốc điện tử tại các bệnh viện, tổ chức thực hiện thí điểm ở Hà Tĩnh, Hưng Yên để xây dựng mô hình hoàn chỉnh, tiến tới nhân rộng ra toàn quốc vào tháng 1/2021″.
Tham gia mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc, các Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đối tác như Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đã cùng nhau cam kết phối hợp, chấm dứt việc sử dụng kháng sinh sai và lạm dụng kháng sinh từ các bệnh viện, khu chăn nuôi, hay trong các hộ gia đình.
Bà Rana Flower, Trưởng Đại diện lâm thời văn phòng tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: “Trong 10 năm tới, lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm khi dân số ngày càng gia tăng, do vậy ngành lương thực và nông nghiệp, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc lây lan. Dọc theo từng khâu trong chuỗi thực phẩm, các biện pháp cần được thực hiện đảm bảo kháng sinh được sử dụng thận trọng và có trách nhiệm, vì vậy có thể làm chậm lại sự phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc”.
Được đ.ánh giá là điều kỳ diệu trong y học hiện đại, thuốc kháng sinh đã góp phần thay đổi cuộc sống của con người khi đ.ánh bại các vi khuẩn nguy hiểm, giúp nhiều t.rẻ e.m được sống sót và t.uổi thọ của người lớn được kéo dài hơn. Nhưng điều này đang có những thay đổi đáng kể, do lạm dụng thuốc đã gây ra tình trạng kháng kháng sinh đang báo động hiện nay./.
Ảnh hưởng của vi sinh vật đường ruột với bệnh phổi
Công bố trên tạp chí Nature Communications, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc lần đầu tiên chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, COPD là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ 3 trên thế giới. Ảnh: Central Hastings Family Health Team
COPD là tình trạng xảy ra khi phổi bị viêm, tổn thương và hẹp đường dẫn khí, dẫn đến các triệu chứng khó thở, ho, tiết chất nhầy và thở khò khè. Nguyên nhân hàng đầu của bệnh là do hút t.huốc l.á và tiếp xúc không khí ô nhiễm. Y học cũng từng phát hiện hệ vi sinh trong phổi có ảnh hưởng tới tiến triển của bệnh. Do đó trong nghiên cứu mới, tác giả Phil Hansbro và các đồng sự đặt giả thuyết xem xét môi trường ruột có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh hay có thể coi đây là chỉ dấu chẩn đoán COPD hay không.
Các chuyên gia đã phân tích mẫu phân của 28 bệnh nhân COPD và 29 người khỏe mạnh thuộc nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm, bao gồm mức độ khác nhau của hơn 140 loài vi khuẩn. ơn cử, sự hiện diện của một số chủng liên cầu khuẩn (Streptococcus) được nhìn thấy với số lượng nhiều hơn ở bệnh nhân COPD. Tính đa dạng của chủng Streptococcus trước đây cũng từng được phát hiện trong hệ vi sinh trong phổi của người mắc COPD.
Theo giải thích của Giáo sư Hansbro, “trục đường ruột – phổi” phản ánh hệ miễn dịch chung của đường tiêu hóa và hệ hô hấp, đồng nghĩa hoạt động trong ruột có thể tác động đến hoạt động ở phổi. Với khám phá mới, Giáo sư Hansbro đề nghị nên đưa sức khỏe hệ vi sinh đường ruột vào các mô hình nghiên cứu để xem xét phát triển các phương pháp mới hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và điều trị COPD không xâm lấn và hiệu quả hơn.