Theo một nghiên cứu mới, nhụy hoa nghệ tây – còn gọi là Saffron – có thể làm giảm mức cholesterol LDL “xấu” chỉ sau 3 tuần, theo tờ Express.
Nguyên nhân chính của bệnh tim là chất béo làm tắc nghẽn động mạch – được gọi là xơ vữa động mạch.
Mức độ cao của cholesterol “xấu” trong m.áu và tình trạng viêm mạch m.áu có liên quan chặt chẽ đến quá trình này.
Nhụy hoa nghệ tây – còn gọi là Saffron có thể có thể giảm mức cholesterol LDL “xấu” chỉ sau 3 tuần. Ảnh SHUTTERSTOCK
Điều này có nghĩa là khống chế được cả hai yếu tố trên là cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tim. Theo nghiên cứu, tiêu thụ nhiều Saffron có thể làm được điều này, theo Express.
Saffron là một loại gia vị có mùi đất mạnh, thường được sử dụng trong các món ăn châu Á và Địa Trung Hải.
Nhưng nghiên cứu y học cũng chỉ ra rằng nó có thể làm giảm mức cholesterol và giảm viêm.
Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí khoa học Malaysian Journal of Medical Sciences, cho thấy Saffron có thể giảm mức cholesterol “xấu” LDL chỉ sau 3 tuần tiêu thụ, theo Express.
Các nhà khoa học từ Đại học Teknologi MARA (Malaysia), đã xem xét tất cả các nghiên cứu hiện có về tác dụng của Saffron trên chuột.
Kết quả đã phát hiện ra rằng chuột được cung cấp 40 mg nghệ tây cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, có mức cholesterol “xấu” LDL thấp hơn từ 39 – 50% so với những con không tiêu thụ saffron, theo Express.
Theo nghiên cứu, nó có tác dụng làm giảm mức cholesterol hiệu quả như các loại thuốc điều trị cholesterol cao. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tác giả chính, tiến sĩ Iman Nabilah Abd Rahim, từ Khoa Y học, Đại học Teknologi MARA, đã viết: Thực tế, chiết xuất nghệ tây có tác dụng giảm mức cholesterol hiệu quả như các loại thuốc điều trị cholesterol cao như Orlistat.
Cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định liều hiệu quả tối thiểu của chiết xuất nghệ tây, thời gian can thiệp tối thiểu và phương pháp chuẩn bị chiết xuất nghệ tây tốt nhất.
Các nghiên cứu trước đây của Iran cũng đã tìm thấy bằng chứng đầy hứa hẹn cho thấy Saffron có thể giúp ích cho sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.
Trong một bài đ.ánh giá được công bố trên tạp chí y khoa Biomedicine & Pharmacotherapy, các nhà khoa học Iran đã kết luận rằng: Saffron có tác dụng phòng ngừa và điều trị đầy hứa hẹn đối với bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Saffron và các thành phần của nó có thể điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch như căng thẳng oxy hóa, xơ vữa động mạch và viêm.
4 tác dụng phụ của việc ăn hạt hướng dương bạn cần biết
Các loại hạt được biết đến là tốt cho sức khỏe, trong đó có hạt hướng dương.
Toby Amidor, chuyên gia dinh dưỡng từng đoạt giải FAND, và tác giả sách bán chạy nhất của Tạp chí Phố Wall là cuốn Diabetes Create Your Plate Meal Prep Cookbook sẽ phân tích những tác dụng phụ của việc ăn hạt hướng dương.
1. Có thể giúp chống lại chứng viêm
Hạt hướng dương cung cấp cả chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo chuyên gia dinh dưỡng Amidor, hạt hướng dương cung cấp cả chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
Mỗi một ounce (28,35 gram) hạt hướng dương, bạn sẽ tìm thấy khoảng 3 gram chất béo không bão hòa đơn và 9 gram chất béo không bão hòa đa.
Có một lượng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm viêm.
Amidor cho biết: “Chất béo không bão hòa đã được chứng minh là giúp giảm viêm”.
2. Coi chừng vượt quá khuyến nghị natri hằng ngày
Amidor nói: “Chọn hạt hướng dương muối chắc chắn có thể cung cấp vượt mức lượng natri khuyến nghị hằng ngày của bạn”.
Hướng dẫn Chế độ ăn uống 2020-2025 cho người Mỹ khuyên bạn nên chọn các loại quả hạch và hạt không có natri.
Một ví dụ mà chuyên gia Amidor nói đến là một khẩu phần Hạt Hướng dương Nguyên bản của David.
Những hạt này chứa 123% lượng khuyến nghị hằng ngày của bạn hoặc 2,820 miligram natri.
“Mức tối đa hằng ngày được khuyến nghị theo hướng dẫn về chế độ ăn uống 2020-2025 là 2.300 miligram natri! Nếu bạn chọn hạt hướng dương, hãy chọn loại không có thêm muối”, chuyên gia Amidor gợi ý, theo Eat This, Not That!
3. Có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Hạt hướng dương có thể giúp giảm huyết áp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chuyên gia Amidor giải thích: “Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy những người tham gia ăn nhiều hạt hơn, bao gồm cả hạt hướng dương, có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) và các yếu tố nguy cơ CVD bao gồm cholesterol cao”.
Tương tự, hạt hướng dương có thể giúp giảm huyết áp.
Nếu huyết áp của bạn quá cao, nó có thể làm hỏng các mạch m.áu cung cấp m.áu cho tim. Điều này có thể gây đau tim hoặc suy tim nếu làm việc quá sức.
4. Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu
Theo tạp chí Khoa học Y tế Cureus, hạt hướng dương có chứa axit chlorogenic, được nghiên cứu cho thấy làm giảm lượng đường trong m.áu.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng hạt hướng dương giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, có nghĩa là loại hạt này có đặc tính chống bệnh tiểu đường.
Chuyên gia Amidor giải thích: “Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Hóa học và Dược phẩm đã xem xét tác động của việc tiêu thụ hạt hướng dương đối với lượng đường trong m.áu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, nghiên cứu này cho thấy rằng những người dùng hạt hướng dương cho thấy lượng đường trong m.áu lúc đói của họ giảm tích cực và nhanh hơn so với những người trong nhóm đối chứng”, theo Eat This, Not That!