Phát hiện mới: Người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh có thể khởi phát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn.

Đồng thời, những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nhiều nguy cơ t.ử v.ong do Covid-19 hơn.

F0 khỏi bệnh có thể khởi phát bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK

Giờ đây, một nhóm chuyên gia quốc tế về bệnh tiểu đường đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy mối liên quan 2 chiều, nhiễm Covid-19 cũng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường.

Nhiễm Covid-19 có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh tiểu đường ở người trước đây không mắc bệnh tiểu đường.

Các bác sĩ nhận thấy nhiều bệnh nhân Covid-19 xuất viện có lượng đường trong m.áu tăng cao.

Tiến sĩ Edwin J George, Phó giáo sư Nội khoa tại Viện Khoa học y khoa Amala (Ấn Độ), cho biết, khoảng 20-30% bệnh nhân nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, sau khi khỏi bệnh đã phát triển bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường trong m.áu tăng cao, theo Hindustan Times.

Bệnh nhân ung thư, người có bệnh nền tiêm vắc xin Covid-19 có hiệu quả không | BÁC SĨ ƠI số 20

Khoa học nói gì về điều này?

Nhiều bệnh nhân tiểu đường nhiễm Covid-19 có lượng đường trong m.áu tăng cao do sử dụng steroid.

Điều này xảy ra do gan có xu hướng sản xuất nhiều đường hơn trong quá trình điều trị bằng steroid hoặc do steroid khiến cơ thể khó di chuyển đường khỏi m.áu hơn.

Theo nghiên cứu, cơ thể cũng có thể trở nên kháng với insulin khi dùng steroid.

Mặt khác, tiến sĩ George nói, nhiều bệnh nhân tiểu đường loại 2 – sau khi nhiễm Covid-19 và khỏi bệnh – đã bị nhiễm toan ceton do tiểu đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng vi rút ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

F0 khỏi bệnh, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cần phải đi xét nghiệm bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Các nghiên cứu cho thấy vi rút corona có thể gây hại các tế bào beta trong tuyến tụy tiết ra insulin. Điều này có thể khiến cho tuyến tụy không duy trì lượng đường bình thường trong m.áu và không thể điều chỉnh glucose vào các tế bào của cơ thể, tiến sĩ George cho biết.

Các tác giả viết trong một bài viết đăng trên tạp chí y học New England : “Covid-19 có thể gây ra những thay đổi trong quá trình chuyển hóa glucose, có thể làm nặng thêm bệnh tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường mới khởi phát”.

Trong bài viết, các tác giả trích dẫn nghiên cứu cho thấy một số người nhiễm virus SARS ban đầu, xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào năm 2002 đến 2003, cũng phát triển các trường hợp tiểu đường cấp tính trong suốt quá trình bệnh.

F0 khỏi bệnh cần chú ý những dấu hiệu nào?

Bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường như: Cực kỳ khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt, vết thương chậm lành, cực kỳ mệt mỏi và không thể lấy lại được cân nặng đã mất.

Đặc biệt F0 khỏi bệnh, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cần phải đi xét nghiệm bệnh tiểu đường.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Tiến sĩ George nói rằng điều quan trọng là phải lấy lại số cân nặng đã mất sau khi nhiễm Covid-19 và tuân thủ lối sống nhất định sau khi khỏi bệnh, như:

Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ

Đi bộ hằng ngày

Tránh đồ uống có ga, tránh hút thuốc và uống rượu

Thường xuyên theo dõi mức đường huyết

Uống nhiều nước

Ngủ đủ giấc

Tuân thủ các loại thuốc do bác sĩ kê đơn

Bác sĩ George kết luận, nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và thường xuyên theo dõi mức đường huyết để tránh các biến chứng, theo Hindustan Times.

Mắt có những hiện tượng này, có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong những bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

Thị lực của người bị tiểu đường có thể suy giảm theo thời gian. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên, giảm cân đột ngột, đói, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, da khô, n.hiễm t.rùng và mệt mỏi.

Nhưng bạn có biết rằng nó cũng có thể ảnh hưởng đến đôi mắt?

Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám, theo The Health Site.

1. Mờ mắt

Người bị bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết cao hơn bình thường. Điều này sẽ khiến chất lỏng bị rò rỉ vào thủy tinh thể của mắt. Những thay đổi này khiến mắt bạn khó tập trung, khiến mọi thứ trở nên mờ.

2. Mắt thường xuyên mệt mỏi

Dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính hoặc đọc tài liệu quá nhỏ cũng có thể khiến mắt bị mệt. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó chịu không biến mất nhanh chóng sau khi mắt được nghỉ ngơi, hoặc cảm giác khó chịu ở mắt kéo dài từ 3 ngày trở lên, điều này có nghĩa là cơ thể đang gặp vấn đề.

Tiểu đường có thể khiến mắt của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Ảnh SHUTTERSTOCK

3. Nhạy cảm với ánh sáng

N.hiễm t.rùng, trầy xước giác mạc và một số bệnh như viêm màng não có thể khiến thị lực nhạy cảm với ánh sáng hơn bình thường.

Nếu thấy nhạy cảm với ánh sáng trong thời gian dài hoặc bị tái phát thường xuyên, nên đi khám sớm, theo The Health Site.

4. Suy giảm tầm nhìn

Các đốm đen di chuyển ngang qua mắt là những ví dụ về sự gián đoạn thị lực. Nếu những triệu chứng này phát sinh đột ngột, dù có kèm theo đau đầu hay không, nên tìm sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ nhãn khoa. Những rối loạn như thế này có thể do các lỗ võng mạc hoặc bong võng mạc gây ra.

5. Không có khả năng tập trung

Gặp phải hiện tượng mờ mỗi khi cố gắng nhìn kỹ vào một vật nào đó, cũng có thể do sử dụng màn hình quá nhiều hoặc đọc tài liệu có chữ nhỏ, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Đừng bỏ qua nếu gặp khó khăn khi nhìn vì có thể là dấu hiệu cho thấy cần phải đi khám mắt liên quan đến bệnh tiểu đường, theo The Health Site.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *