Bệnh nhân viêm gan B hoặc C chỉ uống nửa viên Aspirin 325 mg (tương đương 162,5 mg) mỗi ngày có thể giảm đến 43% nguy cơ ung thư gan và giảm 25% trường hợp t.ử v.ong, theo E Cancer.
Bệnh nhân viêm gan B hoặc C chỉ uống nửa viên Aspirin 325 mg (tương đương 162,5 mg) mỗi ngày có thể giảm đến 43% nguy cơ ung thư gan – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England, do các nhà điều tra tại Viện Karolinska (Thụy Điển) và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) thực hiện, đã phát hiện bệnh nhân viêm gan B hoặc C chỉ uống nửa viên Aspirin 325 mg (tương đương 162,5 mg) mỗi ngày có thể giảm đến 43% nguy cơ ung thư gan và giảm 25% trường hợp t.ử v.ong.
Hiện tại, tỷ lệ ung thư gan và tỷ lệ t.ử v.ong do bệnh gan đang gia tăng ở mức đáng báo động trên thế giới.
Mặc dù vậy, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển của ung thư gan, hoặc giảm nguy cơ t.ử v.ong do bệnh gan, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Tracey Simon, điều tra viên của Khoa Tiêu hóa và Gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), cho biết.
Để phân tích, các nhà điều tra đã kiểm tra thông tin từ hồ sơ bệnh nhân của Thụy Điển trên 50.275 người trưởng thành bị viêm gan siêu vi B hoặc C. Viêm gan B hoặc C hiện là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến ung thư gan.
Trong thời gian theo dõi trung bình gần 8 năm, kết quả cho thấy bệnh nhân dùng Aspirin liều thấp – dưới 163 mg/ngày có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn 31%, theo E Cancer.
Điều quan trọng, nghiên cứu phát hiện bệnh nhân viêm gan B hoặc C dùng Aspirin liều thấp càng lâu thì lợi ích càng lớn.
So với bệnh nhân mới uống Aspirin từ 3 tháng đến 1 năm:
Bệnh nhân uống Aspirin từ 1 – 3 năm, giảm được 10% nguy cơ ung thư gan
Bệnh nhân uống Aspirin từ 3 – 5 năm, giảm đến 34% nguy cơ ung thư gan
Bệnh nhân uống Aspirin từ 5 năm trở lên, giảm đến 43% nguy cơ ung thư gan
Ngoài ra, các trường hợp t.ử v.ong do bệnh gan ở người uống Aspirin cũng giảm đáng kể, đến 27% so với người không uống aspirin, theo E Cancer.
Những lợi ích này đạt được ở cả nam và nữ, viêm gan nặng hay nhẹ, kể cả viêm gan B hay viêm gan C.
Đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên chứng minh rằng việc sử dụng Aspirin làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan và t.ử v.ong do bệnh gan, tác giả cao cấp của nghiên cứu, tiến sĩ Jonas F. Ludvigsson, từ trường đại học y khoa lớn nhất châu Âu – Viện Karolinska (Thụy Điển), cho biết.
Các nhà điều tra lưu ý rằng cần có các thử nghiệm có đối chứng trong tương lai để kiểm tra lợi ích của Aspirin đối với bệnh nhân mắc bệnh gan.
Cần chú ý đến liều dùng: Aspirin liều thấp – dưới 163 mg, nghĩa là chỉ nửa viên Aspirin loại 325 mg, để tránh các tác dụng phụ của Aspirin, theo E Cancer.
Theo thanhnien
Liệu có thể mua bộ Kit thử SARS-CoV-2 về tự dùng ở nhà hay không?
Nhiều người thắc mắc liệu có thể mua bộ Kit thử SARS-CoV-2 về tự dùng ở nhà tương tự như que thử phát hiện nhanh bệnh thông thường hay không?
Việc tự sản xuất được bộ test Kit phát hiện Covid-19 giúp Việt Nam nắm trong tay một công cụ đắc lực và hữu hiệu trong việc chủ động chẩn đoán sớm và sàng lọc người nghi nhiễm khi các Kit thương mại không sẵn có trên thị trường Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát và trở thành đại dịch trên toàn cầu.
Việt Nam đủ nguồn lực và chủ động trong việc xét nghiệm Covid-19.
Trước thông tin này, nhiều người dân cũng thắc mắc liệu bộ Kit có thể mua về tự dùng ở nhà để kiểm tra tương tự như thiết bị kiểm tra tiểu đường hay que thử phát hiện nhanh bệnh thông thường hay không?
Theo nhóm nghiên cứu Học viện Quân y (đơn vị nghiên cứu thành công Kit test nhanh virus SARS-CoV-2 đã được đưa ra sản xuất đại trà), đặc điểm của virus SARS-CoV-2 có bộ gene rất lớn, khoảng 29.000 Kilobase. Trong khi, virus viêm gan B chỉ có khoảng 3.000 Kilobase, virus viêm gan C khoảng 9.000 Kilobase, virus sốt xuất huyết khoảng 10.000 Kilobase và ngay virus Ebola cũng chỉ 19.000 Kilobase.
Covid-19 được xếp vào dạng bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm các loại bệnh đặc biệt nguy hiểm), có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ t.ử v.ong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, các thành viên thực hiện xét nghiệm phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như quần áo bảo hộ, kính, giày, găng tay, khẩu trang và tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng tránh lây nhiễm, bảo đảm an toàn sinh học và an ninh sinh học.
Việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thực hiện qua thiết bị xét nghiệm y tế chuyên dụng real-time RT-PCR, với 3 bước chính là xử lý mẫu (15 phút), tách chiết RNA virus (45 phút) và Real-time RT-PCR (một kĩ thuật về sinh học phân tử – 60 phút).
Các đơn vị thực hiện xét nghiệm phải pha Kit theo quy trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ).
Tại Việt Nam hiện chỉ có các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur cùng với các Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) các tỉnh thành chịu trách nhiệm thực hiện các xét nghiệm với Covid-19.
Theo giới chuyên gia, trong kịch bản dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, các bệnh viện Đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện và các Trung tâm xét nghiệm tư nhân như Medic TPHCM, Melatec Hà Nội… cũng có năng lực thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể lập các phòng xét nghiệm dã chiến nhưng đảm bảo an toàn sinh học, tương tự như Hàn Quốc đang áp dụng, tại các khu cách ly để đáp ứng việc xét nghiệm kịp thời./.
Theo vov.vn