Phát hiện mới về khả năng chữa ung thư vú của hoa dâm bụt

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ đại học Windsor đã phát hiện ra tiềm năng rất lớn của loài hoa dâm bụt, để trở thành một liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú. Kết quả này đã được công bố trên trang BMC Complementary and Alternative Medicine.

Hoa dâm bụt.

Cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra rằng, chiết xuất từ hoa dâm bụt cho thấy khả năng chống oxy hóa và làm giảm sự hấp thu cholesterol, vốn đều góp phần vào việc chống ung thư. Bên cạnh đó, vì có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, dịch chiết hoa dâm bụt rất an toàn cho sử dụng lâu dài.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính chọn lọc và hoạt lực chống các loại tế bào ung thư vú của hoa dâm bụt. Cùng với đó là thí nghiệm đ.ánh giá sự tương tác giữa chiết xuất này và các loại thuốc chữa ung thư như: cisplatin, tamoxifen và taxol.

Theo kết quả ghi nhận được, chiết xuất hoa dâm bụt đã thể hiện tính chọn lọc cao với một số loại tế bào ung thư vú phổ biến, khả năng này có liên quan trực tiếp đến lượng được sử dụng. Ở thí nghiệm tiếp theo, việc bổ sung thêm dịch chiết hoa dâm bụt đã làm tăng hiệu quả của các loại thuốc dùng trong hóa trị liệu.

Qua những kết quả này, nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra kết luận: “Chiết xuất hoa dâm bụt kích hoạt c.hết theo lập trình với các tế bào ung thư vú, trong khi không hề gây tổn hại gì đến các tế bào khỏe mạnh.

Bằng cách sử dụng như một sự bổ trợ cho các liệu pháp chống ung thư, chiết xuất hoa dâm bụt có thể làm giảm liều lượng thuốc hóa trị cần dùng, từ đó làm giảm các tác dụng phụ lên cơ thể do hóa chất gây ra”.

Theo dantri

Loại vaccine mới giúp loại bỏ tế bào ung thư vú ở phụ nữ

Với liệu trình gồm 7 mũi tiêm, loại vaccine mới kỳ vọng sẽ giảm bớt nỗi lo phẫu thuật và đau đớn cho các bệnh nhân bị ung thư vú.

Lee Mercker đến từ Florida, Mỹ là bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm một loại vaccine mới sau khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tháng thứ 3 – giai đoạn đầu của bệnh.

Các bác sĩ cho biết, do phát hiện sớm, nên hiện các tế bào ung thư vú của Lee chưa lan rộng. Tuy nhiên, để điều trị, cô buộc phải lựa chọn giữa 3 phương pháp là: Phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật cắt bỏ một phần ngực và tham gia thử nghiệm lâm sàng để tiêm một loại vaccine mới, nhằm t.iêu d.iệt các tế bào ung thư và ngăn chúng quay trở lại.

Lo ngại phẫu thuật, Lee quyết định đặt niềm tin vào phương pháp tiêm vaccine chống lại ung thư. Thật bất ngờ, sau cuộc thử nghiệm kéo dài 12 tuần tại bệnh viện ở Jacksonville, các bác sĩ cho biết một số các tế bào ung thư trong cơ thể của cô được t.iêu d.iệt phần lớn nhờ vaccine.

Loại vaccine mới này được cho là có thể loại bỏ được tế bào ung thư vú.

Tiến sĩ, bác sĩ Saranya Chumsri – chuyên gia về ung bướu cho biết, loại vaccine trên được cho là có tác dụng kích thích phản ứng miễn dịch của chính bệnh nhân, từ đó các tế bào miễn dịch có khả năng xâm nhập và tấn công các tế bào ung thư, cũng như ngăn chúng quay trở lại.

“Chúng tôi thử nghiệm lâm sàng trên một bệnh nhân khác và kết quả cũng rất khả quan. Đây mới là thành công bước đầu, để đi đến kết quả cuối cùng và cho ra đời 1 loại vaccine hoàn chỉnh điều trị ung thư vú sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Nhưng chúng tôi hy vọng, phát minh mới này sẽ giúp ích nhiều cho các bệnh nhân ung thư vú lo sợ phải phẫu thuật và đau đớn”, bác sĩ Saranya Chumsri nói.

Chia sẻ về quá trình điều trị của mình, Lee cho biết, để “trải nghiệm” phương pháp tiêm vaccine cô phải trải qua liệu trình gồm 7 mũi tiêm. Trong đó 3 mũi liên tiếp trong 3 ngày đầu tiên, còn lại 4 mũi sẽ được sử dụng xen kẽ trong 4 tuần tiếp theo.

“Mọi thứ khá đơn giản, giống như bạn tiêm vaccine phòng bệnh cúm hay viêm phổi vậy, cảm giác khá dễ chịu và không đau đớn nhiều”, Lee nói.

Theo các bác sĩ, mặc dù kết quả rất tốt, nhưng đây vẫn là thử nghiệm lâm sàng, nên để chắc chắn, thời gian tới Lee vẫn cần phải phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u.

Nguồn: The Sun/VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *