Phát hiện nguyên nhân gây bệnh ung thư?

Các nhà khoa học Mỹ từ Trường đại học Bắc Carolina vừa công bố một bài báo đáng chú ý trên tạp chí Trends in Molecular Medicine, trong đó khẳng định đã phát hiện ra vai trò của các n.hiễm t.rùng liên quan đến vi khuẩn trong việc gây ra bệnh ung thư.

Theo đó, việc n.hiễm t.rùng cùng với sự tác động của một số phân tử niêm mạc đặc trưng sẽ thúc đẩy sự hình thành của các tế bào ác tính.

Những kẻ sống chung nguy hiểm

Từ trước đến nay, những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vẫn được xác định là hút thuốc; chế độ ăn uống không lành mạnh; hay tác động của những tác nhân gây n.hiễm t.rùng như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. N.hiễm t.rùng hiện đang đứng vị trí thứ ba trong danh sách các yếu tố dẫn đầu làm các khối u phát triển, là thủ phạm của khoảng 10% cái c.hết do căn bệnh ung thư.

Trên bề mặt da cũng như trong cơ thể con người là nơi sinh sống của hàng triệu các vi sinh vật, tạo ra cái gọi là một hệ vi khuẩn. Hệ vi khuẩn này có tác động bảo vệ sức khỏe con người, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra sự hình thành của một loạt bệnh tật, kể cả ung thư.

Đóng vai trò quan trọng bảo vệ trước các tác động tiêu cực của vi khuẩn chính là lớp niêm mạc bao phủ bề mặt bên trong của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và nhiều cơ quan khác. Lớp này có thành phần là các glycoprotein – một dạng hợp chất có thể xâm nhập các màng tế bào biểu mô. Những phân tử này giúp tạo ra lớp bảo vệ hữu hiệu cho cơ thể.

Mức độ của các glycoprotein của niêm mạc sẽ xác định mức độ bảo vệ trước các loại n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên, trong thời gian lây nhiễm có thể diễn ra những biến đổi trong các glycoprotein, phá hủy môi trường vi sinh ổn định, dẫn tới n.hiễm t.rùng và viêm nhiễm.

Hình ảnh tế bào ung thư.

Người bảo vệ và kẻ thù

Trong các khối u thường ghi nhận sự dư thừa các mucin (một loại glycoprotein cao phân tử). Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ đang tập trung xem xét một loại trong số này là glycoprotein MUC1 – đang được đ.ánh giá là một trong những mục tiêu nghiên cứu hứa hẹn nhất để chế ra vaccine ngừa ung thư. MUC1 là mucin đầu tiên được làm rõ về cấu trúc phân tử. Nó bao gồm các tế bào của tuyến tụy, tuyến vú, phổi, dạ dày và gan. Về cơ bản, MUC1 đóng vai trò là một rào chắn ngăn chặn bệnh tật, cảnh báo và tác động lên quá trình trao đổi chất của tế bào.

Nhưng khi phần bên ngoài của MUC1 liên kết với vi khuẩn có thể dẫn tới việc phân tách bên trong, làm nảy sinh một loạt các tiến trình khác nhau: tổng hợp các yếu tố trung gian gây viêm nhiễm, liên kết các tế bào viêm nhiễm dẫn tới cái c.hết của chúng. Khác với virus, vi khuẩn hiện vẫn chưa được xem là một nguyên nhân chính của các căn bệnh ung thư. Chỉ có một vài vi khuẩn cho thấy, chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của các khối u ác tính qua việc gây viêm nhiễm, tiết ra chất độc, các chất chuyển hóa ADN có hại và phá hủy các đường truyền tín hiệu của các tế bào.

Hiện đã xác định rõ 2 trường hợp lây nhiễm vi khuẩn phổ biến có thể gây ra ung thư. Đó là Helicobacter pylori (gây ra ung thư dạ dày và ung thư hạch) và Salmonella typhi (liên quan ung thư biểu bì, túi mật). Ngoài ra, còn có thể có một số n.hiễm t.rùng khác được đ.ánh giá có nguy cơ cao, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.

Những mối đe dọa chính

Campylobacter jejunihiện là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất của các chứng nhiễm độc do vi khuẩn, với tác nhân gây bệnh là loại vi khuẩn Campylobacter. Vi khuẩn này xâm nhập qua hệ tiêu hóa gây ra chứng viêm dạ dày ruột. Dù đang có nhiều nghi ngờ nhưng vẫn chưa thể làm rõ Campylobacter có gây ra ung thư hay không.

Riêng tình trạng nhiễm khuẩn kinh niên đối với loại vi khuẩn Helicobacter pylori được khẳng định có thể dẫn tới các vết loét và ung thư. Còn loại vi trùng Haemophilus influenzaelại là thủ phạm gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp, trong đó có cả bệnh viêm phổi. Người ta thường ghi nhận loại vi trùng này trong các chứng bệnh phổi mãn tính, một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Người ta chứng minh được, sự tác động qua lại của vi trùng với MUC1 gây ra thay đổi trong cơ chế điều hành các thụ thể đặc trưng, khiến chúng lại quay sang đẩy nhanh tiến trình của bệnh ung thư biểu mô ở phổi.

Còn một thủ phạm tiềm tàng nữa làm hình thành các khối u chính là loại trực khuẩn Escherichia coli trong ruột, là tác nhân gây ra các bệnh về ruột. Kết hợp của trực khuẩn này với MUC1 sẽ gây ra viêm nhiễm, có thể dẫn tới ung thư đại trực tràng, ung thư bàng quang… dù chưa thể chứng minh rõ ràng.

Những kẻ gây hại khác

Trong số các loại virus có thể gây ra ung thư đáng chú ý phải kể tới Epstein-Barr và Papilloma. Loại đầu tiên thường liên quan tới ung thư biểu bì (ung thư mũi hầu), ung thư limpho các loại và ung thư dạ dày. Loại thứ hai có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư cơ quan s.inh d.ục… Nếu xét nghiệm không có loại virus này, ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển, đồng nghĩa với việc căn bệnh có liên quan trực tiếp đến n.hiễm t.rùng mãn tính. Tất nhiên phải nhắc tới virus viêm gan thường là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan.

Liên quan tới các ký sinh trùng, bệnh ung thư có thể hình thành bởi loại sán máng Weinland, xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiểu. Loại này kích thích sự phát triển của ung thư bàng quang, được xếp vào nguyên nhân lớn thứ hai gây ra căn bệnh này.

Cách phòng vệ

Trước đây, các nhà nghiên cứu từ Hội Ung thư của Mỹ (ACS) đã đi đến kết luận, nguyên nhân của cả nửa số trường hợp mắc bệnh ung thư chính là phong cách sống không lành mạnh. Nói chung, các yếu tố bên ngoài môi trường là thủ phạm của khoảng một nửa ca mắc bệnh ung thư, còn lại là những yếu tố di truyền, những trường hợp đột biến ngẫu nhiên trong ADN không thể kiểm soát.

Phần lớn các yếu tố tác động đầu tiên đều có thể chủ động loại trừ, còn một số khác có thể giảm tới mức tối thiểu. Những biện pháp phổ biến được nêu ra là duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục, không hút thuốc, uống rượu bia, tránh các tác động lâu dài của ánh mặt trời hay tiếp xúc với các chất hóa học gây ô nhiễm.

Với những phát hiện mới trên, giờ đây các nhà khoa học đã thêm lời khuyên nên bổ sung các biện pháp tiêm phòng và một số biện pháp khác để có thể ngăn ngừa hữu hiệu các chứng bệnh n.hiễm t.rùng và ký sinh trùng.

Kim Lai (tổng hợp)

Theo cand

Ngủ kiểu này mắc cả đống bệnh,ung thư cũng đến cực nhanh

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện rằng cách ngủ tiêu cực của một người có thể làm phá vỡ hàng phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước ung thư, khiến bệnh hung dữ hơn và thuốc kém tác dụng.

Ảnh minh họa: Internet

Công trình của Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã chứng minh hàng loạt quá trình trong cơ thể có thể bị đảo lộn bởi giấc ngủ đêm thiếu chất lượng và tiếp tay cho bệnh ung thư. Đó là những giấc ngủ bắt đầu quá muộn hay kiểu ngủ gián đoạn, thức dậy một hoặc nhiều lần giữa đêm ví dụ như những người trực đêm thay phiên nhau ngủ những giấc ngắn.

Nghe nhạc trong khi ngủ

Nhiều người thường có thói quen nghe nhạc mọi lúc mọi nơi, kể cả là trong lúc ngủ. Vậy nhưng, thói quen này vô tình khiến giấc ngủ của bạn không sâu, gây mơ màng, chập chờn và có thể làm xuất hiện ác mộng. Vì vậy, bạn sẽ thường cảm thấy đau đầu sau khi thức dậy. Để tránh gặp phải vấn đề này, hãy chú ý đặt điện thoại ra xa khỏi giường trước khi ngủ để giúp não bộ được thư giãn hoàn toàn.

Bật ti vi khi ngủ

Các nhà nghiên cứu cho biết, melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng gần mắt. Khi mắt cảm nhận được bóng tối, tuyến tùng sẽ mặc định màn đêm đã tới, bắt đầu tiết hormon melatonine, lượng tiết ra đạt trạng thái cao nhất là vào thời điểm trước khi ngủ.

Tuy nhiên ngoài tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, melatonine còn có tác dụng điều tiết estrogen và progesteron thụ thể, hai loại hormon này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu ban đêm tiếp xúc quá nhiều với ánh đèn của ti vi, đèn ngủ, lượng tiết melatonine sẽ giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ.

Để tóc ướt khi ngủ

Sau khi gội đầu nếu bạn không làm khô tóc, lượng lớn nước đọng trên bề mặt da đầu, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, để tóc ướt đi ngủ sẽ khiến cơ thể phát bệnh. Trong trường hợp xấu, bạn sẽ cảm thấy tê ở da đầu, kèm theo cơn đau âm ỉ. Sáng hôm sau, sẽ xuất hiện những cơn đau đầu hoặc chóng mặt không thể giải thích được.

Che đầu khi ngủ

Khi ngủ không được chùm đầu để giữ cho hơi thở tốt và cung cấp đủ oxy cho não. Thói quen ngủ chùm kín đầu, sẽ hạn chế sự lưu thông không khí trong chăn, nồng độ oxy trong chăn giảm xuống. Về lâu dài, không chỉ khiến trạng thái của người ngủ xấu đi, bị chóng mặt, mà còn ảnh hưởng đến chức năng bộ nhớ của não.

Ngủ khi bị say rượu

Một chuyên gia từ Đức đã quan sát sự nguy hiểm của việc uống rượu trước khi đi ngủ trong 15 năm thấy rằng, uống rượu xong đi ngủ ngay có thể xuất hiện ngừng thở 2 lần, khoảng 10 giây mỗi lần. 10 giây này có thể gây ra tổn thương lớn cho cơ thể: dễ thấy nhất là tổn thương mạch m.áu, gây tăng huyết áp, huyết áp cao sẽ liên lụy đến tim, dẫn đến tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim và cuối cùng là bệnh tim.

Mặc áo ngực khi ngủ

Một bệnh viện ở Mỹ đã khảo sát 5.000 phụ nữ và phát hiện ra rằng những phụ nữ mặc áo ngực khi ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2,1 lần so với những người không mặc áo ngực. Đây có thể là kết quả của việc nén ngực trong thời gian dài, tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và giữ lại các chất có hại trong vùng ngực.

Nguy cơ nhồi m.áu cơ tim vì thiếu ngủ

Công trình vừa đăng tải trên tờ Journal of the American College of Cardiology xoáy vào những cơn nhồi m.áu cơ tim – nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng nhất nhì ở nhiều quốc gia. Theo đó, nếu bạn ngủ đủ (7-8 giờ mỗi đêm), hoặc tạm đủ hay chỉ hơi thừa (6-9 giờ), bạn sẽ ít phải sợ tai biến c.hết người ngày.

Tuy nhiên chỉ cần vượt khỏi vùng an toàn 6-9 giờ, bạn sẽ phải coi chừng trái tim mình “nổi loạn”. Càng xa vùng an toàn, nguy cơ càng tăng.

Nếu bạn ngủ chỉ từ 5-6 giờ, nguy cơ nhồi m.áu cơ tim tăng 20%. Ngủ 9-10 giờ, nguy cơ tăng đến tăng 34%.

Nguy cơ nhồi m.áu cơ tim tăng hơn gấp rưỡi khi ngủ dưới 5 giờ: 52% và mọi thứ khủng khiếp nhất khi bạn ngủ trên 10 giờ: tăng gấp đôi – tức mức tăng là 100%!

Buộc tóc chặt

Trước khi ngủ, một số người thường có thói quen buộc gọn tóc để tránh làm tóc lòa xòa trước mặt. Thế nhưng, nếu bạn buộc tóc quá chặt trên đỉnh đầu thì phần da đầu sẽ bị kéo căng, gây đau nhức nếu giữ lâu suốt cả một đêm. Còn nếu bạn búi tóc thấp sẽ gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ và làm bạn cảm thấy đau mỏi cổ vào sáng hôm sau.

Do đó, hãy thả lỏng tóc khi ngủ hoặc tết gọn tóc sang hai bên, nhưng cần chú ý tết lỏng tay để hạn chế tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy.

Kê gối cao khi ngủ

Nếu bạn cảm thấy đau mỏi cổ sau khi thức dậy thì đó có thể là do đêm hôm trước bạn kê gối quá cao khi ngủ. Do khi ngủ trong tư thế này, quá trình lưu thông m.áu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ và khiến bạn ngủ không sâu giấc. Vì vậy, khi ngủ thì nên kê gối vừa với tầm đầu của mình, tránh kê quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới đốt sống cổ và lưng.

Nằm áp mặt vào gối khi ngủ

Tư thế nằm khi ngủ cũng có thể tác động một phần tới cơ thể và chất lượng giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn nằm áp mặt vào gối khi ngủ suốt cả đêm thì nó sẽ làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi của vùng da má và gây ra những nếp nhăn xấu xí. Bên cạnh đó, khi bạn áp mặt lên gối thì lỗ chân lông sẽ bị bí và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhờn mặt và làm mụn trứng cá xuất hiện.

Ngủ dưới ánh đèn sáng

Đừng ngủ khi ánh đèn vẫn bật sáng vì nó sẽ làm cản trở quá trình sản sinh hormone melatonin và hormone tăng trưởng vào ban đêm. Ngoài ra, việc ngủ dưới ánh đèn sáng còn khiến hormone cortisol của bạn sản sinh nhiều, làm bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và vô tình gây tăng cân mất kiểm soát.

Không tẩy trang trước khi đi ngủ

Nhiều phụ nữ lười tẩy trang trước khi đi ngủ, lớp trang điểm còn sót lại có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây rối loạn bài tiết tuyến mồ hôi, từ đó gây ra mụn và làm hỏng khuôn mặt. Rửa mặt trước khi đi ngủ không chỉ loại bỏ các kích thích xấu của lớp trang điểm còn sót lại trên da mặt, mà còn giúp ngủ ngon.

Thiên An

Theo khoe365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *