Phát hiện trường hợp mắc hội chứng ‘đứng ngồi không yên’ do kích thích đường s.inh d.ục

Sau khi được tiểu phẫu sa s.inh d.ục và về nhà, nữ bệnh nhân 63 t.uổi luôn nghĩ rằng khối sa s.inh d.ục không được đặt đúng chỗ dẫn đến lo lắng, bồn chồn, mất ăn mất ngủ, đôi khi “muốn c.hết vì thấy quá khó chịu”.

Qua thăm khám, bác sĩ nhận định bệnh nhận bị hội chứng Akathisia với các triệu chứng kích thích đường s.inh d.ục. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong điều trị tâm lý tâm thần.

Tại hội nghị khoa học Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 2022, ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa, Đơn vị Tâm lý tâm thần Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã có báo cáo về việc tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bị hội chứng Akathisia với các triệu chứng kích thích đường s.inh d.ục. Đây là một ca hiếm gặp trong điều trị tâm lý tâm thần.


ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa báo cáo trường hợp hiếm gặp hội chứng Akathisia với các triệu chứng kích thích đường s.inh d.ục.

Theo ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa, Akathisia là một hội chứng tâm thần vận động. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Akathisia thường xuyên bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn với tình trạng than phiền về các triệu chứng cơ thể, điều thường gặp ở nhóm đối tượng bệnh nhân có lo âu mức độ nhiều. Bên cạnh đó, nhóm triệu chứng s.inh d.ục cũng có tần suất hiếm gặp trên lâm sàng, chủ yếu chỉ được mô tả qua một vài báo cáo lâm sàng. Chính vì những điều này, bệnh nhân mắc Akathisia thường đến khám nhiều chuyên khoa khác nhau trước khi được chuyển gửi hoặc phát hiện ra bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Cụ thể, bệnh nhân nữ 63 t.uổi đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vì cảm giác khó chịu ở cơ quan s.inh d.ục. Theo mô tả, bệnh nhân cảm thấy phía trong â.m đ.ạo liên tục co bóp gây cảm giác “thốn”, “không thể ngồi yên được”, “phải đi tới đi lui cho đỡ”. Bệnh nhân cho biết, một tháng trước, bà có cảm giác co bóp khó chịu ở vùng s.inh d.ục nhưng vẫn ngồi yên được. Sau khi khám chuyên khoa sản – phụ khoa tại một bệnh viện, bà được chẩn đoán sa s.inh d.ục độ 2 và được thực hiện tiểu phẫu. Tuy nhiên, sau tiểu phẫu, bà cảm thấy co bóp tăng thêm, khó chịu đến mức phải đi tới đi lui, đêm không ngủ được.

Tuy nhiên, qua thăm khám phụ khoa không ghi nhận bất thường về giải phẫu, vị trí hay vận động của vùng s.inh d.ục tương ứng với cảm giác co bóp và bồn chồn dữ dội của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân được giới thiệu thăm khám chuyên khoa tâm thần. ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa cho biết, tại buổi thăm khám đầu tiên ở khoa Tâm thần, bệnh nhân có biểu hiện căng thẳng rõ rệt, ngồi không yên, bồn chồn, bứt rứt dữ dội, đi tới đi lui trong phòng khám. Đặc biệt, bệnh nhân liên tục than phiền và có niềm tin mạnh mẽ rằng khối sa s.inh d.ục không được đặt đúng chỗ, thừa nhận lo lắng nhiều, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, giảm tập trung chú ý, đôi khi “muốn c.hết cho rồi vì thấy quá khó chịu”.

ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa cho rằng, Akathisia gây nên những tác động tiêu cực, gia tăng gánh nặng của người chăm sóc và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, đến mức người bệnh có thể gia tăng ý nghĩ t.ự s.át, xuất hiện hành vi gây hấn và bạo lực. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và tiếp cận Akathisia hiện tại vẫn là một thách thức lớn trong thực hành lâm sàng vì mức độ biểu hiện triệu chứng đa dạng, chồng lấp, dễ gây nhầm lần.

“Việc chẩn đoán và điều trị đúng giúp giảm nguy cơ làm nặng lên triệu chứng Akathisia; đồng thời giảm các nguy cơ về ý tưởng t.ự s.át, hành vi gây hấn, kích động. Bên cạnh đó, việc phát hiện và chẩn đoán đúng còn giúp giảm gánh nặng cho người chăm sóc, giảm thời gian chịu đựng, tiết kiệm chi phí điều trị và tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh”, ThS. BS CK1 Nguyễn Trung Nghĩa thông tin thêm.

Hội nghị khoa học Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 2022 có sự tham gia của hơn 200 bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, các chuyên gia đến từ các bệnh viện lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các bệnh viện trong hệ thống y khoa Hoàn Mỹ. Đây là hoạt động mang tính thường niên và được chú trọng đầu tư nhằm nâng cao và phát triển chuyên môn chất lượng hơn thông qua việc trình bày các dự án nghiên cứu khoa học nổi trội của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện trong năm 2022. Hội nghị có 31 đề tài nghiên cứu ở tất cả các lĩnh vực như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh – đột quỵ, sản phụ, chấn thương chỉnh hình, chẩn đoán hình ảnh, ung bướu, dược, dinh dưỡng…

Những điều mà bạn cần tránh khi đi làm nail

Có một số điểm lưu ý khi đi làm nail mà bạn cần phải nắm vững để tránh gặp rắc rối cho bản thân sau này.

Sử dụng nhiều dầu dưỡng móng

Nhiều người nghĩ rằng dầu dưỡng sẽ giúp làm mềm và bảo vệ lớp da mỏng xung quanh móng tay. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng loại dầu này quá nhiều thì nó có thể phản tác dụng. Lúc này da ngày càng trở nên khô và bong tróc.

Thợ làm nail không dùng bao tay

Các thợ làm móng dành hầu hết thời gian để tiếp xúc với da tay, chân của nhiều người. Vì vậy, họ cần phải đeo găng tay nhằm ngăn ngừa việc lây nhiễm chéo các bệnh gây hại cho sức khỏe của mỗi người.

Bên cạnh đó, trong các tiệm nail có rất nhiều hóa chất độc hại. Để đảm bảo tiêu chuẩn về độ an toàn, các cửa tiệm phải được trang bị hệ thống hút khí. Đặc biệt, kỹ thuật viên nên đeo khẩu trang khi làm việc để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.

Các dụng cụ và vật liệu kém chất lượng

Một trong những tiêu chí đ.ánh giá một tiệm nail tốt là chất lượng của thiết bị, dụng cụ hành nghề. Vì vậy, bạn hãy hết sức lưu ý về vấn đề này. Ví dụ, cây dũa móng tay rẻ t.iền cũng có thể phá hủy móng tay của bạn. Ngay cả với lần đầu tiên sử dụng, keo dán trên thân dũa có thể bong ra khiến móng tay của bạn bị xước hoặc nứt.

Nhúng tay vào bộ

Nếu móng tay có thiết kế đắp bột thì bạn phải đảm bảo kỹ thuật viên không nhúng trực tiếp móng tay vào bột. Bạn phải nghĩ tới trường hợp có những khách hàng làm móng trước đó và họ cũng nhúng móng tay trực tiếp vào bột tương tự như bạn. Khi tình trạng này xảy ra thì bạn có thể bị nhiễm một số mầm bệnh có hại, thậm chí là bị n.hiễm t.rùng.

Cắt lớp da xung quanh móng

Các bác sĩ da liễu khuyên bạn không nên cắt lớp biểu bì xung quanh móng tay, móng chân. Vì điều này có thể dẫn đến vùng da đó bị kích ứng, trầy xước. Do vậy, thay vì loại bỏ lớp biểu bì thì kỹ thuật viên nên dùng dụng cụ chuyên dụng để làm mềm chúng. Trừ một trường hợp duy nhất mà họ có thể cắt lớp da đó đi, đó chính là khi bạn gặp phải tình trạng xước móng rô.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *