Phát hiện vi khuẩn mới có thể kết hợp virus gây bệnh não úng thủy

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác những vi khuẩn nào đã gây ra n.hiễm t.rùng khiến trẻ sơ sinh bị bệnh não úng thủy.

Mỗi năm có khoảng 400.000 trường hợp não úng thủy mới được chẩn đoán ở t.rẻ e.m trên toàn thế giới – Ảnh: TECHNOLOGYNETWORKS

Trong công bố trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 30-9, nhóm nhà khoa học của Anh, Mỹ, Uganda, Canada cho biết họ vừa phát hiện một loại vi khuẩn mới có thể kết hợp với virus để gây nên bệnh não úng thủy ở t.rẻ e.m.

Não úng thủy là một rối loạn não, liên quan đến sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong các khoang của não và là nguyên nhân phổ biến nhất các ca phẫu thuật não ở trẻ nhỏ.

Theo Viện nghiên cứu Rối loạn thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 400.000 trường hợp não úng thủy mới được chẩn đoán ở t.rẻ e.m trên toàn thế giới.

Nếu trước 2 t.uổi trẻ không được phẫu thuật, não úng thủy sẽ làm tăng kích thước đầu, dẫn đến tổn thương não, gây t.ử v.ong. Số còn lại sẽ chịu tình trạng tổn thương nặng nề về thể chất hoặc nhận thức.

Tình trạng này vẫn là đang gánh nặng lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác những vi khuẩn nào đã gây ra sự n.hiễm t.rùng cho trẻ sơ sinh.

Việc xác định những mầm bệnh đó là chìa khóa để ngăn ngừa tình trạng bệnh não úng thủy.

Vì vậy, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã bắt tay tìm hiểu điều gì có thể gây ra tình trạng rối loạn não này.

Các nhà khoa học đã phân tích m.áu và dịch não tủy từ 100 trẻ sơ sinh dưới 3 tháng t.uổi đang được điều trị bệnh não úng thủy tại Bệnh viện Nhi đồng CURE (Uganda). 64 trẻ trong số đó phát triển tình trạng rối loạn não sau khi bị n.hiễm t.rùng, 36 trẻ bị não úng thủy mà không hề n.hiễm t.rùng trước đó.

Các mẫu này được phân tích giải trình tự DNA và RNA nhằm tìm kiếm những dấu vết có thể có của vật chất di truyền từ vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.

Cuối cùng, nhóm khoa học phát hiện ra nhiều mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân não úng thủy do n.hiễm t.rùng có chứa “loại vi khuẩn kỳ lạ”.

Vi khuẩn này là một chủng vi khuẩn Paenibacillus thiaminolyticus chưa được xác định trước đây, hiện được đặt tên là “Mbale” theo tên thành phố Ugandan, nơi có bệnh viện CURE.

Họ cũng phát hiện một số trẻ bị não úng thủy cũng nhiễm một loại virus phổ biến gọi là cytomegalovirus (CMV). Virus này được tìm thấy ở 18 mẫu m.áu của trẻ bị não úng thủy sau n.hiễm t.rùng và ở 9 trẻ bị não úng thủy không n.hiễm t.rùng.

CMV cũng được tìm thấy trong các mẫu dịch não tủy của 8 trong số trẻ sơ sinh bị não úng thủy sau n.hiễm t.rùng.

Virus CMV có ở khắp nơi trên thế giới, có thể gây ra các triệu chứng tổn thương não ở cả người lớn và t.rẻ e.m.

Đối với trẻ sơ sinh, CMV gây tổn thương não nghiêm trọng, gây co giật và hoặc không phát triển. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm CMV từ trong bụng mẹ hoặc bị nhiễm bệnh virus ngay từ khi còn nhỏ.

Nguồn gốc của sự lây nhiễm vi khuẩn Paenibacillus thiaminolyticus khó xác định hơn. Mặc dù loại vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất và nước, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu nơi sinh sống của nó.

Những trường hợp lây nhiễm vi khuẩn này tập trung trong một khu vực ở miền Đông Uganda, nơi có nhiều vùng đất ngập nước và đầm lầy.

Theo các nhà khoa học, điểm hạn chế của nghiên cứu này là đối tượng t.rẻ e.m mắc não úng thủy là ở Uganda. Do vậy, mặc dù phát hiện này mang tính đột phá nhưng chưa thể khẳng định hoàn toàn mà còn cần nhiều nghiên cứu ở quy mô rộng hơn, nhằm tìm kiếm chính xác câu trả lời bằng cách nào mà những vi khuẩn này và virus gây bệnh não úng thủy có thể liên kết với nhau và sự liên kết này là ngẫu nhiên hay không.

B.é t.rai mắt đỏ như m.áu, suýt mù vì thứ nhiều cha mẹ cho con dùng khi tắm

Một bà mẹ đã đưa ra lời cảnh báo sau khi con trai cô suýt mất thị lực do chơi với đồ chơi nhà tắm bị nhiễm bẩn.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, cô Eden Strong cho biết giờ cô đã nhận thức được việc nấm mốc có thể dễ dàng tích tụ trong đồ chơi nhà tắm như thế nào và luôn phơi khô chúng thật khô ráo sau mỗi lần tắm.

Bà mẹ ba con người Mỹ viết: “Tôi đã xem những bài đăng mà các bà mẹ mở đồ chơi ra và thấy bên trong chứa đầy nấm mốc. Vì vậy, tôi cũng đã cố gắng vắt sạch nước ở những món đồ chơi, làm sạch chúng vài tuần một lần bằng dung dịch nước tẩy, và thường xuyên phơi ra ngoài nắng để tránh nấm mốc.”

Nhưng dù Eden đã xử lý chúng bằng thuốc tẩy, cô không biết rằng vi khuẩn vẫn có thể phát triển bên trong đồ chơi vì những khu vực đó thường ít khô ráo.

Eden Strong cảnh báo trên Facebook về việc đồ chơi nhà tắm bị bẩn có thể gây nguy hiểm cho trẻ thế nào.

Đầu năm 2020, người trông trẻ của gia đình nói với Eden rằng con trai cô, Baylor đã vô tình khiến một món đồ chơi nhà tắm đ.ập vào mắt trong khi nô đùa lúc tắm. Lúc đầu, Eden không lo lắng lắm vì mắt con trai chỉ hơi đỏ và cô cũng không thể nhìn thấy bất kỳ nấm mốc nào trong đồ chơi. Eden chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng mắt thằng bé chỉ bị kích thích do nước, hoặc có thể là áp lực của nước nên tôi không nghĩ nhiều về nó.”

Đến tối hôm đó, mắt của Baylor thậm chí còn đỏ hơn rõ rệt nên chồng của Eden đã vội vàng đưa com đến bệnh viện vì họ sợ rằng cậu bé sẽ bị đau mắt đỏ. “Bác sĩ cũng nghĩ Baylor bị đau mắt đỏ và tôi tự trấn an mình rằng không có gì nghiêm trọng”, Eden viết. “Thằng bé đã được kê thuốc nhỏ mắt và đến nửa đêm, tôi quyết định nhỏ thêm thuốc cho con để đảm bảo mọi thứ sẽ tốt hơn vào buổi sáng”.

Nhưng trong đêm đó, mắt của Baylor thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nhiều. Người mẹ kể lại: “Tôi không ngờ rằng khi nhìn con nằm ngủ trong nôi và thấy mắt thằng bé sưng to gấp đôi, vết tấy đỏ lan xuống tận má. Tôi lên mạng tìm hiểu và nghi ngờ liệu có phải thằng bé bị viêm mô tế bào hay không và đưa con tới bệnh viện”. Tại đây, một bác sĩ khác cũng đồng tình với suy nghĩ của Eden và kê đơn thuốc kháng sinh cho con trai cô.

Đôi mắt sưng vù của b.é t.rai.

Nhưng vào lúc 6 giờ sáng, mắt của Baylor bị sưng lên đến mức cậu bé không thể nhắm lại được khiến vợ chồng Eden vô cùng hoảng sợ lại vội vã đưa con trở lại bệnh viện. Eden lúc này rất lo sợ con trai có thể bị hỏng mắt: “Mắt của thằng bé sưng to đến mức phần tròng trắng như lồi ra, còn tròng đen thì đang bị che khuất. Thằng bé cũng liên tục kêu nóng mắt và khi đo thân nhiệt thì rất cao”.

Khi trở lại bệnh viện, Baylor ngay lập tức được cho uống thuốc kháng sinh và phải chụp CT để kiểm tra võng mạc. Kết quả cho thấy Baylor bị viêm mô tế bào nặng, lan xuống mặt và cả hai mắt. Viêm mô tế bào thường do n.hiễm t.rùng bởi vi khuẩn gây ra và là một tình trạng đau nhức chủ yếu ảnh hưởng đến bàn tay, chân và bàn chân. “Họ đã cảnh báo tôi rằng thằng bé có thể bị mất thị lực nhưng may mắn đã đến viện kịp thời nên có thể chữa khỏi”, Eden viết.

Sau sự việc, Eden cảnh báo các bà mẹ hãy bỏ thói quen cho con chơi đồ chơi nhà tắm hoặc nếu trẻ vẫn muốn, hãy cố gắng vệ sinh thật sạch và để nó ra khỏi nhà tắm. “Bạn rất khó có thể làm sạch hoàn toàn. Tôi không có bất kỳ hình ảnh đồ chơi bồn tắm bị mốc nào để các bạn thấy rõ bởi nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường”.

Bài đăng của Eden đã nhận được hơn 21.000 lượt “thích” trên Facebook và những người theo dõi cô rất biết ơn vì lời cảnh báo.

Nên vệ sinh đồ chơi nhà tắm bao lâu một lần?

Đồ chơi trong nhà tắm là nơi sinh sôi nảy nở của nấm mốc, vi khuẩn,… Nước bị hút vào đồ chơi chứa đựng đủ loại chất độc hại và nếu nó ở bên trong quá lâu sẽ trở thành một ổ vi khuẩn.

Đồ chơi nhà tắm có thể thành ổ vi khuẩn nếu không được vệ sinh sạch sẽ. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu của ABC đã kiểm tra các đồ chơi nhà tắm khác nhau do cha mẹ gửi đến và tìm thấy nấm mốc và vi khuẩn trên 100% đồ chơi trong số đó và nhiều đồ chơi cũng có dấu vết của phân. Nhiều trẻ nhỏ có thể đưa cả đồ chơi lên miệng nên các chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh đồ chơi trong nhà tắm của trẻ ít nhất một lần một tuần.

Cách làm sạch đồ chơi khi tắm:

– Để đồ chơi trong một túi lưới treo phía trên bồn tắm để giữ cho đồ chơi tránh xa nước khi không sử dụng.

– Vắt hết nước ra khỏi chúng trước khi cho vào lưới.

– Để làm sạch, trước tiên hãy rửa chúng bằng nước xà phòng nóng để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài.

– Sau đó cho ba cốc giấm vào một xô nước sạch, bóp đồ chơi bằng cao su để đảm bảo nước giấm ngấm vào bên trong.

– Để qua đêm, sau đó lắc đều, đổ hết nước và rửa lại bằng nước sạch.

– Nhiều đồ chơi t.rẻ e.m cũng có thể được rửa trong máy rửa bát – nhưng bạn sẽ cần kiểm tra bao bì trước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *