Phát hiện virus khiến trẻ nhỏ viêm tủy cấp

MỸ – Các nhà khoa học đã tìm ra loại virus có khả năng gây bệnh viêm tủy cấp ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm tủy cấp (AFM) là bệnh hiếm gặp ở t.rẻ e.m, có thể do virus, triệu chứng tương tự với bại liệt.

Các nhà khoa học sử dụng công cụ VirScan để kiểm tra dịch tủy sống của 42 bệnh nhân viêm tủy cấp và tìm ra phản ứng miễn dịch với vi khuẩn đường ruột cùng hàng nghìn loại vi khuẩn khác. Kháng thể đối với các chủng vi khuẩn đường ruột D68 và A71 cũng được tìm thấy ở 70% bệnh nhân.

Bệnh viêm tủy cấp là nguyên nhân gây ra hơn 560 trường hợp bại liệt ở trẻ nhỏ tại Mỹ kể từ năm 2014 đến nay. Ảnh: CNN

Theo tiến sĩ Ryan Schubert, Đại học California, ở bệnh nhân viêm tủy cấp, các tế bào miễn dịch tạo ra kháng thể di chuyển đến vùng n.hiễm t.rùng tủy. Việc tìm thấy kháng thể chống lại vi khuẩn đường ruột D68 và A71 trong dịch tủy sống của bệnh nhân cho thấy có sự xâm nhập của virus.

Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây ra 10-15 triệu ca n.hiễm t.rùng một năm, theo báo cáo của Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Triệu chứng thông thường là sốt, sổ mũi và đau nhức xương khớp.

Hơn 560 t.rẻ e.m Mỹ bị bại liệt do viêm tủy cấp, kể từ năm 2014 đến nay. Việc tìm ra virus gây bệnh là bước đầu tiên giúp các nhà khoa học nghiên cứu ra loại vắcxin thích hợp.

Thục Linh

Theo CNN/VNE

Ăn rau sống ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn ruột, làm giảm hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy việc ăn cà rốt bỏ lò, thay vì ăn sống, có thể làm thay đổi mạnh mẽ vi khuẩn đường ruột.

Trong nghiên cứu được tiến hành ở cả chuột và người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn thực phẩm nấu chín không chỉ làm thay đổi vi khuẩn trong cơ thể chúng ta – được gọi chung là hệ vi sinh (microbiome) – mà cả việc các gen của vi khuẩn được “bật” hay “tắt”.

Nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm sống có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại hoặc t.iêu d.iệt vi khuẩn trong cơ thể

Lý do là ăn thực phẩm nấu chín có thể tăng cường sức khỏe đường ruột, trong khi nhiều thực phẩm sống chứa các hợp chất t.iêu d.iệt vi sinh vật, có nghĩa là nhiều vi khuẩn đường ruột của chúng ta bị phá hủy.

Nhóm nghiên cứu của Đại học California San Francisco, cho biết những phát hiện này giúp hiểu rõ loại thực phẩm nào để lại cho chúng ta những vi khuẩn có lợi nhất trong cơ thể và hệ vi sinh của con người tiến hóa như thế nào khi người t.iền sử bắt đầu học cách nấu chín thức ăn.

Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Microbiology, các nhà khoa học đã chia chuột thành bốn nhóm theo một trong bốn chế độ ăn: thịt sống, thịt chín, khoai lang sống hoặc khoai lang nấu chín.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy điều đáng ngạc nhiên là không có sự khác biệt về hệ vi sinh vật của chuột ăn thịt sống so với ăn thịt chín.

Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa những con chuột ăn khoai lang sống và khoai lang nấu chín. Không chỉ vi khuẩn trong cơ thể chúng khác nhau, mà cả một số gen “bật” hay “tắt” và các sản phẩm chuyển hóa – như chất thải – do cơ thể tạo ra.

Khi nhóm nghiên cứu thực hiện cùng thí nghiệm này với một số loại rau – bao gồm khoai tây trắng, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt và củ cải đường họ cũng nhận được kết quả tương tự.

Các nhà nghiên cứu cho biết một trong những lý do cho những thay đổi này là nhiều thực phẩm sống có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại hoặc t.iêu d.iệt vi khuẩn trong cơ thể chúng ta.

Các nhà nghiên cứu của UCSF muốn xem liệu những thay đổi tương tự của hệ vi sinh có xảy ra ở người hay không, và đã hợp tác với một đầu bếp chuyên nghiệp để chuẩn bị những thực đơn sống và nấu chín.

Những người tham gia đã thử từng chế độ ăn trong ba ngày theo thứ tự ngẫu nhiên và sau đó được phân tích mẫu chất thải. Các mẫu cho thấy rằng hệ vi sinh vật của những người ăn chế độ ăn sống so với chế độ ăn nấu chín khác nhau rõ rệt.

“Thật thú vị khi thấy rằng tác động của việc nấu ăn ở loài gặm nhấm cũng có liên quan đến con người, mặc dù chi tiết cụ thể về cách thức hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng là khác nhau giữa hai loài”, tiến sĩ Turnbaugh nói.

“Chúng tôi rất quan tâm đến việc thực hiện các nghiên cứu quan sát và can thiệp lớn hơn và dài hơn ở người để hiểu tác động của những thay đổi chế độ ăn uống về lâu dài”.

Cẩm Tú

Theo DM/Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *