Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang “khủng” cho bệnh nhân

Ngày 10-2, thông tin từ Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật lấy thành công viên sỏi có kích thước rất lớn (5cm), chiếm 1/3 bàng quang cho bệnh nhân N.Q.Q., 51 t.uổi, ngụ H.Long Thành.

Viên sỏi có kích thước 5cm được lấy ra từ bàng quang của bệnh nhân.

Theo đó, bệnh nhân phát hiện bị sỏi từ 3 tháng trước nhưng không đi khám. Gần đây, bệnh nhân cảm thấy đau tức vùng bụng dưới nhiều, đi tiểu khó khăn nên vào bệnh viện để thăm khám.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong bàng quang của bệnh nhân có viên sỏi kích thước khá lớn nên đã chỉ định phẫu thuật để lấy sỏi. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, có thể ăn uống được.

Bác sĩ CKI Lê Xuân Bảo, khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark cho biết, sỏi to trong bàng quang có thể gây một số biến chứng nặng nề cho người bệnh như viêm bàng quang mãn tính/cấp tính, suy thận, ung thư bàng quang, n.hiễm t.rùng tiểu. Do đó, nếu các bệnh nhân có các triệu chứng ở đường tiểu dưới như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu m.áu, tiểu khó, đau tức vùng bụng dưới… nên đến bệnh viện để được kiểm tra, phát hiện sỏi sớm. Khi sỏi ở kích thước nhỏ có thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi, không phải mổ mở, giúp bệnh nhân bớt đau và bình phục nhanh hơn khi sỏi có kích thước lớn phải mổ mở.

Trước đó, các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark đã tiến hành nội soi gắp dị vật là một mảnh xương cá dài khoảng 1cm, sắc nhọn 2 đầu ra khỏi thực quản của bệnh nhân W.P.T, 37 t.uổi, ngụ tại Thuận An, Bình Dương. Người bệnh cho biết trước đó đã ăn cá rồi xuất hiện tức ngực nhẹ, nuốt nghẹn. Sau 3 ngày thấy đau ngực tăng nên đã đi khám.

Các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nghỉ Tết, người dân cần hết sức thận trọng trong việc ăn uống để tránh bị ngộ độc thực phẩm cũng như hóc xương. Khi biết bị hóc xương hoặc có triệu chứng đau vùng họng, ngực, khó nuốt thì nên đến cơ sở y tế để được chữa trị.

Lấy ống nhựa bỏ quên suốt 4 năm trong cơ thể

Ngày 20-9, thông tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh cho hay, các bác sĩ đã gắp ống nhựa bị bám nhiều sỏi ở bàng quang cho nữ bệnh nhân.

Bác sĩ tái khám cho bệnh nhân sau ca nội soi gắp ống nhựa và tán sỏi

Trước đó, ngày 18-9, bà Lê Thị Tổng, ngụ tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng hạ vị, kèm khó tiểu, tiểu m.áu. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện bà T. có ống sonde trong cơ thể. Trong đó, đầu dưới của ống đã tích tụ một viên sỏi to khoảng bằng quả trứng gà; dọc thân ống cũng có rất nhiều những viên sỏi nhỏ bám xung quanh.

“Chúng tôi phán đoán khả năng ống này có trong niệu quản của bệnh nhân đã có từ rất lâu” – BS. Nguyễn Phước, Phó khoa Ngoại thận – tiết niệu, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh chia sẻ.

Ống nhựa lấy trong cơ thể bệnh nhân sau 4 năm bị bỏ quên

Bà Tống được các bác sĩ chỉ định nhập viện xử lý viên sỏi ở bàng quang và rút ống sonde. Theo BS. Phước, các bác sĩ đã tiến hành nội soi để lấy ống nhựa này ra khỏi cơ thể bà Tống. Quá trình nội soi lấy được ống sonde này rất khó khăn do thời gian ống tồn tại trong cơ thể bệnh nhân đã lâu. Hơn nữa, ống nhựa này có rất nhiều sỏi bám xung quanh, cứng như kim loại, đồng thời những viên sỏi này cũng bám dính rất nhiều vào niêm mạc niệu quản, bác sĩ chỉ cần sơ sót có thể gây thủng hoặc đứt niệu quản dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Sau khoảng 1 giờ, các bác sĩ đã rút thành công ống sonde và tán nhỏ những viên sỏi bám xung quanh bằng laser. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bà Tổng đã hồi phục gần như hoàn toàn. Dự kiến, khoảng vài ngày tới, bà Tổng sẽ được xuất viện.

Theo bệnh nhân Tổng, 4 năm trước, bà Tổng đã mổ nội soi tán sỏi niệu quản trái bằng laser tại một bệnh viện lớn ở TP. Hồ Chí Minh. Các bác sĩ đã đặt một ống 1 ống sonde bằng nhựa vào lòng ống niệu quản nhằm dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, giúp niệu quản có thời gian lành tổn thương sau can thiệp, giảm tình trạng ứ trệ tắc nghẽn nước tiểu.

Thông thường, ống này sẽ được các bác sĩ dùng thủ thuật để lấy ra sau 2-4 tuần tùy tình trạng. Mặc dù được các bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng trước khi xuất viện nhưng sau một thời gian, do hết đau, không còn khó chịu, bà Tổng chủ quan và “quên” trong cơ thể còn một ống nhựa. Sau 4 năm thì ống nhựa này đã khiến bà Tổng phải nhập viện chữa trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *