Phẫu thuật thành công một trường hợp có dạ dày nằm lạc chỗ hiếm gặp

Các bác sĩ BVĐK Cần Thơ vừa phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng đúng vị trí cho một bệnh nhân có dạ dày nằm không đúng vị trí, gây nặng ngực, khó thở.

Ngày 29/9, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp vừa phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng đúng vị trí cho một bệnh nhân có dạ dày nằm không đúng vị trí, gây ra nặng ngực, khó thở.

Dạ dày, hay còn gọi là “bao tử”, khi nằm đúng vị trí của nó là trong ổ bụng, vùng thượng vị, sẽ có nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa thức ăn.

Ê kíp phẫu thuật nội soi đang tích cực để đưa dạ dày của bệnh nhân nằm đúng vị trí trở lại.

Tuy nhiên, có trường hợp bà H.T.B, 85 t.uổi, ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, có dạ dày (bao tử) nằm không đúng vị trí “chui tuột” lên lồng ngực, nằm gần trọn trong trung thất, làm cho bà cảm thấy đau tức, nặng ngực, khó thở; nhất là mỗi khi ăn no. Các triệu chứng cứ lúc tăng, lúc giảm; có nhiều lúc ăn vào bao tử của bà chèn ép vào tim và phổi làm cho bà thở rất khó khăn. Lần này, tình trạng nặng nề hơn nên được người nhà đưa đến nhập viện, do đau vùng thượng vị, ăn vào khó thở kèm đau ngực, nôn ói.

Tại bệnh viện, sau khi chụp cắt lớp vi tính, kết quả cho thấy dạ dày của bà lại nằm gần trọn trong lồng ngực (Theo chuyên môn gọi là thoát vị khe hoành). Ngay sáng nay 29/9, bệnh nhân được các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng, xếp nếp đáy vị kiểu Nissen và khâu hẹp lỗ khe hoành. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, với sự nỗ lực hết mình, sự tận tình của ê kíp y bác sĩ bệnh viện, cuộc phẫu thuật thành công đưa dạ dày của cụ bà nằm trong trung thất trở về đúng vị trí.

Bác sĩ Chuyên khoa II La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện cho rằng, đối với trường hợp này, nếu mổ mở sẽ rất nặng nề, sau mổ nguy cơ nhiều biến chứng, nhất là viêm phổi hậu phẫu có thể dẫn tới t.ử v.ong./.

Phẫu thuật cắt bướu giáp bằng nội soi qua đường nách – quầng vú

Bướu giáp là bệnh lý rất phổ biến. Tuy nhiên, để điều trị triệt để bằng phẫu thuật, nhiều người lại e ngại sẹo xấu ngay cổ.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi bướu giáp – ẢNH: NGUYÊN MI

Phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp qua đường nách – quầng vú ít xâm lấn, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Bệnh nhân thường xuất viện vào ngày thứ hai sau mổ.

Bệnh phổ biến

Rất nhiều người bệnh không không biết mình bị u giáp, chỉ phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe. Bà V.T.B (46 t.uổi, ngụ TP.HCM) gần một năm nay thường xuyên cảm thấy mệt, đuối sức. Ban đầu bà nghĩ do t.uổi tác, công việc nhiều, căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi vẫn không giảm ngay cả khi hoàn toàn nghỉ ngơi.

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp ngả nách – quầng vú có thể được thực hiện cho tất cả các bệnh lý u giáp có chỉ định như: u giáp lan tỏa, u giáp nhân, cường giáp đã điều trị ổn hay ung thư giáp.

Theo ghi nhận của Bệnh viện Bình Dân, mỗi năm có hơn 1.000 trường hợp phẫu thuật tuyến giáp được thực hiện tại bệnh viện.

Chỉ khi đi khám sức khỏe định kỳ, bà B. mới được phát hiện có u giáp. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để điều trị triệt để.

Tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến giáp ngả nách – quầng vú và cắt trọn thùy tuyến giáp bằng dao siêu âm để điều trị tối ưu cho người bệnh, ngăn chặn u giáp phát triển lớn có thể chèn ép, khiến người bệnh khó thở và diễn tiếp hóa ác tính (ung thư).

24 giờ sau phẫu thuật, bệnh nhân được rút ống dẫn lưu vùng cổ, có thể đi lại, trao đổi thông tin với bác sĩ mà không gặp trở ngại gì.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Việt Thành, Phó trưởng khoa Lồng ngực – Bướu cổ, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM): Bướu giáp là một bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tỷ lệ bệnh trong cộng đồng dao động từ 4 – 13%.

Bướu giáp biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: bướu giáp lan tỏa có biểu hiện tuyến giáp lớn hình cánh bướm; bướu giáp nhân: nhìn hoặc sờ thấy một hay nhiều u tại tuyến giáp; cường giáp (hay Basedow): bệnh nhân run tay, sụt cân, hồi hộp, lồi mắt; và ung thư tuyến giáp: u giáp kèm hạch cổ, khàn tiếng, nuốt sặc hay chỉ tình cờ phát hiện.

Phẫu thuật bướu giáp không để sẹo xấu

Bác sĩ Nguyễn Văn Việt Thành cho biết phẫu thuật là phương pháp điều trị được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý tuyến giáp.

Tuy nhiên, bệnh nhân thường e ngại việc thực hiện phẫu thuật vì có thể tạo ra một vết sẹo mổ ở cổ, chiều dài đường mổ tùy thuộc vào độ lớn của bướu. Ngoài ra, sau phẫu thuật, nhiều bệnh nhân có thể gặp các vấn đề khác như nuốt vướng, dị ứng chỉ…

Vì vậy, hiện nay kỹ thuật phát triển, các bác sĩ có thể phẫu thuật tuyến giáp qua nội soi ngả nách – quầng vú bằng dao cắt siêu âm.

“Trong phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp qua ngả nách – quầng vú, các thiết bị nội soi được đưa vào cơ thể bệnh nhân từ những vị trí kín đáo này. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn. Vì vậy, không để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ, giúp người bệnh tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt sau mổ; đặc biệt an toàn và hiệu quả hơn cho bệnh nhân. Bệnh nhân thường xuất viện vào ngày thứ 2 sau mổ”, bác sĩ Thành giải thích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *