Phòng, chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng

Đang vào mùa mưa, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có thể phát sinh, trong đó có bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Một trong những giải pháp phòng, chống dịch bệnh SXH là hoạt động ra quân Chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống SXH dựa vào cộng đồng nhằm huy động nguồn lực cộng đồng, chủ động phòng, chống SXH.

Người dân phải luôn nâng cao ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết, vệ sinh lu, chậu thường xuyên

Ghi nhận tại thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mùa mưa bão được Trạm Y tế thị trấn Núi Sập đặc biệt quan tâm, nhất là việc chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc và các phương tiện phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão. Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống SXH hiệu quả, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên người của thị trấn tổ chức 2 đợt ra quân tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường và diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng tại các ấp, với khẩu hiệu “Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có bệnh SXH”.

Cụ thể, ngày 1-7-2021, UBND thị trấn Núi Sập phối hợp với Trạm Y tế thị trấn tổ chức ra quân diệt lăng quăng phòng, chống bệnh SXH dựa vào cộng đồng đợt II-2021, tại ấp Đông Sơn 1. Tham gia đợt ra quân có cán bộ các ngành, đoàn thể, cộng tác viên Trạm Y tế thị trấn.

Theo đó, đoàn đã chia nhiều nhóm đến từng hộ gia đình kiểm tra các vật dụng trong nhà có chứa nước, hướng dẫn vận động gia đình diệt lăng quăng trú ngụ trong các vật dụng để phòng bệnh SXH. Đồng thời đề nghị, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và xung quanh nhà thông thoáng, thay nước, đậy kín dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, bỏ các dụng cụ phế thải, thả cá 7 màu vào các dụng cụ chứa nước sinh hoạt để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.

Trưởng trạm Y tế thị trấn Núi Sập Khổng Thị Đoan Trang cho biết: “Từ đầu năm, trạm y tế xây dựng kế hoạch, tham mưu Đảng ủy, UBND thị trấn ra quân 2 chiến dịch diệt lăng quăng phòng bệnh SXH với các hoạt động, như: tuyên truyền cho người dân cách vệ sinh lu, chậu không sử dụng, phát hoang bụi rậm… Đầu năm đến nay, thị trấn có 6 ca SXH, so cùng kỳ giảm 15 ca”. Chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống SXH dựa vào cộng đồng, nhằm tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng và người dân trong việc chung tay góp phần phòng ngừa dịch bệnh. Vận động toàn dân, các ngành, đoàn thể tích cực tham gia diệt muỗi và diệt lăng quăng để phòng, chống bệnh SXH với mục tiêu “không có lăng quăng, bọ gậy; không có muỗi truyền bệnh Zika và SXH”.

Điểm mới trong công tác phòng, chống bệnh trong năm nay là xử lý mầm bệnh đồng loạt, triệt để dịch trong thời gian ngắn. Nhất là ở những ổ dịch cũ, Trạm Y tế thị trấn Núi Sập tăng cường giám sát, khử trùng, tránh mầm bệnh tồn tại trong môi trường, đồng thời tập huấn cho giáo viên để hướng dẫn phụ huynh biết cách phát hiện trẻ bị bệnh và đưa đến cơ sở y tế điều trị. Đặc biệt, hướng dẫn người dân tự giác phòng, chống dịch, như: đậy các lu chứa nước, vệ sinh quanh nhà, thả nuôi cá lia thia, cá 7 màu để diệt lăng quăng, các dụng cụ chứa nước quanh nhà phải được úp xuống, những nơi có t.iền sử về dịch bệnh phải phun hóa chất.

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bùng phát thành dịch. Đến nay, bệnh SXH chưa có vaccine phòng bệnh. Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể dẫn đến sốc, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, tê liệt, hôn mê dẫn đến khả năng t.ử v.ong cao, nhất là đối với t.rẻ e.m. Các loại muỗi mang virus SXH thường sống trong nhà và xung quanh nhà. Muỗi đẻ trứng trong lu, thùng phuy hoặc hồ nước. Vì vậy, thường xuyên dọn dẹp sạch các vũng nước đọng không cho muỗi sinh sản, đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn sạch các vật dụng có thể chứa nước mưa (vỏ xe cũ, chén bát, thau, chậu cũ…).

Có con nhỏ được hơn 5 t.uổi, chị Mỹ Tiên (32 t.uổi, ngụ thị trấn Núi Sập) chia sẻ: “Thực hiện khuyến cáo của ngành y tế, tôi kiểm tra các lu, chậu, thường xuyên. Nếu phát hiện có lăng quăng sẽ đổ ngay nước và vệ sinh thật kỹ. Tôi cho con mình ngủ mùng kể cả ban ngày và đốt nhang muỗi buổi tối để đề phòng con bị muỗi chích”.

Nhằm chủ động ứng phó với dịch bệnh SXH, từ đầu năm 2021 đến nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thị trấn Núi Sập triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh SXH. Theo Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thị trấn Núi Sập Phạm Quốc Việt, địa phương tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về bệnh SXH, ra quân diệt lăng quăng, khuyến cáo bà con vệ sinh nhà cửa. Người dân cần chủ động dọn dẹp vệ sinh môi trường sống của mình, đặc biệt là ngủ mùng, ăn chín, uống sôi. Khi có dấu hiệu của bệnh SXH, không nên chủ quan tự điều trị mà phải đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh trường hợp biến chứng nặng gây t.ử v.ong.

Vụ việc của bà Trần Kim Khỏe đang được tòa án xem xét, giải quyết

Từ mâu thuẫn trong phân chia tài sản thừa kế, không thỏa thuận được với nhau, bà Trần Kim Khỏe (ngụ ấp Đông Sơn 2, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) khởi kiện em gái đến tòa án để mong xem xét, giải quyết Tòa án hiện đang thụ lý vụ kiện của bà Khỏe.

Trình bày sự việc đến Báo An Giang, bà Trần Kim Khỏe (sinh năm 1969, ngụ ấp Đông Sơn 2, thị trấn Núi Sập) cho biết, lúc đầu, vợ chồng bà sống chung với cha mẹ (ông Trần Văn Kiểm, sinh năm 1929 và bà Nguyễn Thị Mến, sinh năm 1928, ngụ ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn). Đến năm 1993, cha mẹ làm di chúc giao 164m 2 đất cho gia đình bà Khỏe. Sau đó, gia đình bà ra thị trấn Núi Sập sinh sống, nhưng vẫn về nhà, chăm lo cho cha mẹ.

Tháng 9-2004, ông Kiểm mất, đến tháng 6-2017, bà Mến mất. Năm 2017, khi nghe tin UBND xã Thoại Giang thông báo bồi hoàn t.iền nâng cấp, mở rộng tuyến đường Thoại Giang – Xã Diễu qua phần đất của mình, bà phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của cha mẹ cho đã được chuyển sang người em Trần Thị Mỹ Phượng thông qua tờ “phân chia tài sản” trái quy định của pháp luật.

“Nhà đất cha mẹ cho, dù chưa sang tên nhưng đã là tài sản của gia đình tôi. Việc Mỹ Phượng khai GCNQSDĐ của cha mẹ bị mất, làm hồ sơ xin cấp lại là có sự tính toán trước, không đúng thực tế. Cha mẹ tôi có 7 người con, trong khi tờ “phân chia tài sản” chỉ có 4 người ký tên, bản thân mẹ lại không biết. Đây là hành vi trái quy định của pháp luật. Tôi yêu cầu hủy GCNQSDĐ mang tên Trần Thị Mỹ Phượng, trả lại đất cho gia đình tôi” – bà Trần Kim Khỏe bức xúc.

Bà Trần Kim Khỏe trình bày vụ việc với Báo An Giang

Trả lời về sự việc, bà Trần Thị Mỹ Phượng (sinh năm 1973, ngụ ấp Tây Bình, xã Thoại Giang) cho biết, sinh thời cha mẹ và anh chị đề nghị bà quản lý nhà đất làm phủ thờ để thờ cúng ông bà, cha mẹ, do bà là con gái út. Đến năm 2010, các chị làm tờ phân chia tài sản giao nhà đất cho bà. Tháng 12-2010, bà được cấp GCNQSDĐ. Do anh bà là liệt sĩ, địa phương cất nhà Tình nghĩa cho gia đình người có công, vợ chồng bà bổ sung gần 60 triệu đồng nâng cấp ngôi nhà. Đến năm 2017, nhà nước bồi hoàn 32 triệu đồng về việc mở rộng, nâng cấp tuyến đường Thoại Giang – Xã Diễu đi qua đất của bà. Đợt 1, bà nhận 16 triệu đồng, đến đợt 2 nhận t.iền thì bị bà Khỏe ngăn chặn, khiếu nại đòi nhà đất.

Bà Trần Thị Hạnh Nguyên (chị của bà Khỏe và bà Phượng, người ký tên phân chia tài sản) cho biết, nhà này bà và Trần Thị Lợi, Trần Kim Khỏe thống nhất giao cho Phượng quản lý thờ cúng ông bà, cha mẹ, coi như là phủ thờ. Về tài sản, trước đây cha mẹ bà đã cho Khỏe 2 nền nhà và Khỏe đã bán lại cho chị em bà. Đối với khởi kiện đòi 164m 2 đất, bà không tham gia, nhưng yêu cầu xem lại tính hợp pháp của tờ di chúc mà vợ chồng Khỏe cung cấp.

Liên quan đến việc này, bà Trần Thị Lợi thông tin: “Tôi và Khỏe chỉ ký tên để nhận phân chia số t.iền do nhà nước hỗ trợ đối với gia đình người có công, không có chuyện giao nhà đất làm phủ thờ. Còn chuyện Phượng làm thủ tục chuyển quyền sử dụng nhà đất của cha mẹ là không có chữ ký của tôi, Khỏe và anh Trần Văn A. Tôi yêu cầu tòa án xem xét chấp nhận về yêu cầu cho người được cha mẹ cho đất theo tờ di chúc”.

Đại diện Ban Nhân dân ấp Tây Bình (xã Thoại Giang) thông tin, trong gia đình này, ngoài liệt sĩ Trần Giang Huyền có 6 anh chị em, sống lâu đời ở địa phương. Tháng 7-2017, gia đình này làm tờ thỏa thuận phân chia t.iền trợ cấp chế độ người có công với cách mạng. Sau đó, bà Khỏe và bà Phượng tranh chấp GCNQSDĐ, được ban ấp giải thích, động viên tự hòa giải trong nội bộ gia đình. Sau đó, do không thỏa thuận được nên khiếu nại đến UBND xã Thoại Giang, sau đó, bà Khỏe khởi kiện đến tòa án.

Tìm hiểu sự việc cho thấy, qua khởi kiện của bà Khỏe, ngày 12-4-2018, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang thụ lý sơ thẩm vụ án dân sự về việc “Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất; yêu cầu hủy GCNQSDĐ”. Cơ quan xét xử đã thực hiện các bước theo quy định của pháp luật. Ngày 3-6-2021, đã tổ chức hòa giải. Nguyên đơn Trần Kim Khỏe yêu cầu bà Phượng trả lại 164m 2 đất, không tranh chấp đối với 2 căn nhà cất trên đất. Phía bị đơn Trần Thị Mỹ Phượng không đồng ý yêu cầu của bà Khỏe, nói số đất gia đình bà sử dụng hợp pháp, được nhà nước cấp GCNQSDĐ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *