Nhìn vào số liệu thống kê, các chuyên gia nói rằng virus SARS-CoV-2 có thể gây t.ử v.ong cho người già và cho những người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng miễn dịch cơ thể của bạn bị tổn hại nghiêm trọng, và bạn sẽ khó chống lại n.hiễm t.rùng hơn. Vì vậy, bạn cần phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa. – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nếu bạn có bệnh tim, bệnh phổi, tăng huyết áp hoặc bệnh tiểu đường, bạn có thể mắc phải các triệu chứng nghiêm trọng, vốn đôi khi có thể gây t.ử v.ong. Đây là thời gian đặc biệt rủi ro cho bệnh nhân tiểu đường.
Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng miễn dịch cơ thể của bạn bị tổn hại nghiêm trọng, và bạn sẽ khó chống lại n.hiễm t.rùng hơn. Vì vậy, nếu bạn có lượng đường trong m.áu cao, bạn cần phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa.
Sau đây là những việc người tiểu đường cần làm để bảo vệ bản thân trong mùa dịch, theo The Health Site.
1. Uống thuốc đúng giờ
Cho dù đó là thuốc uống hay tiêm insulin, bạn cần uống thuốc hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Mua nhiều cữ thuốc trước khi bạn hết thuốc để uống. Để an toàn, bạn có thể chuẩn bị trước số thuốc đủ dùng cho 2 tháng. Và hãy chắc chắn dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Điều này sẽ giúp bạn tránh các biến chứng, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, theo The Health Site.
2. Duy trì nhật ký bệnh tiểu đường
Bạn cần phải cố gắng hết sức để duy trì lượng đường của bạn, đặc biệt là bây giờ. Để làm điều này, bạn phải duy trì một hồ sơ số đo lượng đường trong m.áu. Luôn có số điện thoại bác sĩ “ruột” bên mình và giữ liên lạc với nhóm chăm sóc bệnh tiểu đường của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu giữ một danh sách các loại thuốc theo toa của bạn và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Ghi lại tất cả mọi thứ trong cuốn nhật ký này.
3. Triệt để tuân thủ các hướng dẫn phòng ngừa dịch COVID-19
Ngoài việc thực hiện các biện pháp nêu trên, bạn cần tuân theo các quy trình phòng ngừa mà những người khác cũng đang tuân theo. Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 21 giây. Nếu bạn không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn. Hạn chế ra khỏi nhà. Chú ý đeo khẩu trang bảo vệ đúng cách nếu bạn phải đi chợ, đến nơi đông người tụ tập hoặc thăm người bệnh, theo The Health Site.
Có những bệnh này nên cân nhắc khi đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Theo Bộ Y tế, người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,…) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Ảnh minh họa: Internet
Để cụ thể hóa các nội dung, biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc và ký túc xá của người lao động, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia) đã xây dựng Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động
Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Chi đạo các cơ sở lao động trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn.
Phạm vi áp dụng của hướng dẫn này: Nơi làm việc bao gồm cơ sở lao động, văn phòng, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dịch vụ (trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch, ngân hàng); Ký túc xá hoặc nơi lưu trú tập trung cho người lao động sau đây gọi là ký túc xá.
Đối tượng áp dụng: Người lao động, người sử dụng lao động và ban quản lý ký túc xá; Bộ phận y tế, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.
Người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,…) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Tìm hiểu thông tin và các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ người làm công tác y tế/cơ quan y tế địa phương.
Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn và các vật dụng cần thiết tạo điều kiện cho việc rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân khi đi công tác. Ảnh minh họa: Internet
Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn và các vật dụng cần thiết tạo điều kiện cho việc rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân khi đi công tác.
Ngoài các khuyến cáo ở trên, người lao động động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cần lưu ý:
Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.
Rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ho, hắt hơi. Tránh xa ít nhất 02 mét đối với những người đang ho hoặc hắt hơi.
Trong khi đi công tác, nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, sau khi đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: Người lao động tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ 2 lần một ngày.
Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở người lao động phải cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và cách ly chặt chẽ tại cơ sở y tế.
Thông báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để thông báo cho những người tiếp xúc gần tại nơi làm việc tự theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế khi cần thiết.
HÒA THUẬN
Theo T.iền phong