Phòng dịch COVID-19: Tập thể dục tác động đến hệ miễn dịch thế nào?

Sau đây là những đ.ánh giá trên cơ sở khoa học về việc bằng cách nào và tại sao tập thể dục có thể tác động đến hệ miễn dịch.

Hãy yên tâm mà tập thể dục, vì thực sự tập thể dục có khả năng làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh – Ảnh minh họa: Shutterstock

Tập thể dục có tăng cường hoặc cản trở khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể không?

Trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu, câu hỏi này rất được quan tâm và nghiên cứu gần đây cũng đã có câu trả lời.

Nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy việc giữ dáng giúp cải thiện hệ miễn dịch và thậm chí có thể tăng cường và cải thiện khả năng chống lại mầm bệnh, theo Life News.

Nghiên cứu mới này cũng phát hiện có rất nhiều mầm bệnh trong phòng tập thể dục.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột được chạy với tốc độ vừa phải trong khoảng 30 phút mỗi ngày trong vài tuần, có khả năng sống sót cao hơn sau khi cho lây nhiễm một loại cúm siêu vi, so với những con không tập thể dục.

Tuy nhiên, đồng thời, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen tập thể dục mạnh mẽ có thể tạm thời làm giảm phản ứng miễn dịch trong thời khắc sau khi tập thể dục, làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng cơ hội ngay sau khi tập thể dục, theo Life News.

Để lý giải điều này, các thí nghiệm được thực hiện trên động vật và người, cho thấy các tế bào miễn dịch tràn vào m.áu ngay sau khi tập thể dục mạnh mẽ rồi đột ngột biến mất.

Rõ ràng, sự biến mất này làm cho các tế bào ít có khả năng nhận ra và chống lại mầm bệnh xâm nhập, và để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Sau đó, các thí nghiệm sâu hơn tiếp theo đã đưa ra lời giải thích. Lúc bắt đầu thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã đ.ánh dấu một số tế bào miễn dịch bằng thuốc nhuộm huỳnh quang và bắt chúng chạy đến kiệt sức.

Sau đó, các nhà khoa học đã nhận thấy mức độ của các tế bào miễn dịch được nhuộm sáng này trong dòng m.áu của chuột đạt đến đỉnh điểm rồi giảm mạnh. Nhưng họ cũng phát hiện ra rằng có rất ít tế bào miễn dịch c.hết đi, mà đa số các tế bào miễn dịch này đi đến phổi, ruột và các bộ phận khác của cơ thể, những vị trí dễ bị vi trùng xâm nhập hơn khi tập thể dục, theo Life News.

Sau vài giờ hoạt động như lính canh ở các bộ phận khác của cơ thể, hầu hết các tế bào miễn dịch lại quay trở về dòng m.áu, đưa mức độ các tế bào miễn dịch này về mức ổn định và sự giám sát miễn dịch của chúng đã được định hướng lại chứ không giảm.

Tương tự như vậy, trong một nghiên cứu được công bố mới đây, những con chuột khỏe mạnh và vận động, đã được tiêm mầm bệnh ngay sau khi cho chạy cật lực, đã chiến đấu với mầm bệnh tốt hơn so với những con ít vận động.

Phân tích cho thấy các tế bào miễn dịch của chúng nhắm mục tiêu và bao vây mầm bệnh, trong khi ở những con chuột không vận động, những tế bào miễn dịch phân tán vào các mô.

Vì vậy, hãy yên tâm mà tập thể dục, vì thực sự tập thể dục có khả năng làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh, theo Life News.

Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu đã lâu bạn không tập thể dục thì không nên bắt đầu bằng những bài cường độ cao và mạnh mẽ.

Phòng dịch COVID-19: 6 cách giúp bạn tăng cường miễn dịch

Hệ miễn dịch được tạo thành từ sự cân bằng các yếu tố lối sống, gồm giấc ngủ, kiểm soát căng thẳng, dinh dưỡng và duy trì hệ vi sinh vật siêu khỏe mạnh.

Tăng cường dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, bổ sung vitamin D, tăng cường hệ tiêu hóa… là những cách giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch – Ảnh minh họa: Shutterstock

Nhà miễn dịch học, tiến sĩ Heather Moday, chuyên gia Y học chức năng người Mỹ, cho biết hệ miễn dịch được tạo thành từ sự cân bằng các yếu tố lối sống, gồm giấc ngủ, kiểm soát căng thẳng, dinh dưỡng và duy trì hệ vi sinh vật siêu khỏe mạnh.

Sau đây là những hoạt động bất ngờ nhưng hiệu quả có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, theo Mbg.

1. Tăng cường dinh dưỡng

Uống đủ nước

Uống nước sẽ giúp giữ cho phổi ẩm và chất nhầy chảy, làm sạch phổi để ngăn n.hiễm t.rùng.

Uống trà

Một số loại trà, như trà xanh và trà đen, có polyphenol chống ô xy hóa, có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách chống lại các gốc tự do.

Hạn chế đồ ngọt

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế các thực phẩm gây viêm, như đường, không chỉ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, nó còn giúp xây dựng lực lượng miễn dịch dẻo dai và năng động hơn.

Tránh hút thuốc, uống rượu

Tránh thuốc và rượu là một trong những cách quan trọng nhất để tăng cường khả năng miễn dịch, vì nó ảnh hưởng đến cả giấc ngủ và giữ nước.

Nấu ăn tại nhà

Tự chuẩn bị bữa ăn lành mạnh, đa dạng, có thể làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột của bạn.

2. Thúc đẩy giấc ngủ chất lượng

Cất điện thoại trước khi đi ngủ

Đừng nhìn vào điện thoại, máy tính sẽ hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh – ức chế melatonin và cản trở giấc ngủ.

Nghe nhạc

Các nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc trên tất cả các thể loại có thể tạo ra trạng thái thể chất và tinh thần tốt nhất cho giấc ngủ.

Đảm bảo ngủ ngon

Nếu bạn khó ngủ, hãy xem xét bổ sung magiê trước khi đi ngủ. Magiê rất cần thiết để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Nếu không có đủ magie thì canxi trong cơ thể có thể góp nhặt từ các mô mềm và gây viêm khớp. Magiê hoạt động như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên, giúp thúc đẩy thư giãn cơ bắp.

Tắm nước ấm

Theo nghiên cứu, tắm nước ấm có thể giúp m.áu lưu thông dễ dàng hơn, cung cấp nhiều ô xy hơn bằng cách giúp thở sâu và chậm hơn, đặc biệt là khi hít vào hơi nước. Tắm nước nóng cũng có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn và cải thiện khả năng miễn dịch, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Thử liệu pháp mùi hương

Lấy một ít tinh dầu, hoặc thả chúng vào máy khuếch tán trước khi đi ngủ. Dầu oải hương, đặc biệt, có thể giúp hỗ trợ chất lượng giấc ngủ ở nam giới và phụ nữ khỏe mạnh.

3. Kiểm soát căng thẳng

Tập trung vào hơi thở

Hít thở sâu giúp kích hoạt dây thần kinh phế vị, giúp bật hệ thống thần kinh giao cảm và giúp kiểm soát sự lo lắng hoặc căng thẳng.

Thiền định

Người thực hành thiền có thể phục hồi sau các phản ứng căng thẳng sinh lý nhanh hơn nhiều so với không thiền.

4. Bổ sung vitamin D giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh

Đi dạo dưới ánh nắng mặt trời

Thiếu vitamin D có thể dẫn đến mắc chứng lo âu và trầm cảm, do đó, hấp thụ ánh sáng mặt trời tự nhiên bất cứ khi nào có thể có thể giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.

Kết nối xã hội

Kết nối xã hội giúp kiểm soát cảm giác lo lắng, vì vậy nếu ở một mình, hãy gọi cho bạn bè và gia đình, theo Mbg.

5. Hỗ trợ hệ vi sinh vật

Tập thể dục

Tập thể dục có thể làm tăng a xít béo chuỗi ngắn – là chìa khóa cho đường ruột khỏe mạnh.

Tăng cường men vi sinh

Prebiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột và men vi sinh giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn tốt đó và hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

6. Đường ruột khỏe mạnh làm giảm tổn thương trước sự xâm nhập của vi khuẩn và virus

Tăng cường ăn gia vị

Một số loại gia vị, như đinh hương, kinh giới, húng tây, quế và thì là có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, có thể giúp hỗ trợ miễn dịch.

Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách thực hiện một số thực hành này có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và chuẩn bị cho cơ thể bạn tiếp xúc với các mầm bệnh không mong muốn, theo Mbg.

Theo thanhnien.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *