Phòng ngừa bệnh dại trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để virút gây bệnh dại bùng phát ở vật nuôi và đe dọa sức khỏe, tính mạng con người.

Hiện ngành Y tế và các địa phương trong tỉnh Long An khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa bệnh nguy hiểm này.

Sau khi bị động vật cắn, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám vết thương và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại theo tư vấn của bác sĩ

Những diều cần biết về bệnh dại

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virút dại. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua dịch tiết, thường là nước bọt bị nhiễm virút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với virút dại qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc cấy ghép mô/cơ quan bị nhiễm virút dại.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nhiều tỉnh, thành phố có bệnh dại lưu hành trong nhiều năm và ghi nhận số ca t.ử v.ong do bệnh dại cao.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp t.ử v.ong, cao hơn gấp đôi so cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Đặc biệt, gần đây, xuất hiện các trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn, 10-15 ngày.

Nguyên nhân chủ yếu gây t.ử v.ong là người bị động vật nghi dại cắn nhưng không tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại kịp thời, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Tỷ lệ chó, mèo nuôi được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại còn thấp, chỉ đạt khoảng 50% tổng đàn dẫn đến gia tăng số ca bệnh dại trên động vật.

Trước thực trạng gia tăng bệnh dại trên người và động vật tại nhiều nơi, ngày 15/3/2024, Bộ Y tế có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng ngừa bệnh dại.

Tại tỉnh Long An, từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 3 ca t.ử v.ong do bệnh dại. Trước diễn biến phức tạp của bệnh dại ở động vật và đã có trường hợp người dân t.ử v.ong do bị chó cắn, huyện Tân Hưng đã công bố dịch bệnh dại ở động vật trên toàn huyện. Nhằm khống chế, không để dịch bệnh lây lan, huyện khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo.

Chủ động phòng bệnh dại

Vắc-xin Verorab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và t.rẻ e.m, sau khi tiếp xúc hoặc bị động vật nghi bị dại cắn

Ghi nhận tại các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh, thời gian gần đây, số lượng người dân đến tiêm vắc-xin phòng bệnh dại gia tăng. Đa số người dân đến tiêm phòng vì bị chó, mèo cắn. Ngồi chờ đến lượt tiêm vắc-xin phòng bệnh dại, ông Nguyễn Văn Kỹ (phường 5, TP.Tân An) cho biết: “Tôi bị chó cắn nên đi tiêm ngừa. Thời gian qua, tôi cũng nghe có người bị chó, mèo cắn nhưng chủ quan không đi tiêm ngừa, đến khi mắc bệnh không cứu chữa được, tôi rất lo lắng. Thấy sự nguy hiểm của bệnh dại nên tôi chủ động đi tiêm vắc-xin phòng bệnh càng sớm càng tốt”.

Hiện không có cách điều trị hiệu quả bệnh sau khi các dấu hiệu của cơn dại xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc-xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm. Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm vắc-xin phòng bệnh dại càng sớm càng tốt, đây cũng là biện pháp duy nhất để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh – Huỳnh Hữu Dũng khuyến cáo: “Đối với những vết thương khi bị động vật cắn, trước tiên nên rửa vết thương dưới vòi nước sạch hoặc xà phòng pha loãng hoặc những chất sát trùng nhẹ như nước muối sinh lý, không được băng bó vết thương kín; sau đó đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định vết thương nào được khâu, vết thương nào không khâu. Đặc biệt, khi bị súc vật cắn không nên dùng những biện pháp dân gian như đắp lá cây, đắp thuốc lên vết thương sẽ làm n.hiễm t.rùng”.

Việt Nam đặt mục tiêu kiểm soát được bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người t.ử v.ong vì bệnh dại vào năm 2030. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa bệnh dại, người dân cần tiêm vắc-xin phòng bệnh dại đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm; không thả rông chó, mèo; khi đưa chó ra đường phải đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo./.

Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa bệnh dại, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung trong Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg, ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ động giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn để hướng dẫn tiêm vắc-xin phòng bệnh dại theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch kịp thời. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành Y tế và Thú y để giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị động vật nghi dại cắn.

Đồng thời, bảo đảm đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc-xin phòng bệnh dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn, xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vắc-xin phòng bệnh dại về các kỹ năng tư vấn, xử trí các trường hợp bị động vật cắn. Đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại; kịp thời chia sẻ thông tin để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh;…

Người cao t.uổi vẫn nên tiêm vắc-xin ngừa bệnh

Nếu được tiêm vắc-xin đầy đủ sẽ giúp người cao t.uổi ngừa các bệnh về đường hô hấp, cơ thể tăng thêm sức đề kháng, tránh tình trạng đồng nhiễm nhiều bệnh .

Ngồi chờ theo dõi sau tiêm tại Viện Pasteur TP HCM, bà Nguyễn Thị Bích Ngọt (72 t.uổi, ngụ quận 3) cho biết bà vừa tiêm vắc-xin ngừa cúm theo định kỳ. Đây là cách bà phòng ngừa bệnh.

Chức năng miễn dịch suy giảm khi lớn t.uổi

Trước đây, khi chưa tiêm chủng, mỗi lần thời tiết thay đổi, bà Ngọt đều bệnh khoảng 1 tuần, cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên, hơn 5 năm nay, bà duy trì tiêm theo lịch hẹn nên thể trạng tốt hơn, cơn cảm cúm cũng lướt qua rất nhanh.

“Tới nay, hơn 5 năm tôi duy trì tiêm định kỳ mũi cúm. Không chỉ vậy, tôi còn tiêm vắc-xin phế cầu ngừa bệnh viêm phổi. Từ khi phòng ngừa bằng tiêm chủng, tôi cảm thấy ít bệnh hơn, nếu có cũng lướt qua rất nhanh” – bà Ngọt cho biết.

Theo bà Trần Thị Nguyệt (75 t.uổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM), vì được nhiều người nói rõ về lợi ích tiêm chủng nên bà đến Viện Pasteur TP HCM đăng ký tiêm vắc-xin phế cầu ngừa viêm phổi.

Bác sĩ Đinh Văn Thới, Trưởng Phòng khám Tiêm chủng – Viện Pasteur TP HCM, khẳng định phòng bệnh bằng cách tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, không chỉ đối với trẻ mà cả người lớn. Bởi lẽ, hầu hết bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở t.rẻ e.m cũng xuất hiện ở người lớn như cúm, viêm màng não, viêm phổi…

Theo bác sĩ Thới, càng lớn t.uổi thì chức năng miễn dịch của con người càng suy giảm. Khi đó, cơ thể không còn đề kháng trước các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, đa số người lớn t.uổi còn kèm theo các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Do đó, nếu mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin sẽ khiến tăng nặng bệnh nền ở người lớn t.uổi.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa – Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho rằng người trưởng thành, nhất là người cao t.uổi và người mắc các bệnh mạn tính, có hệ miễn dịch suy giảm nên sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Do đó, họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn và khi mắc thì biến chứng của bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn, tỉ lệ t.ử v.ong cao hơn. Nhiều bệnh truyền nhiễm khi xảy ra ở người lớn thường có tác động nặng nề hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, như: cúm, phế cầu, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm màng não…

Người lớn t.uổi tiêm vắc-xin tại Viện Pasteur TP HCM

Tư vấn kỹ trước khi tiêm

Bác sĩ Thới cho biết về cơ bản, người lớn và t.rẻ e.m đều cần phòng ngừa bệnh bằng vắc-xin, nhất là với các bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ độ t.uổi nào. Hầu hết bệnh truyền nhiễm đều có vắc-xin có thể tiêm phòng cho người lớn cũng như trẻ nhỏ như viêm màng não, viêm phổi, thủy đậu, cảm cúm, bạch hầu, sởi – quai bị – rubella…

“Vắc-xin dành cho người lớn và trẻ nhỏ về cơ bản đều giống nhau. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, nhà sản xuất đã nghiên cứu về số lần tiêm, hàm lượng kháng nguyên… cho từng đối tượng” – bác sĩ Thới giải thích.

Theo bác sĩ Chính, Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Vì vậy, bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm cuối năm. Bệnh cúm có thể làm tăng 6 lần viêm phổi, tăng hàng trăm lần bệnh lý tim mạch. Bộ Y tế cho biết mỗi năm, trung bình tại Việt Nam có hơn 800.000 người mắc cúm. Trong đó, các virus gây bệnh thường gặp là cúm A (H3N2, H1N1) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria).

Bên cạnh đó, các bệnh do phế cầu khuẩn cũng xảy ra quanh năm và rất nguy hiểm. Phế cầu khuẩn là tác nhân chính gây nên viêm phổi, tập trung nhiều ở nhóm dưới 5 t.uổi và trên 54-64 t.uổi, đặc biệt cao ở nhóm người trên 85 t.uổi. Virus này thường trú ở hầu họng và lây truyền nhanh trong môi trường đông đúc.

“Để bảo đảm an toàn, trước khi tiêm chủng nên có sự tư vấn của bác sĩ. Từ đó, người dân có thể nắm được thông tin bệnh sử, lịch sử tiêm chủng để được tiêm vắc-xin theo đúng lứa t.uổi, nguy cơ bệnh nền” – bác sĩ Chính khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *