Tôi 42 t.uổi, sức khoẻ bình thường. Gần đây tôi rất hay bị chóng mặt nhức đầu, run chân tay giống như hạ đường huyết. Xin bác sĩ tư vấn dấu hiệu của bệnh và làm thế nào để phòng ngừa.
Hoàng Thuý (Hải Dương)
Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn và có một hay nhiều dấu hiệu chung sau: Mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đ.ập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.
Bệnh hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc ở người ăn kiêng và vận động quá sức.
Để phòng ngừa hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong cơ thể bằng một số biện pháp: Có chế độ ăn uống khoa học, trước khi tập thể dục cần ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết;
Cần ăn thêm các bữa phụ ngay khi lượng đường có dấu hiệu xuống thấp hoặc khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện; Kiểm tra đường huyết thường xuyên và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không được tự ý uống thuốc khi không có đơn hoặc ngưng thuốc khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm;
Luôn mang theo bên người đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola trong túi trong cặp để phòng khi xảy ra hạ đường m.áu mà có dùng ngay…
Tốt nhất để biết rõ tình trạng của mình bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị cụ thể.
Nóng bừng da suốt 5 năm, người phụ nữ được chẩn đoán u thần kinh nội tiết, bác sĩ cảnh báo 10 triệu chứng thường gặp
Trong quá trình phẫu thuật, khi tiến hành khâu lại lỗ thủng ruột cho bệnh nhân, bác sĩ Giang tình cờ phát hiện một khối u lồi ra bên cạnh khoảng 3cm.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (50 t.uổi) bị thủng ruột nên phải tiến hành phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, khi tiến hành khâu lại lỗ thủng ruột cho bệnh nhân, bác sĩ Giang tình cờ phát hiện một khối u lồi ra bên cạnh khoảng 3cm nên đã nhân tiện cắt bỏ và được xác định là u thần kinh nội tiết.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân này được xác định thường đổ mồ hôi đêm và nóng bừng da kéo dài 5 năm, sau khi khối u được loại bỏ thì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện.
Bác sĩ Giang cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân đau bụng sẽ đến khoa Tiêu hóa, ho dai dẳng không hết sẽ đến khoa Ngoại lồng ngực hoặc khi xuất hiện các vùng da đỏ, ngứa và đau sẽ đến khoa Da liễu. Tuy nhiên, những trường hợp đó bệnh nhân có khả năng đã đến khám nhầm khoa, bởi những triệu chứng tương tự có thể là do u thần kinh nội tiết gây ra.
U thần kinh nội tiết là căn bệnh kì lạ, cộng với lý do tăng trưởng chậm, theo thống kê, từ lúc bệnh nhân nhận biết bệnh đến chẩn đoán trung bình phải mất 7 năm. Một nửa số người được chẩn đoán ở giai đoạn cuối, nhiều bệnh nhân thậm chí phát hiện ra rằng họ có khối u trong lúc đang khám căn bệnh khác.
Bác sĩ Giang khuyên nhủ, căn bệnh này có thể tiết ra nhiều loại hormone khác nhau, khiến người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Một số khối u phát triển chậm, khi có điều kiện phù hợp, khối u sẽ phát triển đủ lớn gây ra tình trạng cản trở cơ học đường tiêu hóa, có thể gây nên đau bụng hoặc táo bón.
Bác sĩ Giang đã cung cấp 10 triệu chứng để bạn dễ dàng xác định xem mình có mắc bệnh u thần kinh nội tiết hay không:
1. Vã mồ hôi
2. Nóng bừng da
3. Sốt
4. Hạ đường huyết không rõ nguyên nhân
5. Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
6. Viêm da bất thường
7. Tiêu chảy mãn tính
8. Hen suyễn không do di truyền hoặc dị ứng
9. Loét dạ dày tái phát
10. Ho dai dẳng không hết
Bác sĩ Giang nhắc nhở, nếu 2 – 3 trong số các triệu chứng trên lặp lại, bạn có thể hoài nghi liệu mình có mắc bệnh u thần kinh nội tiết không? Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh bệnh đến giai đoạn muộn.
U thần kinh nội tiết bắt nguồn từ những tế bào chuyên biệt của hệ thần kinh nội tiết của cơ thể. Những tế bào này mang đặc điểm của cả tế bào chế tiết nội tiết tố lẫn tế bào thần kinh, và được tìm thấy ở khắp các cơ quan trong cơ thể, do đó u thần kinh nội tiết gồm nhiều loại khác nhau với các triệu chứng biểu hiện rất khác nhau.
Những loại u thần kinh nội tiết hay gặp là:
U thần kinh nội tiết ống tiêu hóa.
U thần kinh nội tiết phổi.
U thần kinh nội tiết tụy.
U thần kinh nội tiết có thể xuất hiện ở tuyến thượng thận.
Triệu chứng u thần kinh nội tiết ống tiêu hóa
U thần kinh nội tiết ống tiêu hóa có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của ống tiêu hóa, bao gồm tiểu tràng hoặc đại tràng và dạ dày. Các dấu hiệu và triệu chứng của u thần kinh nội tiết ống tiêu hóa có thể biểu hiện là:
Cảm giác khó chịu, hoặc đau ở vùng bụng hoặc trực tràng.
Buồn nôn và nôn.
Tiêu chảy.
Xuất huyết trực tràng, hoặc có m.áu trong phân.
Thiếu m.áu, có thể gây mệt mỏi.
Ợ nóng hoặc khó tiêu.
Loét dạ dày, và có thể gây nên ợ nóng, khó tiêu, và đau ở ngực hoặc bụng.
Sụt cân.
Cản trở cơ học đường tiêu hóa, có thể gây nên đau bụng hoặc táo bón.