Miền Bắc sắp bước vào đợt rét đậm, rét hại kỷ lục. Đợt rét này hiếm gặp trong 4 năm gần đây. Khi nhiệt độ thấp có thể gây ra một số tổn thương cho cơ thể như: cóng, lạnh cứng, cước…
Các tổn thương này có thể gia tăng ở người mắc bệnh mạn tính. Tùy từng mức độ tổn thương, cần xử trí đúng cách để giảm nguy hại tới sức khỏe.
Khi ra ngoài hoặc làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh, những phần cơ thể phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp như mặt, bàn tay, bàn chân,… thường xảy ra tình trạng nứt nẻ, tê cóng, cước,… Tùy từng mức độ tổn thương, cần xử trí đúng cách để không nguy hại tới sức khỏe.
Yếu tố thuận lợi gây tổn thương
Thương tổn do lạnh phụ thuộc vào độ thấp của nhiệt độ, thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp, điều kiện môi trường, các trang bị bảo hộ, tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Tổn thương do lạnh có thể khu trú hoặc toàn thân; có thể gia tăng nếu kèm các yếu tố như độ thấp của nhiệt (nhiệt độ càng thấp, tổn thương càng lớn), khí hậu ẩm ướt, t.rẻ e.m, người già, người suy dinh dưỡng, suy kiệt, có các bệnh mạn tính kèm theo như: hạ đường huyết, đái tháo đường, suy tuyến giáp, người nằm bất động lâu ngày (như tai biến mạch m.áu não, chấn thương cột sống), người bị nhiều vết thương, chấn thương, người tiếp xúc lâu với nhiệt độ thấp, người có các bệnh mạch m.áu ngoại biên, người có suy giảm chức năng não bộ: nghiện rượu, dùng t.huốc a.n t.hần, người có các vấn đề về tâm thần, thần kinh, hút t.huốc l.á, thuốc lào…
Cần giữ ấm cơ thể khi ra ngoài trời lạnh.
Các mức độ và cách nhận biết
Ở mức độ nhẹ là cóng – đây là tổn thương nhẹ nhất do lạnh. Triệu chứng bao gồm đau buốt, tím vùng tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Tổn thương loại này thường hồi phục hoàn toàn sau khi được làm ấm và không có tổn thương mô. Nếu tổn thương kiểu này tái diễn nhiều lần có thể dẫn tới teo hoặc mất lớp mỡ dưới da.
Lạnh cứng là biểu hiện nặng hơn. Vùng mô bị đông lạnh với sự tắc nghẽn vi mạch dẫn tới thiếu ôxy mô. Một số các tổn thương mô có thể là hậu quả sau tái tưới m.áu khi làm ấm nạn nhân theo các mức độ như: Độ 1 có nề đỏ nhưng không có hoại tử. Độ 2 có nổi nốt phỏng nước như bỏng trên nền sung huyết kèm hoại tử một phần bề mặt nông của da. Độ 3 biểu hiện bằng hoại tử da toàn bộ và lan xuống phần dưới da và thường kèm với các nốt xuất huyết. Độ 4 có hoại tử sâu xuống cả phần cơ xương khớp.
Cước là tình trạng thương tổn phù nề khu trú ở đầu chi do tiếp xúc với nhiệt độ thấp gây nên. Cước được phân loại: Cấp tính khi thương tổn xuất hiện trong vòng 12-24 giờ sau khi bị lạnh và kéo dài khoảng 1-2 tuần. Cước mạn tính xảy ra khi tiếp xúc nhiều lần với nhiệt độ thấp, thương tổn thường tồn tại dai dẳng để lại sẹo hoặc teo mô vùng bị tổn thương.
Cước thường hay bị ở mặt, mặt trước xương chày, mu tay, mu chân là những vùng ít được giữ ấm khi trời lạnh. Các tổn thương thường có màu đỏ tía, ngứa và sưng nề. Nếu tiếp tục tiếp xúc với lạnh sẽ dẫn tới loét, c.hảy m.áu, sau đó tạo sẹo, xơ vùng tổn thương.
Cảm giác ngứa ban đầu mất đi và thay bằng cương tụ và đau nhiều. Biểu hiện toàn thân là khi cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh, phản ứng của cơ thể là co các lỗ chân lông và các mạch m.áu dưới da để tránh mất nhiệt. Sau đó cơ thể tăng sinh nhiệt bằng tăng hoạt động các cơ (biểu hiện bằng run). Nếu ở giai đoạn này, cơ thể được làm ấm trở lại, sẽ không có hậu quả gì đặc biệt.
Nếu cơ thể tiếp tục tiếp xúc với lạnh, hệ men chuyển hóa cũng như các hormon của toàn cơ thể (vốn chỉ hoạt động tốt ở nhiệt độ 36-37 o C) sẽ giảm hoặc ngừng hoạt động. Hậu quả là chức năng của các cơ quan sẽ bị rối loạn như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, co giật, hôn mê và bệnh nhân sẽ t.ử v.ong nhanh chóng.
Các tổn thương do cước thường có màu đỏ tía, ngứa và sưng nề.
Cần làm gì?
Đối với bệnh nhân bị tổn thương do lạnh, cần có biện pháp xử trí phù hợp. Cần ủ ấm hoặc làm ấm bệnh nhân bằng phòng có sưởi ấm. Ngâm nước ấm (40 o C khoảng 20-30 phút cho tới khi chi hồng ấm. Không nên làm ấm bằng nhiệt nóng, khô và xoa bóp. Có thể cho bệnh nhân đắp chăn ấm, uống nước ấm và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.
Lời khuyên của thầy thuốc
Giữ ấm khi phải tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường lạnh. Đặc biệt chú ý những phần cơ thể phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp như bàn tay, bàn chân, những khu vực tưới m.áu kém như mặt trước xương chày. Ăn uống đầy đủ, đảm bảo lượng calo và lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động trong môi trường lạnh. Không làm việc quá lâu dưới nhiệt độ thấp. Khi phải làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp, phải mang đủ các trang thiết bị bảo hộ cần thiết. Khi có biểu hiện nhiễm lạnh, phải ngừng làm việc ngay.
Thai nhi 38 tuần không đạp chỉ vì mẹ mắc bệnh này không biết
Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu không được phát hiện và điều trị thì sẽ gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.
Mất con vì không biết đái tháo đường
Chị Đỗ Thị L. (36 t.uổi, trú tại Bắc Giang) bị tiểu đường thai kỳ. Khoảng hơn 1 tháng gần đây, chị L. thường xuyên bị đi tiểu nhiều, hay khát nước và có hiện tượng sút cân rõ rệt dù chị vẫn duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ dành cho bà bầu.
Khi chị L. không cảm nhận được thai nhi 38 tuần t.uổi “đạp” bụng mẹ nữa thì chị L. mới vội vàng đi viện khám.
Qua siêu âm, các bác sỹ thấy thai nhi đã c.hết lưu. Chị L. được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết và kết quả cho thấy chỉ số đường huyết lần 1 là 24 mmol/lít và lần 2 là 26 mmol/lít. Đây là mức đường huyết nguy hiểm ở phụ nữ mang thai bởi vì mức đường huyết bình thường chỉ từ 3,9 mmol – 6,5 mmol/lít. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thai nhi c.hết lưu.
Vì đường huyết của chị L. quá cao nên không thể mổ lấy thai, hơn nữa chị từng có t.iền sử mổ đẻ cách đây 5 năm, nếu mổ đẻ nguy cơ bị đờ tử cung rất cao, đẻ thường thì vỡ tử cung. Các bác sĩ đành quyết định điều trị hạ đường huyết bằng cách truyền insulin cho tới khi mức đường huyết trở về giới hạn bình thường thì tiếp tục theo dõi để cho cuộc chuyển dạ thai lưu diễn ra tự nhiên mà không can thiệp mổ lấy thai.
Ảnh minh hoạ
Bệnh không có dấu hiệu
PGS Nguyễn Khoa Diệu Vân – Phó Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết đái tháo đường thai kỳ đang ngày càng cao và rất nhiều thai phụ không phát hiện ra. Họ cũng giống chị L. chỉ đến bệnh viện trong tình trạng thai c.hết lưu, sảy thai mới biết là do đái tháo đường thai kỳ. 80% người bệnh không có triệu chứng, đây là điều đáng lo ngại. Thường bệnh chỉ biết được phát hiện qua sàng lọc tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường thai kỳ là do tình trạng bản thân thai tiết ra một số hooc-mon trong thời kỳ mang thai và hooc-mon này kháng insulin và insulin sinh ra từ tuyến tuỵ không được hấp thụ làm giảm hấp thụ đường m.áu gây nên đường trong m.áu tăng cao. Thời kỳ nặng nhất thường từ 24 đến 28 tuần mang thai.
Người người béo phì, người có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh, chị em mắc đái tháo đường, phụ nữ bị buồng trứng đa nang… có nguy cơ cao hơn và cần tầm soát sớm hơn để xác định đái tháo đường thai kỳ.
Đối với người mẹ, tiểu đường thai kỳ dễ gây ra các biến chứng trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường như rối loạn chuyển hóa, n.hiễm t.rùng tiết niệu, viêm đài bể thận, tổn thương mắt, mạch vành. Các biến chứng sản khoa như tăng huyết áp thai kỳ, t.iền sản giật, tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non, sang chấn trong đẻ, ra m.áu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn… và thậm chí là tăng nguy cơ tiểu đường cho những lần có thai sau (với tỷ lệ 30 – 69 % ở những lần có thai kế tiếp).
Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai chậm phát triển, nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai c.hết lưu hoặc dị tật bẩm sinh (với tỷ lệ 08 – 13%, cao gấp 02 – 04 lần so với nhóm không bị tiểu đường). Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, hệ xương, thận, tiết niệu, làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong chu sinh (chiếm 20 – 30 %); tăng tỷ lệ suy hô hấp, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, đặc biệt thai nhi dễ bị hạ đường huyết và sang chấn khi sinh như gãy xương đòn, trật khớp vai do phát triển quá mức so với t.uổi thai.