Phòng tránh bệnh đường tiêu hóa cho trẻ

Thời tiết nóng những tháng qua, nhiều trẻ nhập viện do sốt, ói, đau bụng, tiêu chảy, n.hiễm t.rùng đường ruột…

Sau 5 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), bé 6 t.uổi, con của anh P.T.D (40 t.uổi; ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) cũng được xuất viện.

Nhập viện vì n.hiễm t.rùng đường ruột

Anh D. cho biết bé nhập viện trong tình trạng sốt, đau bụng, nôn ói nhiều. Gia đình có đưa bé đến một phòng khám, siêu âm không phát hiện bất thường nên bé được bác sĩ cho đơn thuốc về nhà theo dõi. “Tình trạng không đỡ, sáng hôm sau, tôi cho bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 thăm khám, xét nghiệm m.áu, bác sĩ chẩn đoán bé bị n.hiễm t.rùng đường ruột phải nhập viện điều trị” – anh D. kể lại.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng Khoa – quyền điều hành Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), cho biết từ đầu tháng 2 đến nay, khoa đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó hơn 60% bệnh nhi bị n.hiễm t.rùng đường ruột.

Theo bác sĩ Thủy, trẻ nhập viện thường trong tình trạng ói, tiêu chảy, đi phân lỏng nhiều nước, sốt, đau bụng dữ dội. Một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, sốt li bì, bứt rứt, nhập viện trong tình trạng sốc mất nước nặng gây ra trụy tim mạch rất nguy hiểm. “Thông thường, một em bé bị n.hiễm t.rùng đường ruột có biểu hiện ói hay tiêu chảy cần phải được bù nước, nếu không bù nước kịp sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tổn thương đến các cơ quan khác của cơ thể” – bác sĩ Thủy cho hay.

Tương tự, tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP HCM) ghi nhận số trẻ đến khám do nôn ói, rối loạn tiêu hóa tăng khoảng 20%. Theo bác sĩ chuyên khoa I Lâm Bội Hy, Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn như E.Coli, campylobacter, listeria, salmonella, botulinum… gây ra. Chúng có đặc điểm chung là phát triển mạnh trong môi trường có nhiệt độ từ 5-60 độ C.

Thời tiết nóng khiến thực phẩm ôi thiu, hư hỏng nếu không bảo quản đúng. Nếu trẻ ăn phải, vi khuẩn dễ tấn công hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc.

“N.hiễm t.rùng đường tiêu hóa chủ yếu lây qua đường ăn uống. Các sinh vật gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công cơ thể gây n.hiễm t.rùng đường ruột, dễ biến chứng n.hiễm t.rùng m.áu” – bác sĩ Bội Hy nhấn mạnh.

Trẻ bị n.hiễm t.rùng đường ruột được bác sĩ thăm khám

Bảo quản đồ ăn cẩn thận

Lý giải nguyên nhân trẻ thường mắc bệnh, bác sĩ Bội Hy cho biết do hệ miễn dịch của trẻ còn kém cùng với điều kiện thời tiết thất thường khiến trẻ biếng ăn, dẫn đến đề kháng kém và tăng nguy cơ mắc bệnh khi virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở t.rẻ e.m dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Nắng nóng cũng khiến thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, trẻ bị n.hiễm t.rùng đường ruột triệu chứng thường phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Triệu chứng có thể xuất hiện sớm chỉ trong vài giờ sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc trong khoảng 24 đến 48 giờ.

Bác sĩ Lâm Bội Hy khuyến cáo để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng, hạn chế cho trẻ sử dụng nước có gaz, giảm ăn đồ lạnh, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý trong mùa nắng nóng như uống đủ nước, tăng cường rau xanh.

Cha mẹ cần tuân thủ cho trẻ ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi ăn. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ, không để chung thực phẩm tươi sống và thực phẩm nấu chín. Thức ăn bảo quản lâu trong tủ mát vẫn có thể bị hỏng và ngộ độc, do đó không nên sử dụng đồ ăn thừa sau 4 – 5 ngày bảo quản ngăn mát.

Trời nồm ẩm, nhiều t.rẻ e.m, người già nhập viện vì bệnh hô hấp

Trời nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển gây bệnh, nhất là bệnh về đường hô hấp; bác sĩ hướng dẫn cách giữ vệ sinh phòng bệnh khi độ ẩm cao.


Trẻ nhập viện vì bệnh hô hấp.

Người bệnh phổi trở nặng

Tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), ông N.X.H (ở Chương Mỹ, Hà Nội) mệt mỏi ngồi chờ khám. Ông H. bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên mỗi khi thời tiết thay đổi, ông lại bị khó thở.

Ông H. cho biết: “Mấy ngày gần đây, trời nồm ẩm, các triệu chứng bệnh phổi của tôi càng trầm trọng hơn nên tôi phải đi khám, tránh không để quá nặng”.

Cũng đang phải điều trị tại Bệnh viện Hà Đông, b.é g.ái 3 t.uổi, con chị P.T (ở Yên Nghĩa, Hà Đông) bị viêm phổi, sốt, ho nhiều.

Chị cho biết, cách đây 1 tuần, cháu có dấu hiệu sốt cao, ho nhiều nên chị đưa con tới Bệnh viện khám và được các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi, chỉ định phải nhập viện điều trị.

Những ngày gần đây, Bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều cháu bé nhập viện mắc bệnh lý do thời tiết nồm ẩm gây ra như: Viêm mũi dị ứng, sốt phát ban, viêm đường hô hấp do virus…

Tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, có một số bệnh nhân có diễn biến phức tạp, diễn tiến bệnh nhanh, nặng hơn thời gian trước rất nhiều. Theo đó, buổi sáng bệnh nhân có thể bình thường nhưng buổi chiều đã xuất hiện các cơn khó thở, nặng, có thể suy hô hấp. Vì vậy, các bác sĩ luôn theo dõi sát sao bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Tại miền Bắc hiện đang có mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, nhất là những người mắc bệnh liên quan đến hệ hô hấp như: Cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

BS. Phạm Chiến Thắng, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: “Gần đây, thời tiết thay đổi liên tục, nóng ẩm khiến lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Trong 1-2 tuần trở lại đây, số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện tăng 20-30% so với ngày thường; chủ yếu là các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…”.

Theo BS. Phạm Chiến Thắng, với tình trạng bệnh nhân tăng, Bệnh viện đã tổ chức khám, sàng lọc, phân loại. Với những trường hợp nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, không cần thiết phải nhập viện mà sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà, tránh tình trạng quá tải, lây nhiễm chéo trong thời điểm nền nhiệt ẩm như hiện nay.

Lý giải về nguyên nhân khiến các bệnh đường hô hấp gia tăng trong thời tiết nồm ẩm, BS. Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Khoa Hô hấp và Bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: “Nồm ẩm, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Với những bệnh nhân bệnh phổi mãn tính nền sức khỏe kém cộng với yếu tố môi trường như vậy, càng gia tăng nguy cơ bội nhiễm cũng như kích thích các đợt cấp bệnh phổi xuất hiện trở lại”.

Đặc biệt, đối với đối tượng là trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp, các bác sĩ lưu ý, cha mẹ cần phải theo dõi sát tình trạng của trẻ. Nếu không điều trị sớm, tiến triển do virus có thể gây suy hô hấp, viêm phổi rất nhanh.


Không chỉ t.rẻ e.m, người già có bệnh nền hô hấp cũng dễ trở nặng. Ảnh: BS

Tránh để virus, vi khuẩn sinh sôi

Theo BS. Phạm Chiến Thắng, để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm cách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: Ngủ đúng giờ và đủ giấc; chú ý tập thể dục hằng ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nâng cao đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ, cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa; hạn chế tối đa việc ăn đồ tái, sống.

Bên cạnh đó, khi ra khỏi nhà, người dân nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Mặc đủ quần áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài để cơ thể không bị dính nước mưa nhiễm lạnh.

Người dân cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm; không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn; giữ cho bát đũa sạch sẽ, không bị ẩm mốc.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, trong các gia đình nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc bật điều hòa ở chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40 – 60% là tốt nhất. Quần áo cũng cần được sấy thật khô để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Trong những ngày nồm, ẩm, sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, gây ẩm ướt và trơn trượt, dễ gặp nguy hiểm khi di chuyển nên cần được lau thường xuyên bằng khăn khô. Người dân cần hạn chế mở cửa để không khí ẩm nồm có thể tràn vào nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *