Phòng tránh và điều trị bệnh cúm mùa

Bộ Y tế cảnh báo, thời gian tới, số ca mắc bệnh cúm có thể gia tăng trên cả nước, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung.

Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về hô hấp, tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Hiện nay, ở miền Bắc thời tiết bất thường cùng ô nhiễm không khí khiến người mắc cúm ngày một gia tăng. Nếu không biết cách phòng tránh và điều trị, không những làm tăng nguy cơ mắc cúm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ở miền Bắc thời tiết bất thường cùng ô nhiễm không khí khiến người mắc cúm ngày một gia tăng.

Nguy cơ gia tăng người mắc cúm

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi-rút cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp t.ử v.ong vì biến chứng viêm phổi do cúm.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, năm 2019, số ca mắc cúm và t.ử v.ong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018. Từ đầu năm tới nay, cả nước ghi nhận hơn 400.000 trường hợp mắc cúm, trong đó 10 trường hợp t.ử v.ong (giảm 10,4% số mắc và giảm 2 trường hợp t.ử v.ong so với cùng kỳ năm ngoái). Tại các bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có gia tăng số người mắc cúm nhập viện do người dân các tỉnh đến trực tiếp khám bệnh mà không qua các bệnh viện tuyến dưới, mặc dù mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Việt Nam chưa ghi nhận chủng vi-rút cúm mới cũng như chưa có sự đột biến gene làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi-rút cúm lưu hành trên người. Các chủng vi-rút cúm được ghi nhận chủ yếu là vi-rút cúm A (H1N1) và vi-rút cúm B.

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, ghi nhận các trường hợp mắc quanh năm. Hiện nay, tiết trời lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường (nhất là ở miền Bắc) cùng với ô nhiễm môi trường tăng cao, việc đi lại gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới – là điều kiện thuận lợi cho vi-rút cúm phát triển và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm.

Hiểu đúng để chăm sóc tốt khi trẻ mắc cúm

Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng: viêm đường hô hấp, như: viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp, như: viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, và đặc biệt có khả năng gây t.ử v.ong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì gây viêm phổi nặng.

Bác sĩ Thiện Hải lưu ý, thông thường, khi nhiễm vi-rút cúm, trẻ bị sốt cao và nhanh, thậm chí tới 39-400C, hơi thở không có mùi hôi, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, như dùng thuốc hạ sốt (chỉ dùng thuốc paracetamol); vệ sinh sạch đường hô hấp để tránh bội nhiễm; vần bù nước và bổ sung vitamin. Khi bị sốt do vi-rút, thường sau 2 ngày uống thuốc hạ sốt và bù nước, trẻ giảm triệu chứng rõ rệt và đỡ dần. Nhưng khi trẻ sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, dùng thuốc hạ sốt có thể đỡ sốt nhưng trẻ vẫn nằm mệt mỏi, không chịu chơi – có thể trẻ nhiễm vi khuẩn. Khi đó cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để làm thêm một số xét nghiệm đơn giản như công thức m.áu… Nếu thấy bạch cầu tăng cao, các thầy thuốc mới có chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Còn trong các trường hợp viêm đường hô hấp do vi-rút, đặc biệt là vi-rút cúm, nếu cha mẹ tự ý cho con uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng mà còn dễ gây nên tình trạng kháng thuốc, việc điều trị sẽ rất khó khăn và gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

“Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế bởi dễ gây tác dụng phụ như đông m.áu, giảm tiểu cầu trong m.áu, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, suy chức năng gan… Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc Tamiflu cho con uống, bởi thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng không đáng kể nếu dùng sớm trong vòng 48 giờ đầu mắc cúm, còn nếu dùng muộn sau 48 giờ sẽ không có tác dụng gì”, TS.BS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo, đồng thời lưu ý: “Trẻ có chỉ định nhập viện trong trường hợp cúm gây viêm phổi, hoặc có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng, hoặc mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính nào đó”.

Để chủ động phòng ngừa bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; Tiêm vắc-xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết; Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi-rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc; Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời./.

Theo VOV

Những lưu ý ‘sống còn’ khi tiêm vắc xin cúm, ai cũng nên biết

Tiêm phòng cúm rất quan trọng đối với tất cả mọi người ở các lứa t.uổi, đặc biệt ở Việt Nam khi bệnh cúm đang gia tăng nhanh chóng trong tiết trời lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần hiểu rõ những điều này trước khi tiêm phòng cúm.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vắc xin cúm để phòng bệnh.

Theo BS Ánh Hồng, những đối tượng nên tiêm ngừa vắc-xin cúm mùa là: T.rẻ e.m từ 6 tháng đến 5 t.uổi. Phụ nữ mang thai. Người cao t.uổi, đặc biệt là người trên 65 t.uổi. Người mắc các bệnh lý mạn tính như: hen, viêm phổi, bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch do điều trị hoặc do mắc HIV/AIDS, suy thận.

Ảnh minh họa: Internet

Những trường hợp không nên chủng ngừa cúm

Bé nhỏ hơn 6 tháng t.uổi. Bé từng có phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin cúm trong quá khứ. Nếu con bị dị ứng với trứng hoặc bạn nghi ngờ về điều này, hãy báo cho bác sĩ bởi loại vắc-xin này được nuôi trong trứng gà và có thể chứa đặc tính của protein trứng. Tuy nhiên, bé vẫn có thể chủng ngừa cúm nếu chỉ bị phát ban khi tiếp xúc với trứng. Nếu bé không khỏe hoặc bị sốt, bạn phải báo cho bác sĩ biết trước khi tiêm.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm

Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc-xin chủng ngừa cúm (đối với cả t.rẻ e.m và người lớn) là đau ở chỗ được tiêm. T.rẻ e.m, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày. Các phản ứng dị ứng rất hiếm hoi nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ loại vắc-xin nào. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết xem con bạn có gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào không.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *