Bạn nên tránh những thói quen ngủ sai lầm dưới đây, bởi chúng không những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây hại cho cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu từ trường Đại học Pennsylvania (Mỹ), một giấc ngủ đêm thiếu chất lượng bao gồm ngủ quá muộn, giấc ngủ hay bị gián đoạn, thức dậy ít nhất một lần giữa đêm đều gây tổn hại sức khỏe. Cụ thể, chúng làm đảo lộn hàng loạt quá trình trong cơ thể, gián tiếp hình thành bệnh ung thư.
Theo các chuyên gia, dù bận rộn đến đâu thì mỗi người nên dành thời gian ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không nên thức quá khuya. Điều này có ý nghĩa trong việc thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe và “sạc” lại năng lượng sau một ngày dài làm việc.
Đặc biệt, bạn nên tránh những thói quen ngủ sai lầm dưới đây, bởi chúng không những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây hại cho cơ thể.
1. Buộc tóc quá chặt: Hại đốt sống cổ
Nhiều người thích buộc tóc khi đi ngủ để không làm tóc lòa xòa ngay trước mặt. Thế nhưng, nếu bạn buộc tóc quá chặt trên đỉnh đầu sẽ kéo căng phần da đầu, gây đau nhức đầu. Trong khi nếu bạn búi tóc quá thấp sẽ gây tổn hại tới đốt sống cổ, khi ngủ dậy sẽ xuất hiện tình trạng đau mỏi cổ.
Tốt nhất là bạn nên thả lỏng tóc trước khi đi ngủ. Hoặc bạn có thể tết tóc hai bên, chú ý tết lỏng tay để không làm đau đầu sau khi ngủ dậy.
2. Ngủ dưới ánh sáng mạnh: Gây mệt mỏi, béo phì
Phụ nữ không nên ngủ khi đèn điện vẫn bật sáng vì sẽ làm cản trở quá trình sản sinh hormone melatonin. Thêm nữa, ngủ dưới ánh đèn sáng thúc đẩy hormone cortisol sản sinh nhiều hơn, khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái căng thẳng, người mệt mỏi, thiếu sức sống, vô tình gây tăng cân.
3. Ngủ khi say rượu: Đột tử
Một chuyên gia người Đức đã tiến hành quan sát sự ảnh hưởng đến sức khỏe của việc uống rượu trước khi đi ngủ trong suốt 15 năm và đưa ra kết luận: Thói quen này có thể làm con người ngừng thở 2 lần trong khi ngủ, mỗi lần cách nhau khoảng 10 giây. Tuy thời gian chỉ là 10 giây nhưng gây tổn hại rất lớn cho sức khỏe, dễ thấy nhất là ảnh hưởng mạch m.áu, tăng huyết áp, gây huyết áp cao từ đó làm tổn thương tim, dẫn đến tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, tệ hơn là gây đột tử.
4. Làm việc quá khuya trước khi ngủ: Ung thư, tim mạch
Theo các nhà nghiên cứu, những phụ nữ thường xuyên làm việc đêm có khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn rất nhiều so với những phụ nữ không làm việc như vậy. Khi xem xét các bệnh ung thư cụ thể, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm rằng những phụ nữ làm việc khuya sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư da, ung thư vú và ung thư phổi.
Nguyên nhân là vì làm việc đêm làm gián đoạn nghiêm trọng nhịp sinh học của chúng ta. Không những thế, làm việc đêm còn liên quan đến vô số kết quả sức khỏe kém, bao gồm béo phì, tim mạch…
Đồng thời, ánh sáng xanh từ màn hình máy tính sẽ gây ức chế quá trình cơ thể sản sinh melatonin, làm cho bạn khó ngủ, không buồn ngủ.
5. Nhịn đói đi ngủ: Suy nhược, trầm cảm
Nếu bạn không ăn, cơ thể sẽ không có bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào để chuyển hóa thành năng lượng. Nhất là nếu bỏ bữa tối sẽ làm cơ thể bị suy kiệt lúc thức dậy, não bộ lúc đó cũng không thể hoạt động hết công suất vốn có. Nếu cứ duy trì tình trạng này thì công việc lẫn cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota (Mỹ) cũng chứng minh được nhiều tác hại của việc nhịn ăn tối như kiệt sức, suy nhược và trầm cảm. Bởi khi thức dậy, cơ thể không có năng lượng thì tâm trạng cũng trở nên chán chường và không muốn làm gì. Ngoài ra họ cũng khuyên rằng, giảm cân cần phải có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý chứ không phải nhịn ăn là được.
6. Kê gối quá cao: Thiếu m.áu lên não
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy đến từ việc kê gối ngủ quá cao. Bởi ngủ trong tư thế này sẽ làm ảnh hưởng quá trình lưu thông m.áu, làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bạn ngủ không sâu giấc.
Do vậy, việc chọn gối ngủ phù hợp với tầm đầu cũng rất quan trọng. Thông thường, loại gối ngủ thoải mái nhất thường có chiều rộng từ 8 -15cm và dài 30 – 60cm, số đo có thể thay đổi tùy theo từng người. Ngoài ra, bạn không nên dùng gối quá cứng hoặc quá mềm để tránh ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và phòng ngừa bệnh thiếu m.áu lên não.
7. Uống nước ngọt trước giờ đi ngủ: Béo phì, ung thư
Các loại nước ngọt có chứa lượng đường rất lớn, có thể khiến bạn tăng cân và gia tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, nó còn làm rối loạn hoạt động của các tế bào trong ruột, khiến tế bào ung thư dễ xuất hiện hơn. Theo nghiên cứu của các nhà sinh học phân tử ở Bỉ, những bệnh nhân đang bị ung thư mà sử dụng nhiều đường thì sẽ càng kích thích các khối u phát triển nhanh hơn.
8. Để tóc ướt đi ngủ: Đột quỵ
Sau khi gội đầu, nếu bạn muốn đi ngủ thì hãy nhớ sấy khô tóc. Đặc biệt trong mùa đông, khi nhiệt độ thấp, để tóc ướt khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh. Thói quen này cũng làm tổn thương da đầu, gây tê da đầu kèm theo cơn đau âm ỉ, sáng hôm sau sẽ dễ thấy bị đau đầu hoặc chóng mặt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp nó còn là nguyên nhân gây đột quỵ.
Thói quen buổi sáng có thể gây tổn thương gan, thận nghiêm trọng, bỏ ngay kẻo muộn
Nếu bạn chủ quan, thói quen xấu trong việc nhịn vệ sinh buổi sáng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cơ quan nội tạng.
Nhiều người vào buổi sáng vì ham ngủ mà cố nhịn cơn buồn tiểu hoặc có những người vì bận rộn nên có thói quen ít đi tiểu hoặc nhịn tiểu trong thời gian dài. Tuy nhiên, thói quen tưởng như bình thường này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gan và thận, đặc biệt ở nam giới.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nhịn tiểu trong khoảng thời gian nào cũng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vào buổi sáng. Việc thường xuyên nhịn tiểu sẽ ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của các cơ quan như thận và gan.
Nhịn tiểu vào buổi sáng có ảnh hưởng gì đến cơ thể?
Khi cơ thể muốn đi tiểu có nghĩa là bàng quang trong cơ thể đã đạt đến một lượng nước tiểu nhất định và chúng ta cần phải đi vệ sinh. Không đi tiểu kịp thời không chỉ làm bàng quang bị tổn thương mà các bộ phận khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
1. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Khi buồn tiểu, mọi người thường dễ bị tỉnh ngủ, nếu nhịn tiểu để ngủ tiếp thì cơ thể không thể hoàn toàn đi vào giấc ngủ sâu. Thời gian này không đi tiểu kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn không tốt đến cơ thể.
2. Gây viêm bàng quang
Nhịn tiểu sẽ tác động lớn đến bàng quang và có thể gây viêm bàng quang. Nước tiểu được tạo ra trong cơ thể con người đi vào bàng quang và khi đạt đến một lượng nhất định, nó sẽ gửi tín hiệu đến não khiến bạn có cảm giác muốn đi tiểu. Nhịn tiểu sẽ làm tăng gánh nặng cho bàng quang. Nhịn tiểu lâu, một số thành phần trong nước tiểu có thể gây viêm bàng quang.
3. Ảnh hưởng đến đường tiết niệu
Nhịn tiểu vào buổi sáng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Quá trình đi tiểu của chúng ta thực chất là quá trình thải độc, việc nhịn tiểu sẽ khiến các chất độc này tích tụ lại, từ đó sẽ khiến chất độc và vi khuẩn đi lên niệu đạo và gây n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.
4. Gây hại thận
Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận…
Với người có bệnh nền, nhịn tiểu thường xuyên có thể dẫn tới đột tử. Chẳng hạn như bệnh nhân tăng huyết áp nếu “nhịn” đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đ.ập nhanh, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi m.áu cơ tim rất có thể dẫn đến đột tử.
5. Gây hại gan
Việc nhịn tiểu không chỉ gây hại cho thận mà còn hại gan. Khi chúng ta ngủ, gan vẫn phải thực hiện vai trò khử độc. Trong quá trình hoạt động, gan tiết ra một số enzyme giúp chuyển đổi amoniac thành ure và sau đó đưa đến thận. Thận với chức năng tạo ra nước tiểu sẽ bài tiết ure, amoniac và một số thành phần khác trong nước tiểu ra ngoài.
Vì thế, nếu bạn có thói quen nhịn tiểu vào lúc buổi sáng hay bất kỳ thời gian nào trong ngày, amoniac, ure và nhiều thành phần khác trong nước tiểu sẽ thấm vào tĩnh mạch thận, sau đó vào m.áu và quay ngược trở lại gan. Lúc này, gan sẽ phải gồng gánh thêm một lượng amoniac, ure và nhiều chất độc hại khác có trong nước tiểu.
Ngoài ra, nước tiểu không được thải ra kịp thời sẽ làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể, khiến các chất gây hại tích tụ trong gan. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm hỏng chức năng trao đổi chất bình thường của gan.
6. Gây hại chức năng sinh sản của nam giới
Việc nhịn tiểu cũng rất có hại cho chức năng sinh sản của nam giới. Khi nước tiểu không thể đào thải ra ngoài cơ thể, vi khuẩn trong đó có thể gây hại cho các bộ phận xung quanh. Việc nhịn tiểu lâu ngày có thể khiến dây thần kinh sinh sản của nam giới bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, nghiêm trọng có thể gây vô sinh.
Việc nhịn tiểu tưởng chừng là chuyện nhỏ nhưng đối với cơ thể thì tác hại rất nghiêm trọng nên mọi người cần chú ý, tránh thói quen này. Nên đi tiểu ngay khi cơ thể phát tín hiệu. Sau khi bài tiết, bạn có thể quay lại giường và ngủ tiếp. Ban ngày bạn cũng nên chú ý không nên nhịn tiểu để giảm tác hại cho cơ thể.