Phụ nữ ngoài 45 t.uổi ít xét nghiệm sàng lọc có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung

Theo một nghiên cứu mới đây, số lượng phụ nữ tham gia các xét nghiệm sàng lọc Pap smear thường xuyên giảm dần sau 45 t.uổi, mặc dù 50% chẩn đoán ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ trên 49 t.uổi.

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, những phát hiện từ trung tâm ung thư của Đại học Michigan (Mỹ) nhấn mạnh sự cần thiết của phụ nữ trong việc tiếp tục tham gia các cuộc hẹn tái khám sau mãn kinh để phát hiện bệnh sớm.

Nghiên cứu mới, xuất hiện trên tạp chí Y học dự phòng và dựa trên phân tích dữ liệu từ khoảng 80.000 người tham gia tại Hoa Kỳ, cho thấy tỷ lệ sàng lọc giảm ở một số nhóm dân số phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ t.uổi từ 49 đến 65. Phụ nữ ở khu vực nông thôn và những người có trình độ học vấn thấp hơn cũng ít có điều kiện thường xuyên tham gia xét nghiệm sàng lọc.

Tại Anh, tổ chức NHS ( National Health Service) cho biết tất cả những phụ nữ trong độ t.uổi từ 25 đến 64 nên đi kiểm tra cổ tử cung thường xuyên – họ sẽ nhận được một thư mời tham gia các buổi khám và xét nghiệm định kỳ.

Trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn, bạn nên làm các xét nghiệm sàng lọc Pap smear cứ sau 3 năm 1 lần trong độ t.uổi 25-49, sau đó cứ sau 5 năm một lần từ 50 đến 64 t.uổi. Sau 65 t.uổi, bạn sẽ chỉ được mời tới kiểm tra nếu một trong những xét nghiệm cuối cùng của bạn cho kết quả bất thường.

Kiểm tra sàng lọc cổ tử cung cho phép nhìn thấy những thay đổi tế bào bất thường ở cổ tử cung hoặc sự hiện diện của virus HPV. Một chương trình thường quy về tiêm vaccine ngừa HPV đã được cung cấp cho các b.é g.ái ở các trường trung học ở Anh kể từ năm 2008 và các b.é t.rai kể từ tháng 9/2019. Nhưng các nhóm t.uổi lớn hơn không nhận được chương trình này. Các nhà khoa học cho rằng thậm chí nhóm độ t.uổi này cần chú trọng hơn vào sàng lọc.

Phụ nữ ngoài 45 t.uổi ít tham gia xét nghiệm sàng lọc nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao

Từ quan điểm y tế cộng đồng, việc sàng lọc phụ nữ dưới 30 t.uổi được coi là “đầu tư tài nguyên” kém hiệu quả nhất, vì ung thư có xu hướng phát triển ở t.uổi trung niên. Trong khi đó, nếu một phụ nữ được sàng lọc sau 42 t.uổi, có khả năng 8 trong số 10 người sẽ không phát hiện ung thư trong lần sàng lọc tiếp theo của mình vài năm sau đó – cũng có nghĩa đây là một giải pháp quan trọng để sớm phát hiện vấn đề.

Nghiên cứu này hỗ trợ cho những nghiên cứu trước đây từ Cancer Research UK, cho thấy những phụ nữ không tham dự sàng lọc sau sinh nhật lần thứ 50 của họ có khả năng bị ung thư cổ tử cung cao gấp 6 lần. Số phụ nữ đủ điều kiện ở độ t.uổi 50-64 tham gia các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung đã giảm từ 81% năm 2003 xuống còn 77,5% vào năm 2013.

Giáo sư Diane Harper, tác giả của những nghiên cứu cao cấp, cho biết: Phát hiện sớm là “chìa khóa” để ngăn ngừa các trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn, tàn phá và có khả năng gây t.ử v.ong.

Phương Liên

Theo Independent/phunuvietnam

Mỹ: Có thể ngăn ngừa 92% ca ung thư do HPV nếu tiêm phòng vắcxin

Theo CDC, virus HPV là nguyên nhân gây ra trung bình 34.800 ca ung thư mỗi năm và có thể tránh được 32.100 trường hợp ung thư do HPV mỗi năm nếu tiêm phòng vắcxin đầy đủ.

Ảnh minh họa. (Nguồn: her.ie)

Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 92% số ca ung thư do HPV gây ra có thể ngăn ngừa được nhờ tiêm phòng vắcxin đồng thời nhấn mạnh việc tăng tỷ lệ tiêm phòng bệnh này là một ưu tiên quan trọng.

Báo cáo nghiên cứu mới do CDC công bố cho thấy virus HPV là nguyên nhân gây ra trung bình 34.800 ca ung thư mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2012-2016. Theo CDC, có thể tránh được 32.100 trường hợp ung thư do HPV mỗi năm nếu tiêm phòng vắcxin đầy đủ.

CDC hối thúc các chính phủ và người dân cần hành động khẩn trương để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Theo đó, cơ quan này đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm phòng HPV lên 80%. CDC khuyến cáo t.rẻ e.m nên tiêm phòng HPV ở độ t.uổi 11 hoặc 12 t.uổi để tránh bị lây nhiễm virus này.

Tuy nhiên, số liệu mới thu thập cho thấy tỷ lệ tiêm chủng trong số thanh thiếu niên từ 13-17 t.uổi tăng chậm. Chỉ có 51% số thanh thiếu niên tiêm vắcxin đầy đủ, tăng 2% so với năm 2017.

Báo cáo của CDC cũng cho biết dù vắcxin ngừa HPV thường không được khuyến nghị sử dụng cho những người ở độ t.uổi từ 26 trở lên, song có thể hữu ích đối với một số người từ 27-45 t.uổi chưa từng tiêm vắcxin này nếu họ thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm HPV.

Ngoài tiêm phòng HPV, cơ quan y tế của Mỹ cũng khuyến cáo phụ nữ ở độ t.uổi từ 21-29 t.uổi nên xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) cùng với xét nghiệm HPV 3 năm/lần.

Virus HPV lây qua đường t.ình d.ục và có thể dẫn đến ung thư cả ở nam giới và nữ giới, trong đó có các bệnh ung thư cổ tử cung, h.ậu m.ôn, họng.

Tháng Hai vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo cho thấy trong năm 2018 cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung, theo đó bệnh ung thư này vào nhóm bốn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ sau ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư phổi.

Mỗi năm, ung thư cổ tử cung cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 phụ nữ, phần lớn ở các quốc gia có thu nhập thấp./.

Nguyễn Hằng

Theo TTXVN/Vietnamplus

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *