Đối với nữ giới nếu quá gầy không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất, estrogen mà còn giảm khả năng sinh sản. Nếu bạn gầy gò, ốm yếu thì cơ thể có nguy cơ phải đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Cơ thể gầy gò, ốm yếu có nguy cơ phải đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Sỏi gan
Phụ nữ có thể trạng quá gầy thì nhiệt lượng hấp thu vào cơ thể không đầy đủ, làm lượng chất béo tiêu hao càng nhanh hơn, dẫn đến cholesterol phát sinh thay đổi, kích thích gan tiết quá nhiều dịch mật có độ dính cao, vì vậy mà tăng nguy cơ gan kết sỏi.
Thiếu m.áu
Người gầy thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, thiếu các chất tạo m.áu như sắt, axit folic, vitamin B12 nên tỷ lệ trao đổi chất kém hơn những người bình thường. Do vậy, những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… của người thiếu m.áu, rất dễ gặp phải ở người gầy.
Sa tử cung
Khi bên trong tử cung không có đủ lượng mỡ cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ tử cung bị sa trễ xuống phía dưới, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến cả cổ tử cung, thậm chí là sa xuống đến tận bên ngoài â.m đ.ạo. Tình trạng này còn dễ khiến phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm tử cung hay viêm cổ tử cung.
5 bước để tăng cân hiệu quả, an toàn
– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo,
vitamin và khoáng chất
– Ngủ đầy đủ 7-8 tiếng
– Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày
– Thanh lọc thải độc cho cơ thể
– Cải thiện hệ tiêu hóa để hấp thu tốt dinh dưỡng.
Tiểu ra m.áu
Cơ thể quá gầy sẽ khiến lượng mỡ giảm thấp, dễ khiến cho các mô liên kết này bị lỏng lẽo, đồng thời các cơ cũng mất đi độ dẻo dai cần thiết, không thể làm tốt nhiệm vụ bảo vệ cho thận. Nhất là trong trường hợp thận có dấu hiệu sa trễ còn gây hiện tượng đi tiểu ra m.áu do tĩnh mạch bị tổn thương.
Rụng tóc
Phụ nữ quá gầy thường thì lượng protein và lipit trong cơ thể không đủ đáp ứng, trong đó da đầu không nhận được cung cấp dinh dưỡng cần thiết nên gây ra tình trạng rụng tóc và tóc khô, vàng cháy.
Loãng xương
Khi tỷ lệ mỡ cơ thể ở mức quá thấp, bạn suy giảm khả năng hấp thụ canxi và vitamin D từ ánh nắng mặt trời và từ thực phẩm. Phụ nữ quá gầy thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến sự kết hợp giữa canxi và xương nên không thể duy trì mật độ xương bình thường, dễ gây loãng xương, gãy xương.
Vô sinh
Các chuyên gia nhận định cơ thể phụ nữ cần duy trì tỷ lệ mỡ 17% để k.inh n.guyệt đều đặn, mang thai, cho con bú và có nhu cầu t.ình d.ục bình thường. Cơ thể quá ít chất béo sẽ ảnh hưởng đến mức độ tổng hợp estrogen và nồng độ estrogen trong m.áu dẫn đến thiếu hụt estrogen. Lượng hormone này là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Mức năng lượng thấp
Ở người siêu gầy, mức năng lượng rất thấp, nhịp tim chậm, dễ thở dốc, choáng váng khi leo cầu thang, vận động mạnh. Một cơ thể quá gầy ốm khiến mức năng lượng thấp ảnh hưởng đến cortisol trong cơ thể vốn quyết định đến sức khỏe hệ miễn dịch. Người siêu gầy có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, dễ n.hiễm t.rùng.
Giảm trí nhớ
Lipit là thành phần chủ yếu trong quá trình vận chuyển của não bộ, giúp bộ não xử lý thông tin và tăng cường trí nhớ. Do đó, khi thể trạng gầy yếu sẽ khiến lượng lipit này giảm thấp, dẫn đến tổn thương tế bào não, trí nhớ suy giảm và khó tập trung.
Hệ miễn dịch kém
Người có hệ miễn dịch tốt thì sức đề kháng cũng ổn định, ít có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và tự phát. Đặc biệt, khi có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bạn sẽ có đủ nguồn năng lượng dồi dào để cung cấp cho cơ thể đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó, nếu cơ thể quá gầy thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng kém hơn, từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và cơ thể không còn khả năng chống lại các bệnh lý thông thường.
Bệnh tim và tiểu đường
Không chỉ thừa cân hay béo phì mới mắc bệnh tim hoặc tiểu đường mà người quá gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Những người gầy thường có tâm lý ăn uống nhiều để tăng cân. Chính vì vậy, họ thường ăn thức ăn nhanh và không tập thể dục. Điều này dẫn đến mức đường trong m.áu và lượng cholesterol sẽ tăng lên mà họ không hề hay biết. Ngoài ra, một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người gầy thường do di truyền, loại gene này có thể giữ chất béo trong cơ thể, và khiến chất béo tích tụ xung quanh tim hoặc gan.
Theo anninhthudo
Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào người và động vật không thể tự tổng hợp (trừ vitamin D).
Chúng có mặt trong thức ăn với số lượng nhỏ, cấu trúc hoàn toàn khác với glucid, protid và lipid nhưng lại rất cần thiết cho một số phản ứng chuyển hóa giúp duy trì sự phát triển và sự sống bình thường của cơ thể. Khi bị thiếu hụt vitamin sẽ gây nên bệnh lý đặc hiệu.
Có mấy loại vitamin?
Dựa vào tính chất hòa tan trong nước hay dầu mà các vitamin được xếp thành 2 nhóm: vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K…) và vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12 và vitamin C).
Tuỳ theo giới và giai đoạn phát triển của cơ thể, nhu cầu vitamin rất khác nhau. Vì thế việc lựa chọn thuốc bổ sung vitamin không đơn giản. Sự thiếu hụt vitamin do nhiều nguyên nhân và đồng thời có thể thiếu nhiều loại vitamin cùng một lúc. Do vậy, trong điều trị cần phải tìm nguyên nhân và phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau.
Bổ sung vitamin cho trẻ cần theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ khi tắm, phơi nắng thích hợp để biến t.iền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin hàng ngày.
Trẻ nào cần bổ sung vitamin?
Nếu hàng ngày ta cho trẻ ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin. ặc biệt, nên tăng cường rau củ, trái cây các loại cho bữa ăn vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên tốt nhất. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin; hoặc trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy…) thì việc uống thêm vitamin là cần thiết.
Vậy đối với trẻ bình thường có nên bổ sung vitamin? Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin. Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn…). Vì vậy nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho những trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K.
Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng loại vitamin đa sinh tố (multivitamin) ngày uống 1 viên thì không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.
DS. Hoàng Thu Thủy
Theo SK&ĐS