Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phục hồi chức năng bàn chân cho bé sơ sinh 10 ngày t.uổi.
Trước đó, bé sơ sinh (ngụ tại huyện Tân Lạc, tỉnh Thái Bình) được chẩn đoán dị tật bàn chân khoèo ở tuần thứ 32 thai kỳ. Sau khi sinh được 10 ngày, gia đình đưa bé từ Hòa Bình đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương điều trị.
Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình tư vấn điều trị cho bé bằng cách bó bột theo phương pháp Ponseti. Các bước nắn và bó bột này được lặp lại mỗi tuần, kéo dài 6-7 tuần. Dần dần, bàn chân trẻ trở về trục sinh lý bình thường.
Bàn chân phải của trẻ bị khoèo bẩm sinh. Ảnh: BVCC.
Sau khi tháo bột lần cuối, bệnh nhi được mang giày chỉnh hình. Dự kiến, nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, bàn chân phải của bé sẽ trở về gần như bình thường.
Bàn chân khoèo bẩm sinh là dị tật xảy ra trong thời gian người mẹ mang thai. Nhiều nguyên nhân gây ra dị tật này như di truyền, khiếm khuyết mầm xương, tư thế nằm trong bụng mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Nếu phát hiện sớm, bàn chân bị dị tật có khả năng phục hồi gần như lành. Phương pháp điều trị chủ yếu là chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh bằng bó bột theo phương pháp Ponseti.
Hiện tại, bé được theo dõi sức khỏe tại khoa Chấn thương chỉnh hình. Sau khi xuất viện khoảng một tuần, bé sẽ đến bệnh viện để tiếp tục được thay bột, chỉnh hình, tìm lại bàn chân bình thường.
Người đàn ông thủng ruột vì… thói quen ngậm tăm
Anh Nông Văn T. (45 t.uổi, ở Quang Bình, Hà Giang) thường có thói quen ngậm tăm trong miệng, nhiều khi đi ngủ cũng ngậm tăm.
Trong một lần ngủ quên, anh T. vô tình nuốt phải chiếc tăm mà không hề hay biết. Vài ngày khi có dấu hiệu đau bụng, anh T. đã đến khám tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Bệnh nhân ngay sau đó được thực hiện các cận lâm sàng như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp các bác sĩ đã phát hiện một ổ áp xe vùng hố chậu phải, một đầu tăm nằm trong thành bụng một đầu năm trong lòng ruột, đặc biệt đầu ngoài chiếc tăm gây viêm ở thành bụng tạo thành ổ áp xe.
Hình ảnh dị vật trên màn hình nội soi.
Bác sĩ CK1 Đặng Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện cho biết, việc điều trị cho bệnh nhân cần ưu tiên lấy bỏ dị vật với các phương án có thể gồm: phẫu thuật trong ổ bụng, nội soi qua ống tiêu hóa và can thiệp tối thiểu dưới hướng dẫn của hình ảnh. Lựa chọn cuối cùng được đưa ra sau khi hội chẩn là dùng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng
Hơn một giờ đồng hồ, dị vật được lấy ra là chiếc tăm dài gần 80 mm, đường kính 1 mm.
Sau phẫu thuật sinh hiệu bệnh nhân ổn, tiếp xúc tốt, không sốt, vết mổ khô.Tình trạng bệnh nhân tiếp tục cải thiện tốt và có thế xuất viện trong vài ngày tới.
Bệnh nhân có thể ra viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Đặng Thanh Hải khuyến cáo người dân không nên ngậm tăm sau khi ăn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vô tình nuốt chiếc tăm vào ống tiêu hoá vì chất liệu tăm tre sẽ không thể bị phân rã bởi men tiêu hoá, nên khi di chuyển trong suốt chiều dài của lòng ruột dễ gây nên nhiều biến chứng khó lường. Biến chứng nặng nhất có thể gây thủng ống tiêu hoá và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng về sau.