Phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng Nghệ An

Cùng với phục hồi chức năng sau chấn thương, Bệnh viện PHCN Nghệ An là địa chỉ tin cậy trong điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh viêm khớp – một trong những bệnh để lại di chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời.

Các loại viêm khớp thường hay gặp

Viêm khớp gối: Do phải chịu lực của toàn bộ cơ thể nên đây là một trong những khớp dễ bị viêm nhất. Khi viêm khớp gối, người bệnh sẽ bị sưng đỏ tại khớp, chân tê yếu, đi lại khó khăn, khi đi phát ra tiếng kêu lạo xạo. Viêm khớp gối là căn bệnh mãn tính xuất hiện nhiều ở người cao t.uổi.

Viêm khớp ngón tay: Đó là khi sụn nằm ở đầu các ngón tay bị bào mòn. Hiện tượng này gây sưng đỏ, đau và cứng khớp khiến người bệnh cử động các ngón tay rất khó khăn.

Viêm khớp cổ tay: Đây là tình trạng khớp bị tổn thương do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây mòn sụn và xương dưới sụn, cấu trúc của khớp hư hỏng, tăng ma sát khi vận động, gây đau nhức, khó chịu cổ tay. Tình trạng này thường gặp ở nhân viên văn phòng, công nhân, người cao t.uổi… Người bệnh cần tìm thuốc chữa viêm khớp hiệu quả để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Viêm khớp háng: Đây cũng là một trong những vị trí dễ bị viêm. Cơn đau ban đầu xuất hiện ở vị trí viêm, sau đó lan xuống đùi, chân hoặc thắt lưng hông.

Viêm khớp vai: Là tình trạng mỏm xương, khớp bả vai bị bào mòn, khô lại, cọ xát với dây thần kinh gây đau nhức âm ỉ, làm co cứng vùng vai gáy, cánh tay.

Triệu chứng: Thường xuyên đau nhức âm ỉ, tê cứng và sưng đỏ, thậm chỉ đọng mủ ở các khớp gây khó khăn trong di chuyển Chân tay tê yếu dần. Một cái ho, một bước lên cầu thang cũng thấy nhói trong người. Sáng thức dậy các khớp đơ cứng, phải xoa bóp nhiều mới co duỗi được. Bạn không thể chịu nổi những cơn đau nhức mỗi khi trái gió trở trời

Bác sỹ chăm sóc cho một bệnh nhân viêm khớp.

Biến chứng nguy hiểm:

Mất chức năng vận động thông thường: Nếu để bệnh viêm khớp kéo dài, bệnh nhân sẽ không thể tự mình cầm nắm… và mất khả năng lao động thông thường.

Teo cơ, biến dạng hoặc bại liệt: Nếu ở giai đoạn cuối của bệnh mà vẫn không được điều trị đúng cách sẽ bị teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí là bại liệt.

Các bệnh về tim mạch: Viêm khớp có thể gây ra thấp khớp cấp. Thấp khớp cấp gây tổn thương tại tim, đặc biệt là van tim và đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và có thể gây t.ử v.ong khi lớn t.uổi.

Phương pháp điều trị tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An

Ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh nhân bị viêm khớp được điều trị theo nhiều biện pháp: nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình, lao động liệu pháp, đông y châm cứu. Tùy theo từng giai đoạn bệnh để điều trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng, đông – tây y kết hợp.

Công tác điều trị viêm khớp trải qua nhiều công đoạn.

Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm một vài khớp kéo dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả, khớp viêm và tràn dịch; thường mổ cắt bỏ màng hoạt dịch.

Ngoài ra điều trị ngoại khoa để phục hồi chức năng một số khớp bị biến dạng nặng, phá hủy nhiều bằng phương pháp: thay khớp nhân tạo, c.ắt đ.ầu xương, chỉnh hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong viêm khớp dạng thấp điều trị bằng lý liệu và phục hồi chức năng là một biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng, trả lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân. Sau khi dùng thuốc điều trị bệnh nhân giảm đau thì phải kết hợp vật lý trị liệu và vận động liệu pháp.

Việc tập luyện sau điều trị viêm khớp là một trong những yếu tố quan trọng giúp phục hồi nhanh.

Bao gồm: Tắm nước nóng, nước ấm, bó parafin, dùng đèn hồng ngoại, tử ngoại chiếu vào khớp viêm, tắm bùn… biện pháp này có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông m.áu, tăng tiết mồ hôi, giãn cơ và giảm đau tại chỗ. Dùng dòng điện một chiều, xoay chiều, điện cao tần, siêu âm với cường độ và bước sóng khác nhau là biện pháp dùng năng lượng để điều trị. Xoa bóp và bấm huyệt: thầy thuốc làm và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện, xoa bóp có tác dụng làm lưu thông m.áu, giảm đau, tăng tính đàn hồi của da, giảm xơ hóa da và dây chằng. Vận động liệu pháp và phục hồi chức năng: hướng dẫn bệnh nhân vận động thích hợp: Tập vận động bằng tay không, tập với các dụng cụ phục hồi chức năng: tập bằng gậy, tập tạ, tập trèo thang, co, kéo, bàn đạp.

Ngoài ra còn kết hợp nước suối khoáng, nước biển và bùn trong trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ hiệu quả hơn.

Phác đồ điều trị bao gồm:

Sử dụng thuốc; Vật lý trị liệu; Sử dụng nẹp hoặc thiết bị hỗ trợ chung; Giáo dục bệnh nhân; Giảm cân; Phẫu thuật thay khớp.

Có nhiều bệnh nhân viêm khớp được điều trị và ngày càng tiến triển tốt.

Viêm khớp nên ăn gì?

Không có chế độ ăn uống điều trị khỏi bệnh nhưng một số loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm và tốt cho khớp như: Cá; Các loại hạt và hạt giống; Hoa quả và rau; Đậu; Dầu ô liu; Các loại ngũ cốc.

Viêm khớp kiêng ăn gì?

Các loại rau chẳng hạn như cà chua, có chứa một hóa chất gọi là solanine mà một số nghiên cứu có thể làm tăng tình trạng đau viêm khớp. Kết quả thử nghiệm được thực hiện với rất nhiều người bệnh và một số đã báo cáo giảm các triệu chứng bệnh khi tránh ăn các loại rau quả trên.

Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”

Là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”

Mô hình “Bệnh viện – Khách sạn” xanh – sạch – đẹp đầu tiên tại Nghệ An

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An

ĐT Phòng khám: 02383.922.922

ĐT trực 24/24: 02383.922.922

ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210

ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

Thanh Thủy

Kỹ thuật: Thành Cường

Theo baonghean

Tê tay là vấn đề thường gặp nhưng hãy cẩn thận, đó cũng có thể dấu hiệu của 4 căn bệnh “chết người”

Trong cuộc sống hàng ngày, việc tê cứng chân tay là một vấn đề thường gặp, do vậy mọi người đều không quá chú ý. Nhưng có lẽ bạn không biết, tê tay là triệu chứng của một căn bệnh nào đó.

Tê tay thường là một biểu hiện rất thường gặp hằng ngày và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu thường xuyên có cảm giác tê tay, bạn đừng nên xem nhẹ bởi nó có thể là biểu hiện của 4 căn bệnh rất nguy hiểm dưới đây.

1. Thoái hoá đốt sống cổ

Biểu hiện của bệnh thoái hoá đốt sống cổ có rất nhiều, trong đó có tê tay. Chụp X-quang xương cổ có thể giúp cho việc chẩn đoán.

Chữa thoái hoá đốt sống cổ, ngoài việc có thể dùng vật lý trị liệu, sử dụng lực kéo và một số thuốc giúp lưu thông m.áu, bình thường có thể làm ấm vùng cổ bằng một số bài tập; khi ngủ phải điều chỉnh độ cao gối vừa phải, độ cao hợp lý nhất từ 7- 9cm, gối cũng không được quá cứng hoặc quá mềm, tư thế ngủ phải thẳng, tránh gây áp lực lên các mạch m.áu và mô thần kinh cục bộ.

2. Thiếu m.áu não cục bộ

Bệnh thường gặp ở người cao huyết áp, m.áu nhiễm mỡ. Cụ thể, huyết áp cao có thể gây co thắt mạch m.áu, m.áu nhiễm mỡ có thể làm m.áu tăng khả năng bị đông, thêm vào đó việc lưu thông m.áu chậm vào ban đêm khi ngủ, đây đều là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu m.áu lên não trong thời gian ngắn gây ra hiện tượng tê tay.

Nếu phát hiện bị huyết áp cao hoặc m.áu nhiễm mỡ, nên thực hiện các phương pháp điều trị hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong m.áu. Uống nhiều nước, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, cải thiện hệ tuần hoàn, hiện tượng tê tay cũng sẽ được loại bỏ.

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra một loạt biến chứng, biến đổi về thần kinh là một trong số đó. Nếu khu thần kinh ngoại biên bị tác động, sẽ có các triệu chứng như tê cứng và cảm giác dị thường ở các chi…

Nếu mắc phải chứng tiểu đường, bạn nên thực hiện điều trị một cách nghiêm túc và hợp lý, kiểu soát lượng đường trong m.áu ở mức bình thường và chú ý bổ sung các loại vitamin B1, vitamin B6, vitamin C…

4. Đột quỵ

Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tê tay là trúng gió. Các chuyên gia từng nói: “Thường thì những người cảm thấy ngón cái hoặc ngón trỏ mất cảm giác hoặc không sử dụng được, thì trong vòng 3 năm tới sẽ có một cơn đột quỵ”.

Để phòng ngừa xảy ra tình trạng này, mọi người nên chú trọng ăn uống điều độ, tránh xa những điều tiêu cực, suy nghĩ lạc quan. Mặc dù tê tay không nhất định dẫn đến đột quỵ, nhưng nếu thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, tê cứng chân tay, sưng lưỡi và các triệu chứng khác như có t.iền sử bệnh cao huyết áp, m.áu nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, xơ cứng mạch m.áu não cần chú ý nhiều hơn.

Phương pháp xoa bóp khi bị tê tay

1. Xoa bóp huyệt Lao Cung

Đầu tiên, dùng ngón tay cái của bàn tay phải đè lên huyệt Lao cung (nằm trên gan bàn tay, khe của ngón giữa và ngón áp út) của bàn tay trái, ngón trỏ của tay phải đè lên mặt sau huyệt Lao cung. Ngón cái và ngón trỏ của tay phải đồng thời dùng lực, vừa đè vừa miết trong 2-3 phút, sau đó đổi tay trái và thực hiện tương tự.

2. Ấn huyệt Thập Tuyên

Huyệt thập tuyên nằm ở vị trí cao nhất của 10 đầu ngón tay, hai tay tổng cộng có 10 huyệt. Ngón cái và ngón trỏ của tay phải vuốt và kéo ngón tay của bàn tay trái, thực hiện trong vòng 1-2 phút, sau đó đổi tay và tiếp tục.

3. Xoa huyệt Bát Tà

Huyệt Bát Tà (nằm ở khe giữa hai ngón tay, mỗi tay có 4 huyệt, hai tay tổng cộng có 8 huyệt). Hai bàn tay xòe ra, lòng bàn tay hướng vào trong, hai tay đồng thời dùng lực vỗ, liên tục không ngừng trong vòng 2-3 phút.

Phương pháp massage trên chỉ có tác dụng tạm thời làm giảm cơn đau. Nếu bạn bị tê tay trong một thời gian dài, nên đến một số cơ sở y tế chính quy để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguồn: QQ

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *