Hầu hết các xét nghiệm nhanh đều yêu cầu lấy m.áu ở ngón tay của bệnh nhân hoặc dịch quanh nướu răng và chỉ vài chục phút sau xét nghiệm sẽ có kết quả.
Xét nghiệm HIV nhanh cho kết quả ngay trong 20 phút. Đa số các xét nghiệm kháng thể HIV bằng cách lấy m.áu từ ngón tay rồi nhỏ m.áu đó vào que thử. Những xét nghiệm này chỉ chính xác trong 3 tháng sau khi nhiễm virus. Nếu bạn nhận kết quả dương tính, bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm lần thứ 2.
Xét nghiệm nhanh là phiên bản đơn giản của xét nghiệm ELISA kháng thể. Xét nghiệm nhanh sẽ tìm kháng thể HIV trong m.áu. Các kháng nguyên HIV nằm trên một dải cố định dọc trên que thử. Cuối que thử là các kháng nguyên đối chứng để cho thấy xét nghiệm đã hoạt động.
Xét nghiệm nhanh thường lấy m.áu ở ngón tay bệnh nhân.
Khi thực hiện xét nghiệm nhanh, sau khi lấy m.áu ở đầu ngón tay của bệnh nhân, bác sĩ sẽ nhỏ m.áu vừa lấy vào cuối que thử. Một hóa chất trong que thử, được gọi là bộ đệm, sẽ giúp cho quá trình xét nghiệm thuận lợi hơn. Hóa chất này làm cho các kháng thể trong m.áu chạy dọc theo que thử, khi chạy qua phần có kháng nguyên, nếu có bất kỳ kháng thể nào có HIV, thì chúng sẽ dính vào các kháng nguyên này và đổi màu.
Khi xét nghiệm hoàn tất, nếu kết quả trên que thử là 1 vạch, nghĩa là âm tính. Nếu 2 vạch kết quả là dương tính. Nếu không có vạch nào thì nghĩa là xét nghiệm chưa cho kết quả đúng.
Tuy nhiên, với những người mới nhiễm HIV, xét nghiệm nhanh sẽ rất khó phát hiện kết quả và chỉ có thể ra được kết quả chính xác với xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thế hệ thứ 4.
Đa số các xét nghiệm nhanh phát hiện các kháng thể HIV. Vài tuần sau khi nhiễm HIV, hệ miễn dịch phát hiện một số thành phần của virus này và bắt đầu tạo ra kháng thể HIV để phá hủy, trung hòa hoặc làm c.hết virus.
Trong 20 phút, xét nghiệm nhanh HIV sẽ cho kết quả và kết quả chính xác tới 99%. Nếu kết quả là dương tính, nó sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm thứ hai.
Que thử HIV.
Trường hợp xét nghiệm nhanh HIV có thể không chính xác
– Trong trường hợp mới nhiễm HIV hay còn gọi là trong giai đoạn cửa sổ.
– Với những người bị chẩn đoán HIV và đã dùng các phương pháp điều trị HIV.
– Những người đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Nếu =bị nhiễm HIV, người đó có thể có phản ứng kháng thể bị trì hoãn, kéo dài giai đoạn cửa sổ.
Các kiểu xét nghiệm HIV nhanh này tạo ra cuộc cách mạng trong việc phát hiện HIV nhờ gọn nhẹ và có thể thực hiện ở ngay các phòng khám, chuyên khoa của các bệnh viện, đồng thời thời gian cho kết quả lại rất nhanh.
Theo aidsmap, webmd, avert/VTC
Cắt đôi que thử HIV, viêm gan B ở BV SaintPaul: Chuyên gia hoá sinh nói gì?
Theo chuyên gia hóa sinh, việc cắt đôi que thử hay cho cả 4 mẫu m.áu vào 1 giếng hóa chất để xét nghiệm HIV, viêm gan B khó cho ra kết quả đúng.
Nhân viên y tế BV ĐK SaintPaul gian dối trong xét nghiệm HIV, viêm gan B cho bệnh nhân
Việc gian dối xét nghiệm HIV, viêm gan B cho hàng trăm bệnh nhân tại BV ĐK SaintPaul bằng cách cắt đôi 1 que thử để dùng cho hai mẫu xét nghiệm HIV hoặc viêm gan B; Hay trộn cùng lúc nhiều mẫu m.áu vào 1 giếng hóa chất xét nghiệm (theo phản ánh của VTV24) làm nhiều người lo lắng liệu kết quả xét nghiệm có còn chuẩn xác?
Thông thường theo quy trình chuẩn xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B, sau khi lấy que thử ra khỏi bao đựng, kỹ thuật viên sẽ viết mã số bệnh nhân, tương tự mã số trên ống đựng mẫu m.áu vào phần để trống ở chiều ngang que thử. Tiếp đó, bóc lớp vỏ bảo vệ phía ngoài để lộ ra vạch hóa chất. Kỹ thuật viên lấy mẫu m.áu của bệnh nhân nhỏ vào phần dưới của vạch hóa chất này. Cả 2 phương pháp xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B đều thực hiện quy trình giống nhau. Sau 15 phút, kết quả sẽ hiển thị trên vạch hóa chất. Nếu xuất hiện 1 vạch đỏ nghĩa là bệnh nhân âm tính với viêm gan B và HIV, 2 vạch đỏ là dương tính.
PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Kết quả xét nghiệm có chính xác hay không thì phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất. Nhà sản xuất quy định 1 mẫu xét nghiệm sẽ dùng 1 que thử thì nên làm đúng như vậy. Trong cuộc đời mấy chục năm làm nghề, tôi chưa thấy ở đâu cắt đôi que thử test nhanh HIV, viêm gan B ra làm 2 để thực hiện. Khi 1 que thử được cắt 2, thì kết quả đúng sai không thể biết được”.
Theo PGS Luật mọi sự cải tiến thì đều phải có cơ sở khoa học và kết quả. Nếu muốn cắt đôi que thử trong xét nghiệm thì trước đó phải có nghiên cứu và thực chứng bằng kết quả, để tránh việc chẩn đoán sai cho người bệnh. Đối với xét nghiệm HIV phải thực hiện xét nghiệm tại 3 nơi mới có thể kết luận bệnh nhân nhiễm virus. Viêm gan B thì phải có hàng chục xét nghiệm mới đ.ánh giá chuẩn được.
Về việc trộn các mẫu m.áu quá nhiều trong một giếng hóa chất theo tiêu chuẩn sẽ không cho được một kết quả chính xác. Để có kết quả đúng thì vẫn phải tuân thủ theo đúng quy định của hãng sản xuất dụng cụ xét nghiệm.
Như đã thông tin từ kết quả điều tra của VTV24, sau khi lấy mẫu m.áu các bệnh nhân đem đi xét nghiệm tại khoa Vi sinh y học, BV SaintPaul, sau khi bóc lớp giấy bảo vệ ra khỏi que thử, nhân viên dùng kéo cắt que thử ra làm đôi, vệt kéo cắt vào giữa vị trí của vạch hóa chất xét nghiệm. Như vậy, 1 que thử dành cho 1 bệnh nhân đã được tách làm 2.
Không chỉ gian lận trong phương pháp test nhanh HIV và viêm gan B, mà một phương pháp phức tạp hơn là xét nghiệm miễn dịch bán tự động (ELISA), cũng được các kỹ thuật viên tại phòng miễn dịch bệnh viện này làm theo cách trộn 4 mẫu m.áu của 4 bệnh nhân khác nhau vào chung trong một ống nghiệm thủy tinh, sau đó hút ra, cho vào một giếng chứa hóa chất. Nguyên tắc là 1 giếng chứa 1 mẫu m.áu, nhưng ở đây, 1 giếng chứa 4 mẫu. Nếu kết quả âm tính sẽ là kết quả chung cho cả 4 bệnh nhân, còn nếu dương tính sẽ yêu cầu cả 4 bệnh nhân xét nghiệm lại….
Theo baogiaothong