Quả dành dành chữa bệnh gì?

Dành dành có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh tâm, phế và tam tiêu; có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), tả hỏa, lợi tiểu, cầm m.áu…

1. Đặc điểm và công dụng của dành dành

Dành dành còn có tên gọi khác là sơn chi tử, chi tử. Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.); thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Cây dành dành cho vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô.

Cây dành dành.

Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm, bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè.

Quả hình chén với 6 – 9 góc, có 2 – 5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Khi dùng có thể dùng sống, có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc sao đen. Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, dành dành để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa ( nóng trong người), sao đen để cầm m.áu.

Trong dành dành có một glucozid màu vàng gọi là gardenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gardenidin. Ngoài ra, trong dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất pectin.

Dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu trong Đông y. Theo các tài liệu cổ, quả dành dành có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh tâm, phế và tam tiêu, có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), tả hỏa, lợi tiểu, cầm m.áu; dùng trong bệnh sốt, người bồn chồn, khó ngủ, miệng khát, họng đau, mắt đỏ, da vàng, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, c.hảy m.áu cam, lỵ ra m.áu, tiểu tiện ra m.áu.

Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Ngoài ra, còn dùng làm thuốc đắp lên những nơi sưng đau do bị tổn thương; giã nát, thêm ít nước rồi đắp lên nơi sưng đau.

Màu vàng của dành dành không độc, nhân dân ta vẫn dùng nhuộm thức ăn như bánh xu xê, thạch.

Quả dành dành.

2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ dành dành

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dành dành:

– Siro chi tử nhân trần : Nhân trần 24g, chi tử 12g, nước 600ml, sắc còn 100ml, thêm đường vào cho đủ thành siro. Chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc chi tử 12g, nhân trần 30g, vỏ đại 10g, chút chít 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.

Chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan.

– Chi tử hoàng nghiệt bì thang: Chi tử 5g, hoàng bá 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, đun sôi trong nửa giờ, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày chữa người bị vàng da, vàng mắt, sốt, ngũ tâm phiền nhiệt.

– Nước sắc chi tử: Chi tử 7 quả, đậu sị 20g, thêm 400ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 – 4 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Chữa t.rẻ e.m sốt nóng điên cuồng ăn không được.

Hoặc chi tử (sao vàng) 20g, hòe hoa 20g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Khi uống thêm ít muối. Bài thuốc chữa nôn ra m.áu, ho ra m.áu.

– Thang Chi tử thị: Chi tử 12g, đậu thị 8g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Trị chứng nhiệt uất trong ngực, tim hồi hộp không yên.

Nhân trần kết hợp với dành dành trong siro nhân trần chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan.

– Thang lương huyết: Chi tử 16g, hoàng cầm 12g, bạch mao căn 20g, tri mẫu 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, trắc bách diệp 12g, xích thược 12g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Bài thuốc trị các chứng huyết nhiệt gây nôn ra m.áu, c.hảy m.áu cam, đi lỵ ra m.áu, tiểu rỉ ra m.áu, đau rát…

– Thang Chi tử nhân: Chi tử 16g, bạch mao căn 20g, đông quỳ tử 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Bài thuốc trị viêm bàng quang cấp tính, tiểu ra m.áu, nóng buốt.

Hoàng cầm phối hợp với dành dành và một số vị thuốc khác trong bài Thang lương huyết.

– Thang chi tử bá bì: Chi tử 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Bài thuốc trị viêm gan cấp tính, hoàng đản, tim nóng hồi hộp, tiểu tiện đỏ vàng, toàn thân phát vàng.

Chú ý: Người tỳ vị hư, tiêu chảy kiêng dùng, âm hư hỏa vượng dùng chú ý phối hợp thuốc.

Loại rau chống ung thư được phát hiện trị cả đột quỵ

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học ACS Central Science, vừa phát hiện thêm một công dụng thần kỳ khác của bông cải xanh, ngoài tác dụng chống ung thư.

Theo đó, hợp chất chống ung thư trong bông cải xanh đồng thời có thể ngăn ngừa và điều trị các cục m.áu đông – có thể gây ra đột quỵ – hiện là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ 2 trên toàn cầu, theo tạp chí khoa học ScienceAlert.

Đột quỵ hiện là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ 2 trên toàn cầu. Ảnh Pexels

Các nhà khoa học từ Đại học Sydney ở Úc đã tiến hành một loạt thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên 23 hợp chất thường có trong thực vật để xác định tác động của chúng đối với tiểu cầu trong m.áu.

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc làm kín vết thương để cầm m.áu, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân hình thành các cục m.áu đông nguy hiểm làm tắc nghẽn dòng m.áu. Trong các mô quan trọng đối với sự sống như não và tim, mỗi giây phút bị mất oxy đều có gây ra tổn thương không thể khắc phục được.

Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hợp chất sulforaphane (SFN), thường có trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng và mầm bông cải xanh, nổi bật với tác dụng chống đông m.áu, theo ScienceAlert.

Hợp chất này trước đây đã nhận được sự chú ý vì khả năng ngăn ngừa ung thư và giảm cholesterol.

Phân tích chặt chẽ về tác động của chất SFN ở cấp độ phân tử cho thấy nó có thể làm chậm quá trình kết tụ tiểu cầu và cản trở sự hình thành cục m.áu đông trong động mạch.

Nhà khoa học y sinh, tiến sĩ Xuyu Liu từ Đại học Sydney cho biết: Hợp chất trong bông cải xanh không chỉ có khả năng cải thiện hiệu quả của thuốc làm tan cục m.áu đông sau đột quỵ mà còn có thể được sử dụng như một tác nhân phòng ngừa cho những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao.

Những phát hiện mới làm cho chất SFN rất đáng được nghiên cứu để trở thành một phương pháp giảm nguy cơ đột quỵ ở những người dễ bị tổn thương nhất – đặc biệt vì nó có sẵn trong bông cải xanh, vốn được biết là tốt cho sức khỏe tim mạch và bảo vệ chống lại bệnh tật.

Hợp chất chống ung thư trong bông cải xanh đồng thời có thể ngăn ngừa và điều trị các cục m.áu đông

Pexels

SFN cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: Là phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ, nhằm cố gắng giảm thiểu tác hại lên não. Những phương pháp điều trị này có thể giúp giảm đáng kể thiệt hại do cục m.áu đông gây ra và cuối cùng cứu sống bệnh nhân.

Thuốc làm tan cục m.áu đông hiện nay, được gọi là chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA), chỉ có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương não khoảng 20%.

Tuy nhiên, điều tuyệt vời là trong các thí nghiệm trên chuột, khi kết hợp thuốc tPA với SFN trong bông cải xanh, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ thành công có thể lên tới 60%, theo ScienceAlert.

Chưa hết, tiến sĩ Liu cho biết: Thật thú vị, trong khi các chất làm loãng m.áu được thử nghiệm trong điều trị đột quỵ đều gây ra tác dụng phụ là c.hảy m.áu, thì SFN không gây ra bất kỳ dấu hiệu c.hảy m.áu nào.

Đây vẫn là giai đoạn đầu của nghiên cứu và trong các nghiên cứu sắp tới, các nhà khoa học sẽ xem xét tác dụng của hợp chất SFN trên người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *