Ở nước ta, hồng giòn thường được trồng ở Đà Lạt và một số tỉnh miền Bắc, thu hoạch lấy quả từ tháng 8 đến tháng 11. Quả hồng giòn khi chín sẽ có màu cam, vị ngọt thanh, giòn vừa phải và là món ăn yêu thích của nhiều người.
Quả hồng giòn không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng. Ảnh: Healthline
Bạn có thể thưởng thức những miếng hồng giòn tươi ngon cùng một tách trà để thư giãn. Bên cạnh đó, mứt hồng giòn, hồng giòn sấy khô, hồng giòn treo gió,… cũng là những món ăn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ ngon miệng, quả hồng giòn còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu dinh dưỡng, trong 1 quả hồng giòn (khoảng 168 gam) có chứa: 118 calo, 31 gam carb, 1 gam protein, 0,3 gam chất béo, 6 gam chất xơ, các loại vitamin (A, C, E, K, B6, B1, B2,…), khoáng chất (kali, đồng, mangan, magiê, photpho,…) và các hợp chất thực vật có lợi như tannin và flavonoid.
Chống oxy hóa
Quả hồng giòn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cùng các hợp chất như tannin, carotenoids và flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Thường xuyên ăn hồng giòn giúp ngăn ngừa tình trạng oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy, một chế độ ăn giàu chất flavonoid sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh mãn tính: Tiểu đường, ung thư,…
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong trên toàn thế giới. Nguồn chất chống oxy hóa flavonoid, quercetin và kaempferol trong quả hồng có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng trong quả hồng là axit tannic và axit gallic còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông m.áu, cải thiện huyết áp, giảm cholesterol LDL xấu trong m.áu.
Quả hồng giòn khi chín có màu cam, vị ngọt thanh và có độ giòn vừa phải. Ảnh: Asianinspirations
Giảm viêm
Nghiên cứu y khoa cho thấy các bệnh mãn tính như tim mạch, viêm khớp, tiểu đường, ung thư, béo phì,… đều có liên quan đến viêm mãn tính. Nhờ chứa nhiều vitamin C, quả hồng giòn là một lựa chọn tuyệt vời giúp cải thiện tình trạng viêm mãn tính. Bạn chỉ cần ăn 1 quả hồng giòn mỗi ngày là đã đáp ứng được 20% lượng vitamin C cần thiết cho hoạt động cơ thể trong ngày và ngăn ngừa các chứng viêm.
Vitamin C có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi sự tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa viêm cơ, viêm khớp, ung thư tuyến t.iền liệt. Nguồn vitamin C còn vô hiệu hóa các phân tử có hại, ngăn chặn hoạt động của chúng, tránh các tác hại đến cơ thể về lâu dài.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Thường xuyên ăn quả hồng giòn giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các vitamin khoáng chất trong hồng giòn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Nguồn chất xơ hòa tan dồi dào trong quả hồng giòn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chất xơ còn mang đến nhiều lợi ích khác như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ,…
Chất xơ hòa tan cũng có tác dụng hỗ trợ bài tiết lượng cholesterol LDL (có hại) ra khỏi cơ thể; làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ đường, giúp ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong m.áu tăng đột biến gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên cần lưu ý, không nên ăn quả hồng giòn chưa chín (nếm có vị chát) vì có chứa nhiều chất tanin, gây đầy bụng, thậm chí buồn nôn. Đồng thời, không nên ăn quả hồng giòn khi bụng đói vì chất tanin sẽ kết hợp với axit dạ dày gây tắc ruột.
Theo Healthline/viettimes
Chế biến loạt món ngon đặc sắc từ quả hồng giòn mùa thu có nhiều
Hồng giòn là một thứ quả ngon đặc trưng của mùa thu miền Bắc. Nó không chỉ để ăn trực tiếp mà còn có thể được chế biến thành các món ngon hấp dẫn.
Hồng giòn (hồng ngâm) là loại quả đặc trưng của mùa thu miền Bắc. Chắc hẳn ít người biết rằng, quả hồng giòn ngoài để ăn trực tiếp, lại có thể làm được rất nhiều món ngon.
1. Salad quả hồng: Nguyên liệu làm salad quả hồng gồm: Quả hồng giòn (không hạt), táo xanh, ngô ngọt, dưa chuột bao tử, rau mùi, lá bạc hà, xà lách xoăn, bột canh gia vị, sốt mayonaise.
Cách làm salad quả hồng như sau: Hồng gọt vỏ rửa sạch, gọt bỏ vỏ, ngâm vào nước muối. Trước khi trộn salad thì thái hạt lựu. Táo xanh gọt bỏ vỏ, xắt hạt lựu. Tương tự với dưa chuột bao tử cũng vậy. Ngô ngọt tách hạt, đem luộc qua 1 lần rồi để ráo. Các loại rau còn lại rửa sạch, thái nhỏ.
Chuẩn bị 1 bát tô to, cho hồng, táo, dưa chuột, ngô ngọt vào, thêm chút muối cho đậm vị, sau đó là các loại rau cắt nhỏ, cuối cùng cho sốt mayonaise vào trộn đều là có thể thưởng thức được rồi. Nếu bạn muốn ăn món nộm mát thì sơ chế nguyên liệu xong, bạn cất chúng vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi trộn.
2. Gỏi cải thìa trộn hồng giòn: Nguyên liệu: Quả hồng giòn, cải thìa, ớt sừng, ớt bột, nước cốt chanh, nước mắm, đường, dầu vừng, dấm, tỏi băm, vừng rang, hành tây.
Cách làm gỏi cải thìa trộn hồng giòn như sau: Hồng cắt cuống, gọt vỏ, đem ngâm vào bát nước muối 7 phút rồi vớt ra, thái lát mỏng. Rau cải thìa rửa sạch, đem cắt bỏ hết phần lá, chẻ rau cải thìa làm 3 hoặc 4 để cải dễ ngấm gia vị. Thái chỉ ớt sừng, thái mỏng hành tây.
Chuẩn bị nước trộn gỏi: Nước mắm ớt bột nước cốt chanh dầu vừng vừng rang dấm tỏi băm xíu đường, hòa trộn thật đều. Cho các nguyên liệu rau vào tô, sau đó đổ nước trộn gỏi vào, dùng găng tay đảo đều, bóp hơi nhẹ để nguyên liệu nhanh ngấm. Để gỏi vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng là có thể ăn được.
3. Bánh mỳ sandwich cuộn quả hồng: Nguyên liệu gồm 3 lát bánh mỳ sandwich, 3 lát pho mát cheddar, 3 lá rau diếp xanh, 2 quả hồng giòn, một ít pho mát kem – creamcheese (nếu thích).
Cách làm: Quả hồng rửa sạch, gọt vỏ cắt miếng rồi thái sợi hình vuông cạnh 0,5cm. D.ùng d.ao c.ắt bỏ phần rìa cứng xung quanh lát bánh mỳ rồi dùng cây lăn cán phẳng. Phết lớp mỏng phô mai kem lên mặt lát bánh mỳ. Cắt đôi chiếc lá rau diếp xanh đặt lên trên rồi đến lát pho mát, sau cùng là vài sợi hồng rồi cuộn tròn. Đặt cuộn sandwich trong tấm nilon mỏng rồi cuộn xoắn hai đầu.
Khi ăn bạn chỉ cần cắt cuộn bánh và xiên vào chiếc que nhỏ trông thật đáng yêu này. Đây là món ăn sáng nhẹ mới lạ nhưng không kém phần thơm ngon và hấp dẫn. Bạn có thể chuẩn bị món này cho những chuyến đi dã ngoại cho bé cùng với gia đình vừa ngon vừa tiện lợi.
4. Bánh hồng chiên. Nguyên liệu làm bánh hồng chiên gồm: Trái hồng giòn, bột mì, bột chiên giòn, rau mùi tây, chút muối.
Cách làm bánh hồng chiên như sau: Quả hồng rửa sạch, gọt vỏ, đem thái lát khoảng 0,7 – 1cm. Cho hồng vào bát bột mì, xóc đều cho bột mì bám quanh miếng hồng.
Trong một bát khác, pha bột chiên giòn với rau mùi tây, hòa trộn vào nhau cho đều, thêm chút xíu muối cho bánh đậm vị, sau đó dùng đũa nhúng miếng hồng ngập hỗn hợp bột. Khi dầu ăn nóng, bạn chiên hồng vàng đều các mặt rồi vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu là hoàn thành. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức