BSCKII Nguyễn Quang Cừ – chuyên khoa Nam học tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Việt Hà Nội, cho biết bệnh lậu là một trong số những bệnh xã hội hay gặp nhất hiện nay.
Bác sĩ Cừ kể về trường hợp một nam điều dưỡng trẻ tên Minh (tên nhân vật đã thay đổi) đang làm việc tại bệnh viện tư lớn ở Hà Nội, đến khám trong tình trạng cậu nhỏ đau, buốt, có dịch ở đầu d.ương v.ật.
Khi bác sĩ hỏi về t.iền sử, cậu mới thú thật là vừa quen bạn gái được 3 tuần thì đã quan hệ t.ình d.ục không sử dụng biện pháp phòng tránh. Khi về nhà được 4, 5 ngày, Minh có hiện tượng đi tiểu buốt. Tuy nhiên, Minh chủ quan nên nghĩ có thể do nóng trong, viêm tiết niệu. Tình trạng ngày càng nặng hơn, vì làm trong môi trường y tế nên Minh lờ mờ hiểu có thể cậu mắc bệnh xã hội.
Bạn gái của Minh thề thốt không có bệnh. Trong khi đó khoảng mấy tháng gần đây M. chưa quan hệ với ai ngoài cô bạn gái mới này. Cậu vẫn lúng túng không biết nên làm thế nào. Chỉ khi có dịch mủ vàng chảy ra, Minh mới vội vàng vào viện khám. Bác sĩ cho biết Minh bị nhiễm lậu.
Hay như trường hợp của Mai V.T. 31 t.uổi, Hà Nội. T. từng vào viện để điều trị sùi mào gà. Khi điều trị dứt điểm cậu lại có quan hệ với bạn gái. T. có hai, ba bạn gái cùng lúc nên cậu không rõ lây bệnh từ ai. Chỉ đến khi đi tiểu buốt, có dịch ở d.ương v.ật mới vào viện khám.
Kết quả khám, T. bị nhiễm vi khuẩn lậu cầu. Trước đó vài tháng cậu đã điều trị sùi mào gà. Hiện tại thêm bệnh lậu khiến T. rất lo lắng. Bác sĩ yêu cầu bạn gái đến khám để điều trị thì T. không biết nên bảo ai đến cùng điều trị vì hiện tại cậu đang có 3 bạn gái song hành.
Bác sĩ cho biết với lối sống bừa bãi, quan hệ t.ình d.ục không chung thủy như của T. thì việc điều trị dứt điểm bệnh xã hội rất khó.
BSCK II Nguyễn Quang Cừ – BV đa khoa An Việt.
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, bệnh có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh có thể gây n.hiễm t.rùng cơ quan s.inh d.ục ngoài, trực tràng và cổ họng. ây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến, đặc biệt là ở thanh niên trong độ t.uổi từ 15-24. Tùy theo độc lực và nồng độ vi khuẩn mà thời gian ủ bệnh của mỗi người khác nhau. Có thể 2 ngày, 5 ngày, 1 tuần hoặc cũng có thể 2 tuần.
Ngoài ra, việc quan hệ t.ình d.ục đồng giới cũng gia tăng bệnh. Bệnh lậu cũng có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp, có thể lây qua các vết thương hở hoặc tiếp xúc với dịch nhầy, mủ của người bệnh khi dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bị bệnh lậu.
Triệu chứng của bệnh, theo bác sĩ Cừ, khi mắc vi khuẩn lậu nam giới có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, có dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây tiết ra từ d.ương v.ật. Một số trường hợp t.inh h.oàn bị đau hoặc sưng.
Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây ra tình trạng đau ống dẫn tinh, viêm mào t.inh h.oàn, biến chứng vô sinh ở nam giới thường hiếm gặp.
Ngoài ra có thể gặp biến chứng toàn thân, nhiễm lậu cầu toàn thân, viêm màng não, viêm màng tim do lậu.
Ở phụ nữ, bệnh lậu không được điều trị có thể gây ra bệnh viêm vòi trứng gây hình thành mô sẹo làm tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung, vô sinh, đau bụng, đau vùng chậu lâu dài.
Khi điều trị bệnh lậu, bác sĩ Cừ khuyến cáo người bệnh nên đến đúng các chuyên khoa điều trị như chuyên khoa da liễu, chuyên khoa nam học.
Mục đích điều trị là khỏi bệnh nhanh, tránh tái nhiễm, tái phát và không để biến chứng; vì thế muốn đạt được hiệu quả điều trị tốt, cần tránh những việc sau đây 1 tuần sau khi hoàn thành điều trị: không quan hệ tình, không uống rươu bia, không làm việc nặng hay nặn vuốt dọc niệu đạo để kiểm tra xem có dịch tiết không.
COVID-19 có thể khiến bệnh lậu không thể chữa khỏi
Việc lạm dụng azithromycin, một loại kháng sinh dùng để điều trị COVID-19 và bệnh lậu, đã làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc trong điều trị lậu.
Bệnh lậu là một bệnh n.hiễm t.rùng lây truyền qua đường t.ình d.ục (STI) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae , còn được gọi là lậu cầu khuẩn gây ra. Căn bệnh này lây truyền khi quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Nếu không được điều trị, căn bệnh STI này có thể gây vô sinh.
Trong những năm gần đây, bệnh lậu ngày càng kháng thuốc kháng sinh và có thể trở thành bệnh nan y. Vi khuẩn có thể biến đổi rất nhanh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc lạm dụng kháng sinh azithromycin trong điều trị COVID-19. Đơn thuốc dùng azithromycin tăng 217% kể từ khi bắt đầu đại dịch. Kết quả là, bệnh lậu thậm chí có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh nhiều hơn.
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu.
Đây không phải là lý do duy nhất liên quan đến dịch bệnh mà các bác sĩ lo lắng. “Trong đại dịch, các khoa điều trị STI cũng bị quá tải. Điều này có nghĩa là nhiều bệnh STI không được chẩn đoán chính xác, có nghĩa là nhiều người đang tự dùng thuốc”, người phát ngôn của WHO giải thích.
Theo TS Hanan Balkhy, Phó Tổng giám đốc bộ phận kháng kháng sinh của WHO, việc dùng thuốc kháng sinh không điều trị được COVID-19, mà còn tạo ra đề kháng giữa các vi khuẩn đã tồn tại trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, không nên lạm dụng…