Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, dịch sốt xuất huyết (SXH) bùng phát và diễn biến phức tạp khiến hàng ngàn người ở Quảng Bình mắc bệnh, đã có 3 trường hợp t.ử v.ong do dịch bệnh.
Tại Quảng Bình, tính đến cuối tháng 11, toàn địa phương này có hơn 8.000 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp đã t.ử v.ong. Mỗi ngày, các bệnh viện phải gồng mình thu dung hàng trăm trường hợp nhập viện do dịch SXH gây nên khiến các bệnh viện luôn đặt trong tình trạng quá tải.
100% bệnh viện quá tải
Theo ghi nhận của PV VietnamDaily tại Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, khoảng 2 tháng trở lại đây, bệnh viện này liên tục quá tải khi mỗi ngày tiếp nhận hàng chục trường hợp bệnh nhân bị SXH đến khám và nhập viện.
Tại khoa Nhiễm của bệnh viện, chỉ có 29 giường bệnh nhưng phải điều trị cho gần 200 trường hợp bị SXH, trong đó có 1/3 bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm đã được các bác sĩ cho về nhà điều trị.
Để tránh quá tải, bệnh viện đã phải bổ sung thêm 45 giường xếp, kê dọc hành lang, dưới chân cầu thang nhưng vẫn không đủ.
Hết chỗ, bệnh viện buộc phải đưa bệnh nhân vào các Khoa Nhi, Khoa Nội… để tiếp tục điều trị.
Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới quá tải vì dịch SXH
Bác sĩ Võ Khắc Nhật, Trưởng Khoa Nhiễm – Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, cho biết bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải, mỗi ngày có hơn 100 bệnh nhân điều trị nội trú, gần như 100% bệnh nhân phải nằm ghép đôi.
Nhiều bệnh nhân phải nằm ở khu vực hành lang, gầm cầu thang rất bất tiện trong sinh hoạt.
Các bác sĩ phải cố gắng tăng ca, thu dung bệnh nhân đến điều trị dù trong điều kiện khó khăn.
Tại huyện Quảng Ninh, tình hình SXH cũng diễn biến phức tạp. Từ đầu tháng 7 đến nay, Bệnh viện Đa khoa huyện tiếp nhận, điều trị cho gần 700 bệnh nhân SXH.
Khoa Nội – Nhi – Lây quy mô 60 giường bệnh nhưng có thời điểm có tới hơn 100 bệnh nhân điều trị, do đó người bệnh phải nằm ghép.
Bệnh viện quá tải, nhiều nhân phải ra nằm phía ngoài hành lang bệnh viện để điều trị
Bác sĩ Hồ Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh, cho biết SXH trên địa bàn bùng phát vào tháng 8, mạnh nhất là trong tháng 10 và 11, với gần 300 bệnh nhân điều trị nội trú và đặt bệnh viện trong tình trạng quá tải mỗi ngày.
“Để tiếp tục thu dung bệnh nhân điều trị, bệnh viện phải kê thêm giường ở hành lang hay dồn sang các khoa khác. Trước tình hình đó, đơn vị đã báo cáo lãnh đạo huyện, đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tích cực tuyên truyền cho nhân dân chủ động trong công tác phòng chống SXH”, bác sĩ Tiến nói.
Ngoài 2 bệnh viện trên, thì tại nhiều bệnh viện lớn ở Quảng Bình, như: Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới, BV Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình… mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân và có dấu hiệu quá tải.
Tăng cường phòng, chống “đại dịch” SXH
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, tính đến đầu tháng 11, toàn tỉnh ghi nhận 78 ổ bệnh nhỏ do dịch SXH gây ra tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố với gần 8.000 trường hợp mắc bệnh, có 3 trường hợp đã t.ử v.ong. Các địa phương có số ca mắc SXH cao ở các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và thị xã Ba Đồn.
Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, cho biết trước “đại dịch” SXH, Sở đã có văn bản báo cáo tình hình dịch lên cấp trên; đồng thời kiến nghị Cục Y tế dự phòng và Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ máy phun và hóa chất phòng chống dịch SXH.
Theo ông Cường, nguyên nhân gia tăng số ca bệnh SXH thời gian qua là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại tỉnh Quảng Bình mùa hè đến sớm, mưa nắng thất thường, nhiệt độ trung bình và lượng mưa đều tăng cao so với các năm trước đây dẫn đến véctơ truyền bệnh phát triển mạnh.
Một bệnh nhân mệt mõi vì bệnh SXH
Cùng với đó, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà trọ không được quan tâm xử lý nên phát sinh các ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh; sự chủ động phối hợp của người dân và ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao; việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt loăng quăng ở cộng đồng gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để; sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa kịp thời; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn hẹp.
Nói về giải pháp, ông Cường cho hay để hạn chế sự lây lan và phát sinh dịch bệnh SXH, các cơ sở y tế cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời và phun hóa chất diệt muỗi chủ động trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch.
Nghành y tế cũng cần tập trung đẩy mạnh công tác thu dung, điều trị cho bệnh nhân SXH theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời bảo đảm công tác vật tư, hóa chất, thuốc cho công tác phòng chống dịch tránh lây lan.
“Trước “đại dịch” SXH, tôi mong muốn toàn thể cộng đồng cùng chúng tay vào để phòng chống dịch bệnh lây lan. Đặc biệt các đoàn, thể và mọi người nên chung tay bảo vệ môi trường như phát quang bụi rậm, làm sạch cống rảnh, mương nước… và đổ tất cả các dụng cụ chứa nước sản sinh bọ gậy…” – ông Cường nói.
Theo bác sỹ Huỳnh Công Hùng, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình, cho biết trước tình hình SXH bùng phát, đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống và chỉ đạo các trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã thực hiện kế hoạch diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi.
Hồng Hải
Theo vietnamdaily
Dịch sốt xuất huyết hoành hành tại miền Trung
Hơn 62.000 người ở miền Trung mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) trong 10 tháng đầu năm 2019, tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ. Đáng lo ngại, SXH hiện nay không còn diễn biến theo chu kỳ mà xuất hiện quanh năm, với những diễn biến khó lường khi đã có 8 trường hợp bệnh nhân t.ử v.ong được ghi nhận.
Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới quá tải bệnh nhân. Ảnh: Minh Phong
Người dân lo âu, bệnh viện quá tải
Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới (Quảng Bình) chỉ có 29 giường bệnh nhưng phải điều trị gần 200 trường hợp SXH, dù 1/3 bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm đã về nhà điều trị. BS Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình, cho biết, tất cả các huyện, thị xã của địa phương đều xuất hiện ổ dịch SXH với 10.370 người mắc bệnh và 3 trường hợp t.ử v.ong.
Các giường bệnh hầu như phải nằm ghép đôi vì bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh SXH tăng mạnh. “Số người mắc bệnh SXH tại địa phương tăng gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2018 khiến tình hình kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn”, BS Đỗ Quốc Tiệp cho biết.
Tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam), bình quân mỗi ngày có khoảng 100 – 150 ca nhập viện. BS Trần Công Ân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, nhìn nhận, chưa năm nào bệnh SXH lại kéo dài dai dẳng và diễn biến phức tạp như năm nay. Đặc biệt, chuẩn bệnh năm nay cũng độc và nặng hơn, nguyên nhân có thể do thời tiết thay đổi và công tác phòng chống dịch không tốt. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đều quá tải do bệnh nhân mắc SXH tăng đột biến, phải kê thêm giường để bệnh nhân nằm ngoài hành lang điều trị.
BS Trần Quang Hợp, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên – Huế) thông tin, từ tháng 7 đến nay, số ca mắc SXH tại địa phương tăng hơn 1.000 trường hợp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ca mắc SXH cao hơn các năm trước. Đầu tiên là do virus gây bệnh SXH bắt đầu xuất hiện tuýp mới và lưu hành tại nhiều nơi, tăng khả năng gây bệnh cho những người chưa miễn dịch với loại virus này.
Tại “điểm nóng” Hoài Nhơn (Bình Định), dịch SXH diễn biến dai dẳng từ đầu năm 2019, và đến mùa mưa năm nay thì tăng lên và càng phức tạp hơn. Hiện địa phương này đã có 1.300 trường hợp bị SXH và các cơ sở y tế, bệnh viện tại đây vẫn liên tục tiếp nhận bệnh nhân mắc SXH. Ông Trần Văn Nghĩa (58 t.uổi), người dân ở thôn Thiện Chánh 2 (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) lo lắng: “Mấy tháng nay gần nhà tôi có đến 5-6 người mắc SXH phải chuyển vào bệnh viện điều trị nên người dân nơi đây lo lắng lắm! Nhất là trong điều kiện mưa nắng thất thường này, muỗi được đà sinh sôi phát triển mạnh nên chúng tôi cứ phải sống trong thấp thỏm lo âu”.
Chị Nguyễn Thị Oanh (34 t.uổi, phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn) lo lắng: “Dịch SXH đang hoành hành, nhà tôi ở trong hẻm sâu lại có con nhỏ nên rất lo. Ban ngày luôn phải đóng bít cửa vì sợ muỗi vào đốt con phát bệnh. Ngủ nghỉ đều phải mùng mền kín mít, cuộc sống rất bí bách và ám ảnh không yên. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, công việc của chúng tôi”.
Nỗ lực chống dịch
Giải thích về căn nguyên khiến dịch SXH bùng phát mạnh trong năm nay, Cục Y tế dự phòng cho biết, các biện pháp chống dịch đã “tung ra hết” nhưng SXH vẫn tăng, một phần do chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và đề phòng muỗi đốt. Trong khi đó, các công trình xây dựng mọc lên ở nhiều nơi với nhiều ổ nước đọng làm phát sinh lăng quăng và muỗi. Còn tại gia đình, muỗi gây SXH có thể sinh sôi từ các lọ chứa nước trồng cây thủy sinh, dụng cụ chứa nước trong nhà.
Tại TP Quy Nhơn, TX An Nhơn (Bình Định) từ sau cơn bão số 6 đến nay vẫn tiếp tục xảy ra mưa diện rộng nên gây gián đoạn đến công tác dọn dẹp vệ sinh, rác thải sau mưa bão. Nhiều điểm dân cư bị ngập nước lâu ngày, rác thải chất đống nhiều ngày chưa kịp dọn dẹp đang phát sinh lăng quăng.
Ông Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, cho biết, dịch SXH tăng theo cấp số nhân nên địa phương phải tập trung ưu tiên để kiểm soát, dập dịch. Sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn mở chiến dịch phun hóa chất diệt lăng quăng trong toàn huyện. Tuy nhiên, trong điều kiện nắng mưa thất thường, rất khó để kiểm soát được dịch bệnh. Các chiến dịch diệt lăng quăng đều không đạt hiệu quả, trong khi trời vẫn tiếp tục mưa.
Trước diễn biến phức tạp dịch SXH, gần 100 sinh viên trường ĐH Y dược Huế đã phối hợp Trạm y tế xã Hương Vinh (Thừa Thiên – Huế) tổ chức tuyên truyền, vận động người dân diệt bọ gậy. Sinh viên chia từng nhóm đến các thôn đang lưu hành dịch SXH kiểm tra, giám sát các chỉ số bọ gậy, vệ sinh môi trường, thu gom rác, các vật phế thải chứa nước ở khu vực; đồng thời lồng ghép nội dung tuyên truyền vận động giúp người dân nâng cao nhận thức với thông điệp “Không có lăng quăng, bọ gậy là không có SXH”. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp 900 triệu đồng để hỗ trợ dập dịch SXH.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Pasteur Nha Trang, các tỉnh ở khu vực Nam Trung bộ đang báo động đỏ về dịch SXH là Khánh Hòa (gần 10.000 ca), Ninh Thuận (trên 6.000 ca), Bình Định (trên 5.600 ca), Phú Yên (gần 4.000 ca)… Đặc biệt, do điều kiện thời tiết phức tạp đã tạo điều kiện cho bệnh SXH bùng phát mạnh, công tác chống dịch ở các địa phương hiện chỉ ở mức kiểm soát, không thể chặt đứt được dịch.
Theo SGGP