CDC Quảng Bình chuẩn bị thuốc, vật tư y tế, lực lượng hỗ trợ huyện miền núi Minh Hóa kiểm soát, ngăn chặn điều trị triệt để các ổ bệnh ghẻ trên địa bàn.
Ngày 9/4, bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức khám và cấp phát thuốc phòng, chống bệnh ghẻ và các loại dịch bệnh theo mùa cho bà con đồng bào ở huyện miền núi Minh Hóa.
Tại xã Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa xuất hiện lượng lớn người dân bị bệnh ghẻ.
Theo đó, sau khi có thông tin tại xã Dân Hóa xuất hiện lượng lớn người dân bị bệnh ghẻ, với các triệu chứng viêm, loét, n.hiễm t.rùng ngoài da, lãnh đạo CDC Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị thuốc, vật tư y tế, lực lượng y bác sĩ, dược sĩ tiến hành hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Minh Hóa kiểm soát, ngăn chặn điều trị triệt để các ổ bệnh ghẻ trên địa bàn.
Trong 2 ngày (8-9/4), đội ngũ y tế khám và hướng dẫn chữa bệnh ghẻ cho hơn 800 người dân trên địa bàn 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa.
CDC Quảng Bình chuẩn bị lượng lớn thuốc phòng, chống dịch cấp phát cho người dân dự phòng điều trị, nâng cao sức đề kháng đối với các loại dịch bệnh theo mùa.
Cán bộ, y bác sĩ của CDC Quảng Bình tiến hành khám, tư vấn điều trị ghẻ cho người dân.
Theo BS. Đỗ Quốc Tiệp, bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng ghẻ xâm nhập trên da gây ra các tổn thương, gây ngứa. Một số biểu hiện thường thấy của bệnh ghẻ là ngứa, có thương tổn đỏ, bong vảy da, có nốt sần đóng vảy ở các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
Bệnh ghẻ rất dễ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da hoặc do dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người bị ghẻ… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người. Căn bệnh này không khó chữa, nếu người dân tuân thủ hướng dẫn điều trị của cán bộ y tế.
Người dân được cấp thuốc điều trị ghẻ và thuốc dự phòng điều trị, nâng cao sức đề kháng đối với các loại dịch bệnh theo mùa.
Giải pháp hữu hiệu để phòng, chống bệnh ghẻ là người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở sạch sẽ. Người dân cần giặt, phơi quần áo, chăn màn, đồ dùng của người bệnh ngoài trời nắng hoặc hấp, luộc kỹ bằng nước sôi trước khi phơi, không dùng chung quần áo, không ngủ chung với người bệnh.
BS. Tiệp khuyến cáo, nếu người dân bị bệnh ghẻ hoặc nghi ngờ mắc bệnh này cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Đầu tư, phát triển kỹ thuật y tế chuyên sâu
Được xem là trung tâm y tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thời gian qua, ngành y tế thành phố đã không ngừng đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Ngoài việc mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các kỹ thuật y tế chuyên sâu liên tục được triển khai, ứng dụng. Những đề án, chương trình đào tạo chuyên môn, liên kết, hợp tác được các cơ sở y tế trên địa bàn phối hợp thực hiện có hiệu quả.
Việc đầu tư kỹ thuật y tế chuyên sâu giúp các cơ sở y tế tuyến dưới nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. TRONG ẢNH: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà. Ảnh: PHAN CHUNG
Tham gia Đề án Bệnh viện vệ tinh từ năm 2019, đến nay Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đã làm chủ được nhiều kỹ thuật y tế được chuyển giao từ tuyến trên như phẫu thuật các bệnh lý tuyến giáp; phẫu thuật chấn thương hàm mặt; phẫu thuật nội soi mũi xoang; phẫu thuật cắt tử cung toàn phần và bán phần; phẫu thuật nội soi phụ khoa…
Tháng 7-2023, đơn vị tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Mở rộng mạng lưới đơn vị vệ tinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 – 2025” theo Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 1-7-2023 của UBND thành phố Đà Nẵng. Theo đó, giai đoạn 2023-2025, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà được phê duyệt 11 nội dung đăng ký về nhu cầu đào tạo thực hành, 11 nội dung kỹ thuật đăng ký chuyển giao với bệnh viện hạt nhân là Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng với tổng số lượt đào tạo là 18 bác sĩ.
Bác sĩ Dương Quốc Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Sơn Trà cho biết, Đề án Bệnh viện vệ tinh triển khai, tổ chức hợp lý, kịp thời giúp các đơn vị y tế tuyến dưới tiếp nhận, tiến tới làm chủ các kỹ thuật y tế cần thiết.
“Thời gian qua, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà được thành phố tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị. Việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn là điều cần thiết trong bối cảnh này, vừa góp phần giảm tải áp lực cho tuyến trên, vừa nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Trung bình mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận khám, điều trị trên dưới 1.000 lượt, trong đó nội trú dao động từ 240-280 bệnh nhân”, bác sĩ Khánh cho biết thêm.
Xuất phát từ lợi ích “kép” là giảm tải tuyến trên, nâng cao năng lực tuyến dưới, Đề án Bệnh viện vệ tinh nhận được sự hưởng ứng của các cơ sở y tế tuyến dưới. Trong những năm qua, nhiều kỹ thuật y tế chuyên sâu thông qua đề án được thực hiện có hiệu quả tại nhiều địa phương. Theo bác sĩ Trần Thiện Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ, đây là hoạt động chuyên môn hết sức cần thiết, trong bối cảnh các đơn vị y tế cơ sở cần nâng cao chất lượng dịch vụ.
“Tuyến y tế quận, huyện cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ và sự phát triển của nhiều cơ sở y tế tư nhân. Tự nâng cấp, làm mới mình bằng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và kỹ thuật chuyên sâu là cách giữ chân, thu hút và phục vụ người bệnh bền vững và hiệu quả nhất”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Đối với bệnh viện tuyến trên, kế hoạch phát triển chuyên môn cũng tập trung vào các kỹ thuật, phương pháp mới. Trong năm 2023, sau thời gian dài chuẩn bị, lần đầu tiên Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân cho bệnh nhân đau tủy xương. Để thực hiện được ca ghép thành công, ngoài sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ thuật được chuyển giao, trang thiết bị máy móc, có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các khoa như: Nội thần kinh – Cơ xương khớp – Huyết học lâm sàng; Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng, Dược, Hồi sức tích cực – chống độc, Chẩn đoán hình ảnh… Ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân là phương pháp lấy tế bào gốc của chính người bệnh ghép lại cho người bệnh.
“Đây là bước tiến mới trong việc làm chủ kỹ thuật y tế chuyên sâu, mở ra hướng đi mới và hy vọng chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính”, bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết. Ngoài kỹ thuật này, Bệnh viện Đà Nẵng cũng tiếp tục triển khai 2 ca ghép thận thành công; phê duyệt 61 dịch vụ kỹ thuật mới như: phẫu thuật dị dạng xương ức lồi, lõm ở t.rẻ e.m; phẫu thuật lấy bỏ vùng gây động kinh bằng đường mở nắp sọ; ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân, đo điện não đồ video; điều chế khối bạch cầu gạn tách bằng máy tách tế bào tự động từ một người hiến m.áu…
Trong khi đó, tại Bệnh viện Ung bướu, trong năm 2023 đơn vị triển khai 10 kỹ thuật mới, trong đó phải kể đến kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch cho mỗi dấu ấn PD-L1 (SP263), ALK-D5F3 trong ung thư phổi; Phẫu thuật cắt ung thư hàm mặt có nạo vét hạch dưới hàm, hạch cổ và tạo hình bằng vạt từ xa; Cắt hớt niêm mạc ống tiêu hóa điều trị ung thư sớm; Phẫu thuật nội soi bơm dây thanh… “Cùng với việc giải quyết những khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, bệnh viện chủ động hợp tác đào tạo trong nước, quốc tế, thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh với tuyến trên. Việc tham gia đào tạo tiến tới làm chủ những kỹ thuật mới luôn được triển khai hằng năm với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh”, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng cho biết.
Theo bác sĩ Trần Thanh Thủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế, nhiều năm qua ngành y tế thành phố luôn phát triển theo định hướng đa khoa mạnh, chuyên khoa sâu, trong đó tập trung đào tạo, làm chủ các kỹ thuật y tế chuyên sâu. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động khám, chữa bệnh, chú trọng phát triển kỹ thuật y tế chuyên sâu theo hướng hội nhập khu vực, nhằm tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn thành phố được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, hiện đại. “Để làm được điều này, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, ngành y tế cũng tập trung đầu tư cho yếu tố con người. Các đề án thu hút, tuyển dụng nhân viên y tế với các chính sách ưu đãi được thực hiện để bổ sung nguồn nhân lực cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Đây là cơ sở quan trọng để ngành thu hút, tuyển dụng những vị trí việc làm phù hợp theo từng đơn vị, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng ngành y tế trong giai đoạn tiếp theo”, bác sĩ Thủy cho biết.