Quảng Ninh: Người đàn ông t.ử v.ong do ăn hàu sống

Sau khi ăn hàu sống tại nhà, người đàn ông nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng, sốt cao, sau đó rất nhanh tụt huyết áp và nổi ban nhiều trên da.

BSCKI. Hoàng Thăng Vân, Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh ngày 27/9 cho biết, ngày 24/9 bệnh viện tiếp nhận một người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ( tả biển) do ăn hàu sống.

Người đàn ông 65 t.uổi, trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Gia đình cho hay, sau khi ăn hàu tại nhà, người bệnh nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều, sốt cao, mệt nhiều. Sau đó, ông rất nhanh tụt huyết áp, sốt cao, nổi ban nhiều trên da.

Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện điển hình của bệnh lý n.hiễm t.rùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Dù được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực nhưng người đàn ông đã không qua khỏi.

Tình trạng của người bệnh khi bị vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tấn công (Ảnh: BVCC)

Qua kết quả xét nghiệm cấy m.áu cho thấy người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển). Đây là loại vi khuẩn gây viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Vi khuẩn này sống kí sinh trong hải sản như: cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà,… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.

Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh nhiễm vi khuẩn tả biển, người dân không ăn hải sản sống hoặc tái hoặc hải sản bị hỏng, c.hết; ăn chín, uống sôi; ngoài ra lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một người đi cấp cứu sau khi ăn sam

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhân cấp cứu sau khi ăn sam với tình trạng nguy kịch.

Ảnh minh họa

Theo đó ngày 8/4, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân là phụ nữ (31 t.uổi) có triệu chứng nổi mẩn đỏ toàn thân, ngứa vùng mặt, tức ngực, khó thở sau khi ăn sam biển.

Sau đó, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm mao mạch dị ứng sau khi ăn sam, tình trạng nguy kịch phải súc rửa dạ dày ngay. Khoảng một giờ sau, tình trạng bệnh nhân ổn định trở lại.

Được biết, con sam biển (tên khoa học Tachypleus tridentatus) thường phân bố vùng ven biển, sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau. Mỗi cặp sam thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là chính.

Sam trưởng thành nặng 1.5-2 kg. Chúng có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20 cm), dưới bụng có tám chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng 1 kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng bằng nửa sam cái. Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác.

Sam vốn là thức ăn ngon và bổ nên rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, người dân cần thận trọng khi ăn sam nói riêng và hải sản nói chung, đặc biệt là những hải sản lạ, bởi dễ gây dị ứng, ngộ độc, nhất là những người có t.iền sử dị ứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *