Quý ông bị viêm phổi nghiêm trọng chỉ vì thay đổi loại chăn này để đắp vào mùa đông

Chăn lông vũ có thể giúp bạn cảm thấy ấm áp và thoải mái vô cùng khi nằm ngủ mỗi đêm mùa đông. Nhưng theo một nghiên cứu trường hợp mới, những chiếc chăn lông vũ có thể không dành cho tất cả mọi người.

Một báo cáo mới được công bố vào thứ 2 trên BMJ Case Reports cho biết, một người đàn ông 43 t.uổi không bao giờ hút thuốc bỗng rơi vào tình trạng khó chịu, mệt mỏi, khó thở kéo dài trong 3 tháng. Khi đến bác sĩ thăm khám, anh được chẩn đoán bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp dưới. Sau khi chẩn đoán và dùng thuốc, anh thấy tình trạng cải thiện. Nhưng đáng tiếc, vài tuần sau đó, các triệu chứng lại trở nên trầm trọng hơn.

“Lên lầu để đi ngủ khiến tôi tốn đến 30 phút vì phải nghỉ một lần giữa hai lượt cầu thang để lấy sức”, quý ông 43 t.uổi chia sẻ. Tình trạng sức khỏe không ổn định nên anh đành phải nghỉ làm, dành phần lớn thời gian ở nhà chỉ để ngủ.

Quay trở lại gặp bác sĩ, anh được chụp X-quang ngực và CT. Lúc này, các bác sĩ mới nhận thấy tình trạng viêm phổi nặng. Để xác định nguyên nhân, các bác sĩ đã hỏi anh về lối sống và những thay đổi trong lối sống gần đây. Tất cả chẳng có gì đáng ngờ cho đến khi anh ta nói mới nhận chăn gối lông vũ để thay cho bộ chăn gối tổng hợp trước đó.

Lông vũ có thể gây viêm phổi như thế nào?

Theo báo cáo trường hợp, bệnh nhân bị viêm phổi quá mẫn (HP), một phản ứng cực kỳ nhạy cảm của phản ứng miễn dịch của cơ thể với chất kích hoạt bên ngoài. Trong trường hợp này, bụi hữu cơ từ lông vũ gây viêm trong túi khí của phổi và đường hô hấp.

Thực tế, đồ dùng làm từ lông vũ gây viêm phổi cho con người là chuyện không quá mới mẻ. Theo giới chuyên gia nhận định, đã có một số ít trường hợp được báo cáo trong những năm qua theo thống kê của một bài báo năm 2010 trong Lưu trữ Quốc tế về Dị ứng và Miễn dịch học.

Theo báo cáo trường hợp, bệnh nhân bị viêm phổi viêm phổi quá mẫn cảm (HP), một phản ứng cực kỳ nhạy cảm của phản ứng miễn dịch của cơ thể với chất kích hoạt bên ngoài.

Lông vũ dẫn đến tình trạng viêm phổi thường có những triệu chứng như thế nào?

Thật không may, các triệu chứng không đặc hiệu và có thể xảy ra vài giờ sau khi tiếp xúc, hoặc mất nhiều năm. Chúng có thể bao gồm từ các triệu chứng khó chịu toàn thân và các triệu chứng giống cúm như đổ mồ hôi ban đêm, ho khan, giảm cân và sốt. Do đó, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp bỏ qua nguyên nhân bệnh nhân bị viêm phổi do dùng đồ làm từ lông vũ.

Do tính không đồng nhất, không đặc hiệu, các nhà khoa học khẳng định khó chẩn đoán tình trạng bệnh viêm phổi do lông vũ gây ra. Do đó, trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, các bác sĩ nên hỏi họ về việc có vật nuôi sống trong nhà không cũng như có sử dụng đồ dùng nào làm từ lông động vật hay không. Thêm nữa, mặc dù xét nghiệm m.áu là cách tốt nhất để chẩn đoán, nhưng điều quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải lấy lịch sử thực sự chi tiết của bệnh nhân để tìm ra căn nguyên của dị ứng.

Lông vũ có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi.

Điều trị cho người bị viêm phổi do tiếp xúc chăn lông vũ

Theo nghiên cứu trường hợp, chỉ cần loại bỏ những chiếc chăn lông vũ ra khỏi giường là người đàn ông kia đã loại bỏ những triệu chứng của mình nhanh chóng. Các triệu chứng của ông đã cải thiện nhanh chóng trong tháng đầu tiên, ngay cả trước khi bắt đầu dùng corticosteroid đường uống. Sau 6 tháng, anh cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

Thông qua trường hợp, giới chuyên gia cảnh báo thói quen sử dụng chăn lông vũ khi mùa đông đến ở nhiều người. Một nghiên cứu công bố vào năm 2012 cũng cho thấy, sử dụng chăn gối lông vũ nhân tạo có thể khiến bệnh hen suyễn trở nặng. Do đó, mọi người cần hết sức cảnh giác khi sử dụng loại chăn này.

Theo helino

Nhiều trẻ nhập viện vì viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần do thay đổi thời tiết, bác sĩ khuyến cáo những dấu hiệu cha mẹ cần đưa con đi khám

Bệnh viêm đường hô hấp rất hay tái phát vào thời điểm chuyển mùa. Đây là một bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp có thể khiến trẻ nguy hiểm tính mạng nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Nhiều trẻ bị viêm phổi tái đi, tái lại nhiều lần

Theo khoa Nhi Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong 2 tuần trở lại đây, số lượng trẻ nhập viện do viêm phổi tăng cao, chiếm 30% tổng số trẻ nhập viện. Trong đó, nhiều trường hợp trẻ bị viêm phổi tái đi, tái lại nhiều lần.

Đó trường hợp bé Nguyễn Văn Trọng (TP. Bà Rịa) chưa đầy 1 t.uổi nhưng đã phải nhập viện điều trị bệnh viêm phổi đến 3 lần. Anh Nguyễn Văn Thảnh, bố của bé cho hay: “Cứ mỗi đợt mưa xuống, trời trở lạnh là bé lại bị viêm hô hấp rồi chuyển sang viêm phổi, nhưng lần này là nặng nhất. Bé dùng kháng sinh liên tục 4 ngày rồi mà vẫn còn khò khè, ho nhiều, khó ngủ”.

Theo bác sĩ Vương Quang Thắng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bà Rịa bệnh viêm phổi ở trẻ không khó theo dõi và điều trị, song với trẻ nhũ nhi (dưới 2 t.uổi) rất dễ dẫn đến suy hô hấp nếu không được sự giám sát theo dõi chặt chẽ của cơ sở điều trị và gia đình.

Điều đáng nói, thời điểm này, do ảnh hưởng của thời tiết giao mùa, trẻ rất dễ bị viêm hô hấp trên, khi đề kháng trẻ yếu dễ dẫn đến bội nhiễm. Nếu cha mẹ không chú ý tới, để lâu không đưa trẻ đi chữa trị kịp thời, trẻ dễ bị biến chứng sang viêm phổi. Hơn nữa, trẻ sống trong môi trường có khói t.huốc l.á, không khí ô nhiễm, sử dụng thiết bị điều hòa, quạt máy không hợp lý cũng khiến trẻ dễ bị viêm phổi tái đi, tái lại nhiều lần. Thông thường thì bệnh nhi viêm phổi nằm viện để điều trị kháng sinh khoảng từ 5-7 ngày; với trường hợp nặng hơn có thể điều trị trên 10 ngày.

Theo bác sĩ Vương Quang Thắng viêm phổi là bệnh không lây nhiễm, nhưng virus và vi khuẩn gây bệnh viêm phổi có thể lây từ người này sang người khác. Do đó, tốt nhất bạn hãy giữ trẻ tránh xa bất kỳ ai có các dấu hiệu bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa đến viện sớm

Theo bác sĩ Vương Quang Thắng để giúp trẻ phòng bệnh viêm phổi, phụ huynh cần phải lưu ý những vấn đề như giữ ấm cho trẻ, vì cơ thể trẻ dễ mất nhiệt, nhiễm lạnh. biến chứng nặng hơn, hoặc làm sai lệch triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, khi cho trẻ đi chơi, cha mẹ cần chú ý đến cách giữ ấm, đeo khẩu trang phòng, tránh bụi cho trẻ. Cha mẹ cho trẻ đi tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa chủng cúm gây biến chứng viêm phổi.

Về dinh dưỡng, trẻ cần được bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng, các thực phẩm giàu vitamin A, bổ sung kẽm, uống các loại nước ép giàu vitamin C tự nhiên như cam, chanh, bưởi… Khi trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ngày 3-5 lần.

Có thể sử dụng một số loại si rô ho thảo dược chiết xuất từ tần dày lá (húng chanh), vỏ quýt chưng gừng tươi với đường phèn cho trẻ uống. Nếu trẻ sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt và lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm. Cha mẹ chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc súp và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Vương Quang Thắng sau 2-3 ngày mà trẻ vẫn không thấy đỡ, hoặc trẻ có những dấu hiệu bất thường như trẻ lờ đờ, không chơi đùa hoạt bát khi hết sốt, không chịu ăn uống, sốt cao, nôn ói… phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị, không nên tự ý dùng thuốc, phòng trường hợp bệnh trẻ trở nặng dẫn đến biến chứng nặng hơn, hoặc làm sai lệch triệu chứng của bệnh.

Trẻ bị viêm phổi thường có dấu hiệu như:

– Trẻ ho vừa đến nặng;

– Thở nhanh liên tục trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng t.uổi), trên 50 lần/phút (2 tháng- 1 t.uổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 t.uổi) (đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức, dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút);

– Trẻ thở gắng sức: Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực;

– Trẻ sốt vừa đến sốt cao;

– Đau ngực, không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho; nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho;

– Tím tái quanh môi và ở mặt do thiếu ôxy; thở rít…

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *