Quy tắc an toàn với nắng

Ánh nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, hỗ trợ sự phát triển của hệ xương. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng, tắm nắng cần được lưu ý để tránh tổn thương da, tăng nguy cơ ung thư da.

SHUTTERSTOCK

Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, ăn uống đủ chất, sống ở một quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, việc tiếp xúc ánh nắng trong điều kiện lao động, sinh hoạt bình thường đã đủ cho nhu cầu tổng hợp vitamin D của cơ thể, do vậy việc tắm nắng có thể không nhất thiết. Tắm nắng thường được khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển cơ thể hoặc những người rất ít tiếp xúc ánh nắng, thiếu hụt vitamin D…

Để an toàn cho da và sức khỏe, đặc biệt trong mùa nắng nóng, Th.S-BS Trịnh Minh Trang, Phó trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội), lưu ý nếu tắm nắng không đúng cách, đúng chỉ định sẽ gây hại cho da như: gây bỏng da, lão hóa da, tăng nguy cơ ung thư da, tổn thương mắt…

Mùa hè mọi người có thói quen đi bơi, tắm biển, tiếp xúc nhiều với nắng. Do đó, nên lưu ý lựa chọn thời điểm và các sản phẩm hỗ trợ để giảm các tác động không tốt từ ánh nắng gay gắt. Tránh tắm biển vào thời điểm nắng gắt, giữa ngày và tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng trong thời gian dài. Sử dụng kem chống nắng đúng cách khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Sử dụng sản phẩm chống nắng không thấm nước khi bơi, khi chơi các trò chơi dưới nước.

Các biện pháp che chắn như: mũ, nón, kính râm, áo choàng… không bao giờ thừa, ngay cả khi đã dùng các sản phẩm chống nắng ( ảnh ). Lưu ý cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể để giảm tác hại của ánh nắng.

Không có quy tắc chung cho việc tắm nắng, tuy nhiên chúng ta cần lưu ý: Chỉ nên tắm nắng trong thời gian khoảng 5 – 15 phút/ngày. Không sử dụng các sản phẩm chống nắng có tác dụng ngăn tia UVB khi tắm nắng. Tránh tắm nắng vào thời điểm nắng gắt vì có thể gây bỏng nắng. Làn da sẫm màu cần tắm nắng trong thời gian lâu hơn làn da sáng màu. Che chắn mắt kỹ càng để tránh tác hại của tia UV tới mắt.

Những người có cơ địa dị ứng ánh nắng, mắc một số bệnh tự miễn, cần tr ánh nắng như lupus ban đỏ hệ thống, ung thư da, hoặc đang sử dụng các thuốc tăng nhạy cảm ánh nắng thì không nên tắm nắng.

Lạm dụng chất khử trùng tay có thể gây hại

Trong đại dịch COVID-19, việc sử dụng chất khử trùng tay trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất khử trùng này có thể gây hại.

Việc sử dụng nước rửa tay và các sản phẩm làm sạch kháng khuẩn và kháng virrus khác đã tăng vọt kể từ khi đại dịch bắt đầu và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, việc lạm dụng các chất khuer trùng này có thể tạo ra các vấn đề đối với sức khỏe con người và môi trường.

Theo đó, nước rửa tay chủ yếu bao gồm cồn: Ethanol hoặc isopropanol. Ở nồng độ 60-95% có thể gây độc nếu sử dụng không đúng cách. Việc sử dụng lặp đi lặp lại các chất khử trùng tay chứa cồn cũng góp phần vào sự phát triển của siêu vi khuẩn kháng thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chủng vi khuẩn đã trở nên dung nạp với chất khử trùng tay.

Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn quá thường xuyên có thể làm tổn thương da và nứt nẻ, đây có thể là cửa ngõ dẫn đến n.hiễm t.rùng. Thuốc khử trùng cũng sẽ t.iêu d.iệt vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh vật trên da.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *