Rau dền có hàm lượng canxi và sắt cao nhất trong các loại rau, nhưng nếu không dùng đúng cách có thể gây hại khôn lường cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Rau dền có chất dinh dưỡng khá nhiều như chứa các loại protit, lipit, gluxit, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt, canxi cao nhất trong các loại rau tươi. Tuy nhiên, rau dền có nhiều tác dụng phụ, nếu dùng không đúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Những tác dụng của rau dền đối với sức khỏe
Giảm cholesterol: Rau dền có khả năng làm giảm cholesterol. Ngoài ra, tocotrienols, một loại vitamin E, trong rau dền cũng giúp làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.
Ngăn chặn huyết áp cao: Theo The Health Site, rau dền chứa nhiều kali và magiê, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Do có, rau dền giúp cơ thể kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp, đột quỵ.
Ngăn ngừa ung thư: Đặc tính chống ung thư là do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine có trong rau dền. Chúng giúp chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư.
Rau dền có khả năng làm giảm cholesterol. Ngoài ra, tocotrienols, một loại vitamin E, trong rau dền cũng giúp làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành. Ảnh minh họa: Internet
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn rau dền thường xuyên giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm táo bón, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Tốt cho người thiếu m.áu: Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Bởi vậy, loại rau này rất có lợi cho bệnh nhân thiếu m.áu.
Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng: Rau dền là một phương thuốc hữu hiệu làm giảm các biến chứng răng miệng như đau, sưng lợi, viêm họng hay viêm loét miệng.
Những lưu ý khi ăn rau dền
Rối loạn dạ dày
Hàm lượng chất xơ trong rau dền, khi ăn quá nhiều, có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, tạo thành hơi trong bụng, co thắt dạ dày và thậm chí táo bón. Trong khi kết hợp rau dền vào chế độ ăn hàng ngày, hãy đảm bảo thực hiện từ từ vì việc bổ sung đột ngột có thể cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Nó thậm chí có thể gây tiêu chảy trong một số trường hợp.
Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng sự hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời., những người này nếu ăn nhiều rau dền dễ hình thành các sỏi oxalate, gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Sỏi thận
Lượng lớn purin trong rau dền có thể gây hại cho sức khỏe của thận. Các hợp chất hữu cơ này được chuyển đổi thành axit uric khi tiêu hóa, có thể làm tăng mức độ kết tủa của canxi trong thận. Hệ quả là, cơ thể có thể hình thành sỏi thận rất khó chịu và đau đớn.
Bệnh gút
Hàm lượng purin cao trong rau dền có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, có thể gây viêm, sưng và đau khớp. Nếu bạn đã bị viêm khớp do gút, thì bạn nên hạn chế ăn rau dền.
Dị ứng
Hàm lượng histamin trong rau dền có thể gây dị ứng nhẹ. Mặc dù rất hiếm, dị ứng qua trung gian immunoglobulin E (IgE) với rau dền đã được thấy ở một số trường hợp.
Răng thô ráp
Ăn quá nhiều rau dền có thể khiến răng bạn mất đi sự bóng sáng trên bề mặt của nó. Axit oxalic có trong lá rau dền hình thành những tinh thể nhỏ không tan trong nước. Đó là những tinh thể có thể khiến răng trở nên thô ráp hoặc sần sùi. Sự thô ráp này là không vĩnh viễn và sẽ hết sau vài giờ hoặc sau khi đ.ánh răng.
Lượng lớn purin trong rau dền có thể gây hại cho sức khỏe của thận. Các hợp chất hữu cơ này được chuyển đổi thành axit uric khi tiêu hóa, có thể làm tăng mức độ kết tủa của canxi trong thận. Hệ quả là, cơ thể có thể hình thành sỏi thận rất khó chịu và đau đớn. Ảnh minh họa: Internet
Tránh ăn rau dền với quả lê
Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn cùng dễ gây nôn. Ngoài ra, mọi người không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp có thể gây sốt.
Người bị tiêu chảy không nên ăn
Theo các chuyên gia, rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng…
Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận không nên ăn
Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng sự hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời., những người này nếu ăn nhiều rau dền dễ hình thành các sỏi oxalate, gây hại sức khỏe.
Không ăn cùng thịt ba ba
Đặc biệt, không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, việc 2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây độc. Gặp trường hợp này, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
Không hâm lại nhiều lần
Rau dền nấu chín không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
Ăn như thế nào để không sợ sỏi mật?
Một số bằng chứng khoa học cho thấy bổ sung thường xuyên vitamin C cũng giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Hoàng Thiên Q. (hoangthi…@gmail.com), hỏi: Cha và anh trai tôi đều từng bị sỏi mật, riêng cha tôi đã phải phẫu thuật để lấy sỏi ra. Một vài người bạn tôi cũng bị bệnh này. Tôi nghe nói sỏi mật liên quan nhiều đến cách mình ăn uống. Ăn đúng cách thì phòng bệnh, sai cách thì gây bệnh, có đúng không? Tôi nên làm gì để phòng ngừa?
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:
Sỏi mật chủ yếu hình thành do sự kết tụ của các thành phần trong dịch mật khi nồng độ của chúng quá mức bão hòa: Muối mật, bilirubin, cholesterol… Sỏi cholesterol chiếm khoảng 80% các trường hợp bị sỏi mật, do vậy điều chú ý đầu tiên là nên bảo đảm không ăn quá nhiều món giàu cholesterol.
Các món ăn khiến bạn dễ bị tăng cholesterol “xấu” có thể kể đến là mỡ động vật, các món ăn từ nội tạng (tim, gan, lòng…), các món ăn ngọt, các món được chế biến quá nhiều dầu mỡ hay quá nhiều tinh bột. Trái lại, ăn nhiều rau, củ, quả, thường xuyên các món ăn có chất nhầy (chất xơ hòa tan) như mướp hương, đậu bắp, mồng tơi, rau đay, rau dền… sẽ giúp giảm cholesterol hiệu quả.
Loại chất béo nên dùng để nấu ăn là chất béo thực vật như dầu – bơ đậu phộng, chất béo từ các loại hạt, dầu oliu… Riêng chất béo từ cá (nhất là các loại cá dầu như cá thu, cá ngừ, cá trích…) tuy là chất béo động vật nhưng vẫn được xếp loại chất béo tốt.
Cách ăn giảm cholesterol có lợi cho cả người đã bị sỏi mật, vì giúp giảm gánh nặng cho túi mật, hạn chế cơn đau do sỏi mật và ngăn ngừa sỏi gia tăng kích thước.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy bổ sung thường xuyên vitamin C cũng giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật.
Ngoài ra, bạn nên ăn đúng bữa trong ngày, không ăn dồn ít bữa nhưng mỗi bữa quá nhiều đồ ăn. Ăn dồn khiến túi mật làm việc quá tải, đồng thời khiến dịch mật trở nên đặc hơn, cholesterol dễ kết tinh thành sỏi. Đó là lý do người bị sỏi mật được khuyên nên chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ.
Theo nguoilaodong