Rau má có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Với một số đối tượng, ăn rau má có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Rau má là loại rau đã được nghiên cứu nhiều ở nước ta và trên cả thế giới vì đặc tính quý giá của nó. Tại Việt Nam, công dụng của rau má vô cùng phong phú, có thể kể một số công dụng đặc trưng như:
Giải nhiệt
Rau má giúp giải quyết chứng nóng nảy bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
Bạn có thể dùng rau má tươi 30 – 100g giã hoặc xay lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận hãy chần qua nước sôi). Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rau má với rau sam và kinh giới.
Giải độc
Theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, nếu ăn nhầm lá ngón, nấm độc hay bị say sắn thì hãy dùng 250g rau má và 250g rễ rau muống để giã nát, hòa với nước sôi uống để giải độc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng cách này để sơ cứu, sau đó hãy đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa: Internet
Cầm m.áu
Rau má có công dụng cầm m.áu trong các trường hợp như ra m.áu chân răng, ra m.áu cam, thổ huyết, đi tiểu ra m.áu, đại tiện ra m.áu vì kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Cũng theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, bạn có thể dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc bá mỗi vị 15g sao lên và sắc nước uống.
Tương tự như dùng rau má để giải độc, bạn chỉ nên dùng những bài thuốc từ rau má để hỗ trợ cho các trường hợp bị ra m.áu, sau đó đến ngay bệnh việc để được điều trị đúng phương pháp.
Trị ho
Dùng rau má tươi giã lấy nước uống hoặc sắc nước để uống.
Trị tiểu buốt, tiểu rắt
Dùng rau má tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt uống.
Ảnh minh họa: Internet
Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn
Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Bã rau má còn lại lấy đắp lên trán và thái dương.
Làm lành vết thương
Một vài báo cáo khoa học cho thấy công dụng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn m.áu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ làm liền sẹo.
Cải thiện các vấn đề về tuần hoàn và da
Rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “Vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
Những ‘đại kỵ’ khi dùng rau má:
Rau má dẫu là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, vì thế không thể lạm dụng khi sử dụng. Nếu dùng nhiều rau má sẽ dẫn đến hậu quả xấu sau đây:
Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.
Ảnh minh họa: Internet
Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.
Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.
Làm tăng cholesterol và lượng đường trong m.áu: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong m.áu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Không dùng rau má khi uống thuốc: Khi bạn đang uống thuốc tây thì không nên sử dụng rau má, bởi trong thành phần của rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nước rau má cũng làm giảm tác dụng của insulin và thuốc tiểu đường, thuốc trị bệnh mỡ m.áu khiến cho bệnh tình của bạn tăng nặng.
Dùng bao nhiêu thì đủ?
Theo nhiều khuyến cáo rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có t.iền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.
Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má rở lại.
Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
Quả mơ – vị thuốc sạch phổi, trừ ho
Quả mơ ngâm với đường là loại nước uống có tác dụng giải nhiệt, giảm cảm nắng. Không những thế, mơ còn có nhiều tác dụng trị bệnh quý giá.
Quả mơ cho ta nhiều vị thuốc: khổ hạnh nhân là nhân hạt khô của quả mơ; nước cất hạt mơ, ô mai là quả chín được chế biến thành mơ trắng (bạch mai) hoặc mơ đen (ô mai); có thể kết hợp mơ với gừng tươi, cam thảo và muối làm ô mai cam thảo; dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ
Thịt quả mơ có chứa axit xitric, axit tactric; đường; dextrin, tinh bột, caroten, lyponen, tanin,… Nhân hạt có chất tinh dầu, chất amygdalin. Quả mơ vị chua chát, tính ôn; vào kinh can, tỳ và phế. Có tác dụng làm săn ruột, sạch phổi, sinh tân dịch, tiêu mụn nhọt, trừ giun. Dùng chữa ho tức, hư nhiệt, phiền khát, giảm đau, chữa tiêu chảy lâu ngày. Trị lỵ ra m.áu, băng huyết, trừ giun, gây nôn. Liều dùng: 6-12 g. Sau đây là một số bài thuốc có ô mai.
Ô mai mơ có nhiều công dụng cho sức khỏe. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống.
Liễm phế chỉ khái (làm sạch phổi, trừ ho):
Bài 1: Ô mai liều lượng tuỳ ý, sắc, cô đặc thành cao. Trước khi đi ngủ, thêm mật ong để uống. Chữa chứng ho lâu ngày.
Bài 2: Ô mai 12 g, bán hạ 12 g, hạnh nhân 12 g, a giao 12 g, sinh khương 12 g, tô diệp 8 g, cù túc xác 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống. Trị phế hư, ho lâu ngày không khỏi.
Sinh tân chỉ khát, trị chứng phiền nhiệt, miệng khô do hư: Ô mai 12 g, thiên hoa phấn 12 g, cát căn 12 g, hoàng kỳ 12 g, mạch đông 12 g, cam thảo 4 g. Các vị nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g; hoặc sắc uống.
Săn ruột, trị lỵ lâu ngày, đại tiện lỏng: Ô mai 12 g, nhục đậu khấu 12 g, kha tử 12 g, thương truật 12 g, phục linh 12 g, đảng sâm 12 g, anh túc xác 6 g, mộc hương 6 g, cam thảo 4 g. Các vị nghiền chung thành bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g; hoặc sắc uống.
Trừ giun giảm đau, trị giun đũa:
Bài 1: Ô mai 12 g, phụ tử chế 12 g, hoàng liên 6 g, hoàng bá 6 g, can khương 6 g, xuyên tiêu 6 g, quế chi 8 g, tế tân 4 g, đương quy 12 g, đảng sâm 12 g. Các vị tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g; hoặc sắc uống. Trị các chứng nôn ra giun đũa, giun đũa chui ống mật, chân tay lạnh toát, bụng đau dữ dội.
Bài 2: Ô mai 12 g, đại hoàng 12 g, mang tiêu 12 g, binh lang 12 g, chỉ thực 12 g, vỏ rễ xoan 12 g, xuyên tiêu 4 g, mộc hương 6 g, can khương 6 g, tế tân 4 g. Sắc uống. Trị đau bụng do giun đũa.
Bài 3: Ô mai 12 g, binh lang 12 g, vỏ rễ xoan 12 g, sử quân tử 12 g. Sắc uống. Trị giun đũa chui ống mật.
Dầu hạt mơ làm thuốc nhuận tràng với liều 5-15 ml, dạng sữa và làm thuốc chữa nẻ, trơn và bóng tóc.
Rượu ngâm quả mơ làm thuốc bổ, giúp ăn ngon cơm, giải khát, giải nhiệt.
Kiêng kỵ: Người bị sốt rét hoặc kiết lỵ mới phát; biểu tà chưa giải hoặc lý thực đều cấm dùng. Không nên ăn nhiều dễ bị tổn thương răng.
Theo Zing